Dinh 3 Đà Lạt, hay còn gọi là Biệt điện mùa hè của vua Bảo Đại là một công trình có giá trị cao về nghệ thuật kiến trúc và lưu giữ nhiều dấu ấn lịch sử.

Dinh 3 Đà Lạt nằm trên một ngọn đồi trong rừng Ái Ân đầy thơ mộng, thuộc thành phố Đà Lạt, thủ phủ tỉnh Lâm Đồng, trung tâm của miền đất Tây Nguyên Việt Nam. Đây là nơi sinh sống và làm việc của vua Bảo Đại và gia đình trong giai đoạn từ 1938-1954

Công trình được xây dựng từ năm 1933 đến 1938 thì hoàn thành. Tác giả thiết kế là KTS Huỳnh Tấn Phát và một kiến trúc sư người Pháp. Công trình có phong cách kiến trúc hiện đại châu Âu,với không gian sân vườn rộng lớn, hài hoà với cảnh quan

Từ năm 1938-1945, trong thời gian Bảo Đại làm vua thì ông dùng dinh này để làm việc nghỉ mát và săn bắn vào mùa hè. Vì vậy ông đặt tên cho dinh là “Biệt điện Mùa Hè”. Trong thời gian từ năm 1949-1954, đất Tây Nguyên là “Hoàng triều cương thổ”, Bảo Đại làm quốc trưởng, ông đóng đô và làm việc ở đây.

Diện tích của dinh khoảng 1000m2, xây 2 tầng với 26 phòng lớn nhỏ. Tầng trệt là nơi làm tiếp khách, làm việc, ăn uống, tầng lầu là các phòng ngủ và nghỉ ngơi, giải trí. Từ lối vào cửa chính, là một sảnh lớn, nơi đây là phòng chờ yết kiến. Nối tiếp phía trong là phòng khách.

Phòng tiếp khách của vua Bảo Đại. Nơi đây còn lưu giữ chiếc đàn piano mà hoàng hậu Nam Phương và các công chúa từng chơi, cặp sừng Min (trâu rừng) do chính tay Bảo Đại đi săn được tại K’rong Pha.

Phòng tiếp khách thân mật kế bên phòng khách lớn

Phòng làm việc của vua Bảo Đại còn lưu giữ những hiện vật như ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc kỳ các nước, tượng của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định.

Phòng khách tiết, là nơi vua làm việc và họp, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ của “Hoàng triều cương thổ”

Phòng ăn của các công chúa Phương Dung, Phương Mai, Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng. Riêng hoàng tử Bảo Long được chọn làm thái tử kế nghiệp nên được ăn cùng bố mẹ ở phòng chính

Phòng ăn của vua Bảo Đại, hoàng hậu Nam Phương và hoàng tử Bảo Long

Phòng ngủ của vua Bảo Đại, được trang trí với màu vàng chủ đạo. Hiện vật trong phòng vẫn được giữ nguyên. Bên ngoài phòng này là Vọng nguyệt lầu dành cho nhà vua ngắm trăng. Tên thật vua Bảo Đại là Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ, sinh năm 1913, con vua Khải Định; là vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Sau năm 1954, Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp, có vợ người Pháp ở Paris. Ông mất ngày 1/8/1997.

Một góc “Vọng nguyệt lầu” bên ngoài phòng vua Bảo Đại

Phòng hoàng hậu Nam Phương. Bà tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan, con đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào, sinh trưởng tại Gò Công (Nam Bộ), từng đoạt giải hoa hậu trong nhiều năm liền. Vào năm 1949, bà cùng các con sang Pháp. Đến năm 1963, bà lâm bệnh và mất tại Pháp.

Phòng ngủ của công chúa Phương Liên và hoàng tử Bảo Thăng

Phòng ngủ của công chúa Phương Dung và Phương Mai

Phòng ngủ của hoàng thái tử Bảo Long. Bảo Long là con trai trưởng của vua Bảo Đại, được sắc phong Đông cung thái tử. Trong phòng được trang trí màu vàng biểu tượng cho ngai vàng kế nghiệp vua Bảo Đại. Trong thời gian Bảo Đại làm quốc trưởng, thái tử Bảo Long từng du học tại Pháp và tốt nghiệp trường Võ bị quốc gia Pháp. Ông mất tại Paris vào năm 2007.

Phòng sinh hoạt chung của gia đình nhà vua. Trong phòng có bộ bàn ghế với chiếc ghế lớn dành cho vua và hoàng hậu. Hai chiếc ghế có tay dành cho hai hoàng tử và ba chiếc còn lại dành cho ba công chúa.

Phòng giải trí của vua Bảo Đại

Phòng thêu của hoàng hậu Nam Phương.

Sau khi vua Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong,”Biệt điện Mùa Hè” này trở thành nơi nghỉ mát cao cấp của chính quyền Ngô Đình Diệm và sau là Nguyễn Văn Thiệu của chế độ Việt Nam Cộng hoà. Qua những thăng trầm của thời gian và lịch sử, ngày nay, Dinh 3 Đà Lạt hay “Biệt điện Mùa Hè” của vua Bảo Đại trở thành một điểm tham quan có sức thu hút mạnh mẽ đối với du khách khi đến với Đà Lạt.

TH/ST