Bia Chợ Dinh một di tích chăm pa được khắc trên vách Núi Nhạn ở Tuy hòa ( gần chợ dinh), đỉnh núi là một Tháp Chăm chưa được định niên đại chính xác.

“Kính lạy Thượng đế! Nhờ ân sủng dưới chân của Đức Ngài Bhadesvara, tôi xin làm vui lòng Ngài với Agnhi. Lâu bền như mặt trời, mặt trăng, Ngài sẽ cứu các con cháu của Đại Vương Đạo Pháp (Mahajara Dharma). Nhờ ân sủng của đất lễ hiến tế thành công”. ( bảng văn được cho là của L.Finot )…. Văn bia phản ánh việc thờ thần Bahadesvaravamin – một dạng thể hiện của thần Siva…. Nội dung bia Chợ Dinh là lời thỉnh cầu của nhà vua đến thần Siva và thể hiện sự kết hợp vua – thần (Vương quyền và Thần quyền).”

Đây là nội dung trên báo Phú Yên nói về BIA CHỢ DINH , một văn bia được cho là có niên đại khoản ≤ 400 công nguyên dựa trên các niên hiệu khắc trên bia. Khảo tả văn bia này có nhiều tác giả : L.Finot, G. Maspero, H. Parmentier, A.Bergaigne ….H. Parmentier khi khảo tả bia chợ dinh có cho đó là một văn bia khó hiểu. A.Bergaine là một chuyên gia về cổ tự Phạn đọc văn bia nói trên có khác đôi chút nhưng nội dung cũng cho đó là nơi hiến tế một tên nô lệ bằng lửa. Cho đến khi Dr.R.C Majumdar trong “Các thuộc địa cổ của Ấn độ tại phương Đông”được xuất bản bỡi Punjab Sanskrit Book depot- 1927 mô tả kỹ hơn những dòng chữ khắc trên vách đá này . Ông cho rằng những dòng chữ này tuy do M.Bergaigne chuyên gia về cổ ngữ dịch đăng trong tập san ngôn ngữ ( corpus No XXI, P 199) và Finot ( giám đốc viện viễn đông bác cổ) có nhận xét trên thông báo của viện (B.E.F Vol II P186) nhưng theo ông những lời dịch và niên đại của bảng khắc không chắc chắn lắm, Ông cũng cho là bản văn tuy cùng một người khắc nhưng không chắc chắc hai giòng chữ cùng thời gian ( Ancient Indian colonies in the far Eart Vol I Champa – Punjab Sanscrit – Lahore 1927). Nội dung theo ông có chứa tên của vua Bhadravarman và một sự hy sinh cho thần Siva bỡi Maharaja Bhadravacman hoặc những hậu duệ. Sau khi đính chính mấy chữ Phạn ông chuyển ngữ sang tiếng Anh ( ảnh) nội dung Việt ngữ như sau: “Tôn kính đấng tối cao. Bỡi sự giúp đỡ của bóng núi và của Bhadresvarasvamin (*). ta sẽ làm cho mày đẹp lên với lửa, miễn là mặt trời và mặt trăng tồn tại, nó sẽ giúp cho con cháu của Dharma Maharaja (**), Sri Bhadravarman (***), công việc sẽ thành công qua ân sủng của đất./ Siva, các nô lệ bị ràng buộc ”

Dù sau các tác giả này không ai giải thích gì thêm, nhưng có thể hình dung những dòng văn khắc này của một đốc công đang trông coi các nô lệ và lao công đóng gạch để xây các tháp trên đỉnh núi và bản văn khắc chưa xong… Ắt các nô lệ và lao công ngày đó lấy đất sét phía Tây núi nhạn mang đến bãi sông phía Nam để đóng gạch, phơi thật khô rồi chuyển lên núi xây tháp, đường lên núi sau chùa Kim cang ( vẫn còn dấu). Chùa Kim cang, Miếu bà..chắc là nằm trên những nơi cư trú của đám lao công đóng gạch ngày ấy. Công trường do con cháu của Dharma Maharaja, Cri Bhadravarman xây để thờ thần Siva nên cầu một nhân thần Bhadresvarasvamin giúp đỡ (Bhadresvarasvamin là ông vua Chămpa sách tàu gọi là Phạm Hồ Đật). Dharma Maharaja, Sri Bhadravarman tra niên đại, dấu vết quá khó vì các nhà Chăm học không thống nhất ( Louis Finot chê Georges Maspero nói không đúng thế thứ các giòng vua nhưng cũng không thấy trình bày chi tiết). Hơn nữa ” Một cách không chính xác, vương quốc Chiêm Thành cũ (Campapura) có ít nhất năm tiểu vương quốc: Indrapura (Bình Trị Thiên), Amaravati (Quảng Nam), Vijaya (Nghĩa Bình), Kauthara (Phú Khánh) và Panduranga (Bình Thuận). Có thể thêm tiểu vương quốc Aryaru (Phú Yên) là sáu, nhưng sự hiện diện của tiểu vương quốc này trong lịch sử Chiêm Thành không rõ ràng.”( theo Nguyễn Văn Huy Tiến sĩ Dân tộc học, giáo sư phụ trách khoa Các Dân Tộc Ðông Nam Á tại Ðại Học Paris).

Nếu hình dung phía dưới bia Chợ dinh là công trường đóng gạch xây dựng Tháp Nhạn thì giải thích cách xây dựng tháp nhạn không gì dễ dàng hơn. Đầu tiên lao công đóng gạch, phơi cho thật khô chuyển lên núi làm giàn giáo, ghép thành tháp, ( tháp này là cái trên cao , song song với tháp hiện còn, đã đổ nát) quá trình ghép gạch do gạch phơi rất khô nhất định phải cong vênh, ghép lại phải mài phẳng ( có người gọi là mài chập). Định hình tháp xong các nghệ sỹ mới điêu khắc hoa văn, dường diềm trên nền gạch mộc trước khi châm lửa nung hoàn toàn từ trong ra ngoài. Khảo tả của H.Parmantier cho thấy trong lòng tháp có một đường dẫn hơi nóng lên đỉnh,khi tháp nguội thì khối đá sa thạch chính là nắp đậy kín lỗ thông và trang trí cho đỉnh tháp ( Truyện dân gian Phú Yên có kể chuyện Ông Phù già thi đốt tháp với người Chàm để giành đất, phía Việt làm tháp giấy, phía Chăm làm gạch đốt cật lực, tháp chăm càng đốt càng chắc, tháp Việt chỉ mồi lửa là ra tro nên người Chàm chịu mất đất). có lẽ chuyện này là ánh xạ cách xây tháp của người xưa( hiện tại người Chăm Phan rang vẫn sử dụng cách nung gốm không lò nung để sản xuất dụng cụ gốm. Tại địa khu Tuy hòa không có bóng dáng một cây cổ thụ nào chắc là các cụ ngày xưa chặt sạch để xây tháp rồi. Sau này dùng quang phổ để phân tích thấy có dấu phân tử hữu cơ trong gạch xây tháp, có ý kiến cho là người Chàm dùng dầu rái làm chất kết dính. Cầm viên gạch xây tháp thấy nhẹ và mịn, không lẫn tạp chất, chín từ trong ra.. cũng có thể nghĩ đến người Chàm xưa đã sớm biết công nghệ nano và polymer, dùng đất thật mịn phối trộn với dầu rái, hoặc mủ cây Bời lời, ép chặt phơi khô, xây dựng, diêu khắc trước khi nung hoàn thiện (xem CƠ CHẾ CỦA SỰ HÓA ĐÁ NHÂN TẠO- GS.TS. TRẦN KIM THẠCH) .

Tóm lại, bia chợ dinh không nói gì đến chuyện rô ti người bằng lửa cả, chỉ nói chuyện nung gạch và Phú Yên ngày xưa thuộc tiểu quốc Vijaya của Chămpa, chính nhờ văn khắc Chợ Dinh và những bia đá ở Quảng Nam người ta mới xác định Bhadravarman ( Phạm Hồ Đật) chính là vị vua Chàm làm vua ở Trà Kiệu ( A.Bergaine và L.Finot- dẫn theo Dohamide và Dorohiem trong DÂN TỘC CHÀM LƯỢC SỬ) . Trong nhiều năm, người ta chỉ khẳng định Bia chợ Dinh là nơi hiến tế người bằng lửa dù cho tất cả các minh văn Chăm pa không có cái nào nhắc đến việc người Chăm pa có lệ hiến tế dù đặc tính họ là giống người hung bạo

Chú thích

(*) Bhadresvaravarman Tàu gọi là Bạt Đà La Thú La Bạt Ma- Phạm Hồ Đật làm vua ở Simhapura ( Trà Kiệu ) thời ? -663 công nguyên

(**) Dharamraija là vua Rudravarjman Tàu gọi là Chế Củ làm vua ở

Vijaya 1061–1074 sau ông con Bhadravarman

( ***) Bhadravarman làm vua ở Vijaya ( Bình Định- Quảng ngãi) 1060–1061 con của Dharama Maharaja (vua Rudravarjman)

Sách Tham khảo:

– Dân tộc Chàm lược sử – Dohamide và Dorohem – SG 1963

– Vương quốc Champa – Georges Maspero -HN 2020

– Nhưng di tích Camp ở Annam – H. Parmentier Paris 1809

– Thuộc địa Ấn độ cổ đại ở phương Đông – Dr. R.C Majumdar -Lahore 1927 và các bài viết trên mạng điện tử.

Mai Siêu Phong