Tôi đi học trễ những 2 năm . Khi tôi vào lớp năm,gọi là lớp Đồng ấu (lớp 1 bây giờ) thì tôi đã 7 tuổi.Nhưng đám bạn tôi cũng thế. Đứa nào cũng hơn tuổi đi học nhiều năm, nên tôi không thấy có sự khác biệt gì nhiều. Tôi học ở trường nam tiểu học Dalat.Trường nằm trên mảnh đất phía sau tiệm bánh mì Winh Chấn. Trường nam có chừng 6 phòng học.Dẫy nhà còn lại đối diện với dẫy nam là trường nữ tiểu học. Các lớp có tên gọi từ dưới lên : Đồng ấu,Dự bị , Sơ đẳng,Lớp Nhì ,lớp Nhất.Chương trình học vừa tiếng Việt , vừa tiếng Pháp.Trường có mái lợp ngói, mỗi phòng học có cửa kính : 2 cửa ra vào và 2 cửa sổ.Sân trường có cột bóng rổ, tôi thường thấy con ông Đốc chơi.Trong trường có nhà cho ông Đốc ở,về sau này gọi là thầy Hiệu trưởng.
Giữa sân trường là cột cờ chung cho 2 trường nam và nữ.Sáng thứ hai nào cũng vậy,cả hai bên nam nữ chào cờ chung, nghe dặn dò của ông Đốc rồi về phòng học. Từ cổng trường, nhìn vào gặp ngay một cái đồi cao ,không có bậc lên vì trên đó là những hầm hố do quân Nhật đào .Sau chiến tranh ,các chiến hào này bỏ hoang , cây cối mọc um tùm , nhất là cây dã quì mọc thành từng đám , che phủ các giao thông hào, nhưng tụi con nit tụi tôi vẫn luồn trong đó , đuồi bắt nhau giờ ra chơi.

Ông Đốc người thấp bé,tròn , đầu hói.Mỗi khi cười hé lộ chiếc răng vàng.Hình như ông hơi bi móm. Ông Đốc cũng dạy lớp , mà là lớp cuối.Chúng tôi đi học hồi đó , ăn mặc ra sao, bây giờ không thể nhớ nổi.Có điều là không có đống phục như hiện nay. Đặc biệt, đứa nào cũng có chiếc áo len dài tay, nam có đứa đội bêrê, nữ thì xin hông biết.

Thầy tôi , thầy dạy lớp đồng ấu (enfantin) ,đi dạy ăn mặc như thầy đồ : áo dài the, khăn đóng. Đương nhiên thầy có để râu. Thầy tên Cơ, Huỳnh Cơ.Tôi không rõ mình có họ hàng gi với thầy không vì tôi cũng họ Huỳnh. Đôi khi,thầy mệt, bảo chúng tôi,đứa đám lưng ,đứa bóp tay, bóp chân.

Thầy dạy tôi toán , viết tập ,…Lúc bây giờ , cậu tôi- tôi gọi ba tôi là Cậu , còn ở với chúng tôi, Cậu bắt tôi tập viết, chừng 2 trang giấy vở, xong Cậu lại cho tôi tờ giấy 1 đồng , hình người gánh dưa.

Có lẽ nhờ vậy mà chữ tôi viết được đều đặn , ngay ngắn.Rồi hè đến , cậu mẹ tôi lại cho tôi đi học hè ở nhà thầy, hình như ở đường Phan Đình Phùng. Tôi đi theo sau , Cậu tôi mang lễ vật đến nhà thầy xin cho tôi học.Trên mâm lễ vật, tôi chỉ còn nhớ có chai rượu.

Tôi lại học tóan, tập viết, chính tả và học tiếng Pháp . Thỉnh thoảng, chúng tôi thấy cô con gái của thầy cùng tuổi tụi tôi thấp thóang ra vào.

Lên lớp dự bị , tôi học với một thầy trẻ , ăn mặc âu phục. Thầy có nụ cười rất duyên, và có tài chơi accordion.Thầy thích cho học trò đi dã ngọai, thầy mang đàn theo và sau khi thầy trò ăn trưa xong, thầy lấy đàn ra chơi mấy bài . Mấy đứa nói nhỏ với nhau Thày biểu diễn cho cô An nghe đấy , cô An là cô dạy lớp ba.Trong lớp thầy dạy chúng tôi hát bè.Công nhận thầy trò lúc đó hát hay thật.

Rồi lên lớp sơ đẳng,tôi được học với cô Xuân An, trẻ lắm. Tôi nhớ có lần đến nhà cô làm sổ gì đó. Với cô An , tôi nhớ rất ít.Lên lớp nhì ,hình như tôi học với cô An một năm nữa.Và năm sau , tôi được học với ông Đốc. Hình như ông bận rộn lắm , nên thường bảo tôi đoc chính tả cho các bạn víết, chép bài tiếng Pháp cho các bạn .Do đó tôi thường được điểm 10,là học sinh giỏi nhiều năm. Tôi bắt đàu mê chuyện võ hiệp từ năm lớp nhì.Hồi đó , họ xuất bản từng tập 16 trang.Đọc xong , tôi phải chờ tập kế tiếp.Có những chuyện như Hiệp sĩ què, Đại náo bồng lai đảo,…đọc mê lắm Lúc bấy giờ những tình tiết trong truyện sao hấp dẫn tôi đến thế. Chúng tôi bị ảnh hưởng nặng từ truyện, Một thằng bạn học lớp 5 trong một bài luận tả ông lão ăn xin , nó đã không ngần ngại bê nguyên xi câu “có nụ cười như hoa nở” vào bài luận…Tiền mẹ cho ,tôi không dám xài, chỉ để dành mua truyện.

Cả nhà tôi ở trong tại lính khố xanh. Lúc đó gọi là garde montagnard .Con đường dốc lên khu hòa bình lúc đó có tên là đường Gia Long.Khi đi lên dốc thì trại lính nằm bên tay phải, cổng lên có đề dòng chữ Pháp như trên. Trại dành cho vợ con lính khố xanh ở. Gồm có 2 dãy nhà xây tường , lợp ngói, mặt trước nhìn qua đường Gia Long, có trồng một hang mai anh đào lá xanh tươi tốt. Sau mỗi lần nở hoa ,cây kết trái , lúc chin có màu đỏ thẩm, ăn vào có vị ngòn ngọt ,chat chat. Lũ con lính chúng tôi thích lắm,thường trèo lên hái trái ăn, ăn xong môi lưỡi đứa nào cũng có màu tim tím .Trại có đường riêng cho vợ con lính đi ra chợ Dalat băng ngang con suối nhỏ phía dưới nối với đường Gia Long . Khu nhà bếp xây riêng ở phía sau, mỗi nhà có một căn bếp nhỏ để nấu nướng ,tắm giặt…

Ở khu nhà này ,có một khoảnh đất trống khá rộng phía sau, tôi đã tập đi xe đạp ở khu đất này.Hồi đó chỉ có xe sườn ngang không có xe đạp nữ như sau này,nên khi tập phải lòn 1 chân qua,một thằng đẩy ,thằng kia thì nhấp chân phần tư vòng cho xe chạy.Sau nhiều phen té lấm lem tôi cũng dần chạy xe được.Xe thì mượn nên để tranh thủ ,tôi tập chạy ban đêm .Xe không đèn nên để thấy đường tôi buộc một cái đèn pin vào guidon bật sáng rồi chạy. Trại lính ở trên đồi cao, có một con đường riêng cho lính từ khu gia bình lên tập họp .Muốn vào phải qua cổng có lính gác, tụi nhỏ chúng tôi quá quen mặt nên ra vào tự do. Khu trên rất rộng, có sân vận động,có cột cờ, có đường chạy, cột leo dây tập thể lực và có cả một trại cưa thủ công, khu nhà bếp rộng. Thức ăn và cơm được nấu ở mấy cái chảo lớn.Chúng tôi thích nhất là cơm cháy từ các chảo này. Vàng rụm và thơm ngon vô cùng.

Đến giờ ,tôi vẫn còn nhớ mỗi đêm ,tiếng kèn vang lên phá tan sự im lặng của đêm.

Thường là lúc 9g , báo cho lính đi ngủ

Chín giờ kèn thổi cu sê (coucher),
Xin em ở lại anh về lập bên (rappelle)

(Chín giờ kèn thổi đi ngủ,
Xin em ở lại anh về điểm danh)

Khi tôi lên lớp ba thì gia đình tôi có nhiều thay đổi: ba tôi bị chính quyền lúc bấy giờ bắt đi tù ở Saigon vì hoạt động cho Việt minh, mẹ con chúng tôi bị đuổi ra khỏi trại lính , sau một thời gian đi ở nhờ nhà bà con trong ấp Xuân An sau nhà thờ Dalat, mẹ con chúng tôi trở về khu vườn rau này, nhờ chuồng ngựa chú Hòa làm nhà ở cho mẹ con cả nhà.Trong những ngày tháng Cậu còn ở Dalat, Cậu dành thì giờ rảnh để khuân từng cục đá to , dọn dẹp khu đất để làm thành mảnh vườn này.Quả thật, nhờ có vườn rau này , mà chúng tôi cầm cự qua ngày và sống được . Tôi không biết hậu quả của cái biến cố ập xuống gia đình tôi lớn lao là dường nào . Mẹ còn rất trẻ, lúc đó mới 28, 29 tuổi.Mẹ chịu cực , làm vườn nuôi 5 anh chị em tôi, mẹ còn mang bầu thằng út. Tội nghiệp thằng em út, ra đời không thấy mặt cha, đến ngày nam bắc thống nhất ,thì Cậu đã mất, nó lãnh trách nhiệm mang hài cốt Cậu ở Bắc về, an táng lại trong nam ở Dalat.

Bạn bè học từ lớp đó đến lớp 5 ,tôi chỉ nhớ vài thằng.thân nhất là anh em Vinh ,Hiển nhà ở dốc nhà bò . Mẹ Vinh người Huế, nấu chè hoa cau rất ngon.Vinh người cẩn thận,,bà già cho ở một phòng nhỏ sạch sẽ, tươm tất. Trên đầu giường Vinh là bộ sách của Tự Lực văn đoàn xếp ngay ngắn ,trên bàn luôn có lọ hoa tươi nhà trồng ,Vinh tự tay cắm hoa.Hai đứa chúng tôi thường rủ nhau đi lang thang nhiều nơi , về sau còn rủ nhau đi xe đạp lên Lạc Dương , bỏ xe ở chân núi Bà , nhắm hướng đỉnh núi leo lên.không theo đường mòn có sẵn. Đến trưa thì chúng tôi lên đến đỉnh, lấy đồ ăn mang theo ra dung . Vinh tìm các hoa lan rừng,tôi chỉ đứng nhìn mây bay dưới thấp, các con suối nhỏ nhắn uốn khúc. Các đám mây bây giờ bay dưới chúng tôi là đà,chậm rãi. Đỉnh này là 1 trong 2 đỉnh núi mà nhìn từ phố chợ,chúng ta thấy rõ nét, ở độ cao 2000m.Nghỉ 1 lát, hai chúng tôi xuống núi, cũng nhắm hướng tụt xuống đi tìm xe. Hai xe vẫn còn nguyên chẳng ai để ý đến chúng.

Tôi thi đậu vào đệ thất trường Phương Mai, tên một vị công chúa con vua cuối cùng của triều nhà Nguyễn : vua Bảo Đại.Trường được xây cất trên mặt bằng của một ngọn đồi bạt ngọn. Ngôi trường mới là một dãy nhà có một tầng lầu và một nhà chơi .Sân trường rộng, đất đỏ , lúc mưa thì nhão nhẹt, nhung khi nắng thì nứt nẻ trông như đám ruộng khô, lâu ngày bị hạn hán.Khu đất rộng đươc làm sân bóng đá cho tụị con trai chúng tôi. Trường lúc đầu ,nam nũ học chung. Sau đó , trường đổi tên là trường Quang Trung, trai gái vẫn học chung.Tôi đến trường thường bằng đôi guốc mộc mẹ mua , có hôm dính đất nhiều quá ,đứt quai,tôi bỏ guốc đi chân đất lên lớp học.

Tôi vào học trường này cũng vào thời điểm đất nước bị chia đôi. Vĩ tuyến 17 với con sông Bến Hải vô tình phân đất nước thành 2 miền Nam,Bắc. Một làn sóng di cư ào ạt từ bắc vào nam trên mọi phương tiện: máy bay, tàu thủy …Tôi cảm nhận bài Tình Ca của Phạm Duy do Thái Thanh hát trên sóng bềnh bồng trên những con tàu xuôi Nam sao thấm thía vô cùng,hay vô cùng.

Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời
Mẹ hiền ru những câu xa vời
Ạ à ơi tiếng ru muôn đời…Tiếng nước tôi
Bốn nghìn năm lịch sử buồn vui…
Khóc cười theo vận nước nổi trôi..Nước ơi…
Chính tôi và một nguời bạn học cùng trường dã đứng trên lầu 1 nói về cái hay của bài hát. Không diễn tả nổi cảm xúc của chúng tôi trong một trưa lộng gió đó.
Cũng chính ở trường Quang Tung năm tôi học lớp đệ thất, có đêm văn nghệ của học sinh trường. Một nữ sinh lớp nào tôi không rõ, đã hát bài Hướng về Hà nội của Hoàng Dương, một bài hát thấm thía, nói lên nỗi lòng của người đi, bao giờ cũng mong ước một ngày trở về…Xa Hànội bây giờ, nhưng một ngày kia sẽ về. Trong những người ra đi năm ấy, có người không bao giờ trở về như ước nguyện.

Đến bây giờ 54 năm sau, bài hát vẫn ở trong tôi như một kỷ niệm xa xôi , một kỷ niệm đời đời

… Hà nội ơi! Hướng về thành phố xa xôi,
Áo màu tung gió chơi vơi..

Tôi học ở đây 3 năm từ lớp 6 đến lớp 8. Khi tôi học tiểu học , tôi là học sinh giỏi nhất lớp. Nhưng đến khi lên lớp 6, tôi đâm ra ngu, lười học. Môn toán , tôi yếu cả hình lẫn đại.Khi lên lớp 7, nhìn một thằng trong lớp khoe tài trong giờ chơi bằng cách giải các bài tóan hình trên sân trường, nhiều lúc tôi thấy nóng mặt.Trong nhà , không một ai gíup tôi được việc này ,vì tôi là con trai lớn được cho đi học, còn mấy đứa con gái , mẹ chỉ cho học hết tiểu học thôi. Tôi nghĩ phải học thế nào để cho tụi nó nể mặt.

Ở lớp đệ lục, tôi nhớ đời kỳ thi Lục cá nguyệt thứ nhất,môn địa lý.Môn này được một nữ giáo sư người Huế dạy.Cô bị cận ,đeo cặp kính trắng to đùng.Nói thật lúc này tôi hơi xao lãng học tập,không học bài.Ỷ mình đi hướng đạo có biết về ký âm morse,nên ngồi chép một số đoạn địa lý đoán là cô sẽ ra vào giấy gấp nhỏ.Đến giờ thi môn này, tôi bí,bèn lấy tài liệu ra thì cô bắt gặp.Cô bắt tôi đứng lên,rồi hai bàn tay làm 2 con zero to tướng công them 2 mắt kính trắng của cô,tôi thấy kết quả kỳ thi này là 4 con số không.Từ đó,tôi không bao giờ nghĩ tới chép tài liệu nữa.Nhưng hình ảnh cô thì không bao giờ phai mờ trong trí óc tôi

Lúc bấy giờ , đi học tôi thường mặc áo sơ mi nâu của hướng đạo, trầm ngâm ít nói.Trong tôi có một nỗi niềm khó nói,không thiết gì kết bạn với đám cùng lớp.Tôi hay lang thang một mình dí mũi vào các cửa kính các hiệu tạp hóa, nhìn những vật dụng học tập , muốn biết bao dù biết rõ mình không có điều kiện mua nó.Dalat những năm đó, trời lạnh.Với tôi , cái lạnh đó không thấm vào đâu, Có những hôm sáng sớm , sương mù dày đặc,cách 3 thước là nhìn không rõ người, tôi đi học chỉ phong phanh cái sơmi lụa, màu ngà.Mọi người áo len áo ấm, tôi vẫn thấy bình thường trong chiếc áo mỏng manh..Chịu rét rồi cũng quen đi.Tối, anh em tôi nằm trên chiếc giường có manh chiếu và chiếc chăn đắp là chăn đơn,mỏng te. Nhiều hôm ,gió hú qua khe cửa hoặc đập thinh thịch vào vách ván, tôi chỉ biêt co quắp,cuộn tròn người lại để giữ ấm. Có điều, tôi không cho đó là bất hạnh, vẫn vô tư sống và sống khỏe là đằng khác.

Tôi vẫn cùng mẹ và chị làm lụng trên mảnh đất Cậu để lại.Nhờ lao động cật lực, tôi có một thân hình đẹp, nước da ram nắng, đen dòn, khỏe mạnh.Những việc nặng nhọc như tưới cây, gánh nước , kéo các bao phân bón, ,..hay gánh những gánh hàng nặng trĩu cho mẹ lên đường để chờ nhà xe đến cân…Sáng sớm hay chiều tối, tôi đều có mặt trên những luống rau xanh tươi, mập mạp.Trong những ngày tháng mẹ tôi một mình nuôi con, tôi không bao giờ nghe mẹ thở dài, than thân trách phận.Tôi không nghĩ suy nhiều.Có thể mẹ đã âm thầm khóc những lúc không có chúng tôi, khóc những khi chúng tôi đã ngủ say sưa. Có điều mẹ buồn xa xăm, đôi mắt đẹp của mẹ thật buồn, chịu đựng.Mẹ không biểu lộ tình thương yêu con cái qua những cử chỉ âu yếm , mà mẹ thương con qua những lần mẹ để dành cho con những củ khoai chín nhiều bột, hay những lần mẹ tựa cửa chờ con đi chơi khuya chưa về.Tôi,có khi 12 giờ khuya mới cất bước về nhà.Lần nào mẹ cũng đứng đấy , nhẹ nhàng trách :”Lần sau về sớm hơn nghe con”

Rồi tôi cũng có được tiền mua sách.Một hôm ,tôi mua được cuốn Để học giỏi môn Toán của tác giả tôi không còn nhớ tên,tôi chỉ nhớ là ông Nguyễn Hiến Lê dịch. Tôi nghiền ngẫm đọc.Phương pháp của cuốn sách này rất đơn gỉan: Về hình học , khi đọc một đề bài, ta hãy viết ra giấy nháp tất cả các điều ta biết liên quan đến các giả thiết và kết luận trong đề bài.Thí dụ , liên quan đên tam giác cân, ta phải viết ra giấy định nghĩa của tam giác cân ,tính chất…. Rồi căn cứ vào câu hỏi và chọn lọc những điều cần thiết cho chứng minh.Tác giả cuốn sách cũng chỉ cho chúng ta cách đi từ cái cần chứng minh ( kết quả) và lần ngược trở lại đến ngọn, sau đó ta bắt đầu từ ngọn để dần dần tìm tới kết quả . Làm riết, tôi thuộc làu các định nghĩa, tính chất, định lý…Muốn tính diện tích một tam giác trứơc tiên ta phải nhớ các công thức tính diện tích , rồi xem lại những gì đã cho trong đầu bài, để chọn công thức …, phải tính độ dài những đọan thẳng nào có trong công thức đó …Dần dần tôi khá toán lúc nào không hay.Tôi không còn mặc cảm thua kém bạn bè về môn học này nữa.Tôi từ từ leo lên các thứ bậc cao hơn trong bảng xếp hạng lớp hàng tháng và lên đệ ngũ ( lớp tám), tôi thực sự không ngán môn này nữa.

Có điều , tôi tiếc nhất là khi tôi trở lại Dalat sau nhiêu năm rời xa nó, tôi không tài nào tìm lại được cuốn sách đó.Trong hời gian tôi ở Saigon, mấy đứa em họ sử dụng nhà tôi như là phòng để học. Bao nhiêu sách quí đều bay theo tụi nó tất chỉ còn lại những gì không cần thiết. Tôi tiếc đứt rụột, đi qua các nhà sách thì không thấy tựa đề cuốn này. Đúng là cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời tôi.

Không những môn toán, môn lý tôi học cũng khá.Tôi nhớ có lần thầy Hoàng Hữu Độ dạy vật lý cho lớp làm bài kiểm tra , thầy đã cho điểm bài tôi làm đến 20/20.Đên giờ, tôi vẫn nhớ nét mặt của khầy, khắc khổ, nụ cười của thầy đôi khi thấy rõ nét đau thương. Về sau ,tôi không thấy thầy dạy ở trường nữa, không biết vì lý do gì,và không biết cả thầy về đâu

Năm đệ lục, tôi bị ra hội đồng kỷ luật, ghi học bạ dòng chữ “Cần đứng đắn hơn”, còn bị thêm hai buổi cấm túc.Lý do: tôi đã làm thơ chọc ghẹo bạn .Số là , trên đường đến trường, vào những trưa tôi thường thấy một anh và một chị đi song song, chuyện trò tâm đắc lắm.Cặp này hay ngồi nghỉ ở gốc thông bên đừơng cạnh trường ,bèn làm thơ chọc chơi. Tôi cho một thằng bạn chép bài thơ lên bảng lớp của cô nữ sinh nọ.Cô này đọc xong ,khóc quá sá.Có thằng thối mồm đi mét thầy Hiệu trưởng.Tôi bị thẫm vấn và đương nhiên nhận tội.Thầy Vũ Chứ, dạy Vạn vật , nghiêm khét tiếng, đọc bài thơ tôi làm, xong cười rồi phán một câu : thế mà cũng là thơ.Thầy vào lớp, học sinh im thin thít, ruồi có bay qua thì mọi người cũng nghe tiếng đập cánh.Thầy giảng ít, cho học sinh vẽ hình nhiều. Tới giờ thầy , bao giờ thầy cũng bảo: mở tập ra,rồi thầy đi một vòng , chấm điểm. Đứa nào vô phúc bi thầy gọi lên trả bài, thì tim đập thình thịch, như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực.Có thằng đã òa khóc ngay truớc lớp.

Thầy cười hỏi :Tại sao con khóc?

Bạn ấy trả lời:Vì con sợ thầy quá.

Tôi không nhớ bài thơ tôi làm nó như thế nào, hay ,dở đến mức nào mà ảnh hưởng nặng như vậy ?Tôi không thôi làm thơ ,mà vẫn tíếp tục nghiên cứu thơ và tập tành làm thơ nghiêm túc.

Tháng ngày năm lớp 8 của tôi có nhiều biến chuyển.Tôi đi hướng đạo từ lớp 7.Huynh trưởng của các thiếu chúng tôi là thầy Lê Phỉ, người Huế, dạy toán.Ông Hiệu trưởng trường Quang Trung tên là An, và thầy Phỉ có chuyện xích mích nhau, đi tới chỗ lấy ghế chỏang nhau trong phòng thầy Hiệu Trưởng. Học sinh chia 2 phe: phe thầy Phỉ là đám học sinh đi hướng đạo chúng tôi và phe thứ 2 là các học sinh còn lại. Học sinh 2 phe cũng sắp choảng nhau.Bộ quốc gia giáo dục thấy không ổn, bèn có quyết định chuyển mỗi thầy đi một nơi. Còn học sinh chúng tôi? Tất cả nam chuyển qua học trường Bảo Long,đứa nào thi lại đủ điều kiện cho tiếp tục học, không lên lớp thì ra ngoài học trường tư.

Lúc đó cũng gần cuối năm học, trường bị đóng cửa. Cuối năm lớp 8 tôi bị thi lại môn Pháp văn.Ở Dalat, các giới chức cho rằng chúng tôi là đồ bất trị, tất cả nam sinh bị dồn hết sang trường Bảo Long, tên một hoàng tử, anh của công chúa Phương Mai.Đứa nào thi lại, trường cho thi, nhưng rớt thì đuổi học.Trường Bảo Long ở xa, tôi phải đi qua hai ba ngọn đồi mới đến trường.Đây là ngôi trường dành cho thiếu sinh quân , con của các quân nhân đã chết vì chiến tranh.Các khối nhà nằm rải rác trên một khu đồi thông , rất thơ mộng.Toàn thể trường nhìn xuống hồ Vạn Kiếp trong xanh quanh năm.Học ở đây, thử hỏi đối với một người như tôi làm sao không mơ mộng?

Năm sau, trường Quang Trung trở thành trường nữ, đổi tên thành Trường nữ trung học Bùi Thị Xuân,còn trường Bảo Long đổi tên là Trung học Trần Hưng Đạo, toàn là học sinh nam.Thế là chia tay các bạn nữ cùng lớp từ đây.

Tôi bị thi lại.Mẹ không biết chuyện này. Tôi cố gắng ôn thi bằng cách học các bài luận pháp văn, vì thi có làm luận tả người , tả cảnh. Đến hôm thi chiều , thì trưa hôm đó tôi cố vớt bằng cách học thuộc một bài tả cảnh trời mưa trước khi đi thi.Các bạn có biết tôi mừng đến dường nào khi chép đề thi của thầy : Tả một cơn mưa .Thế là có bao nhiêu chữ tôi viết ra cho bằng hết.Sau này ,khi ngồi vào lớp đệ tứ, giờ pháp văn , thầy dạy tiếng pháp đã khen tôi nức nở.Tiến bộ vượt bậc.Thầy tên Phồn , đeo kính trắng, da trắng, có cái mũi không tự nhiên ,trông hơi giống tây. Hồi lớp 8 ở Quang Trung , thầy bị tụi học sinh lớp tôi chọc đến nỗi thầy khóc trong lớp.Nên thi lại môn của thầy ,tôi cũng lo.Lỡ thi rớt? Tiền đâu học trường tư?Nhưng tôi đâu có lo sợ.

Đám chúng tôi như một lũ lưu vong, giờ học nào cũng bị thầy cô mắng thậm tệ. Chúng tôi cũng chỉ biết cúi đầu chịu trân, làm thinh.Thời gian qua đi, cơn thịnh nộ của thầy cô rồi cũng nguôi dần. Chúng tôi cố gắng học để chứng tỏ rằng chúng tôi không phải là lũ ngu dốt , chỉ biết quậy phá.Lúc đầu, trong lớp có 2 nhóm học sinh rõ rệt, tưởng chừng như không thể hòa hợp nhau đươc. Nhưng rồi dần dần chúng tôi cũng quen nhau và gần cuối năm đệ tứ thì đã thành một khối . Rõ là chúng tôi học không tồi. Trong lớp này có con của các thầy đang dạy , thằng Khánh con thầy Kim dạy toán , thằng Nghĩa con thầy Hiếu dạy quốc văn.Thây Hiếu ở trong một căn nhà trong trường. Thầy thấp, nhỏ, hơi giống người Nhật.Còn thầy Kim suốt ngày dịch sách toán của Lebossée, trên lớp giảng bài nhanh cho qua rồi cho chúng tôi làm bài tập.Sách toán chúng tôi học cũng là sách của thầy Nguyễn Đức Kim viết chung với thầy Đào Văn Dương.Thầy Kim hút thuốc suốt, hết điếu này đến điếu khác trong các giờ thầy lên lớp. Sau này ,tôi nghe thầy Kim chết vì bịnh lao phổi, có thể do hút thuốc lá nhiều quá, cũng có thể là do bịnh nghề nghiệp.

Đầu năm ,thầy Hiếu cho chúng tôi làm luận văn , rồi thầy chấm một nửa lớp, tôi thuộc nửa lớp này . Bài tôi làm dược 10,11điểm /20 và từ đó về sau đến cuối năm học ,điểm môn văn của tôi cũng chỉ lên xuống chừng đó. Tôi không ngạc nhiên vì quả thật văn chương của tôi chắc cũng ở mức đó thôi. Giờ văn của thầy, thường vào những giờ cuối, trời sắp tối, thầy hay để chừng 10phút đọc thơ cho chúng tôi nghe.Thầy đọc nhiều nhất là thơ của Nguyễn Bính.Tâm hồn chúng tôi, nhất là tôi bị nhiễm thơ Nguyễn Bính hơi nhiều. Những bài thơ tôi làm lúc đó đều có hơi hướm của Nguyễn Bính và không hiểu sao các bài thơ đó tôi không giữ lại được bài nào ?

Cuối năm đệ tứ , chúng tôi thi Trung học đệ nhất cấp.Vòng đầu thi viết luận văn, toán, lý ,hóa,anh pháp.Môn ngọai ngữ đều có đề tả cảnh hay một bài dịch từ việt sang anh. Tôi học thi quá sức mong muốn của thầy cô, tôi có thể nhớ rành từng trang sách lý,hóa.Nếu ai hỏi tôi trang 23 có những gì, tôi có thể dọc cho họ nghe những gì có trong trang đó. Phần thi viết xong, có kết quả,học sinh nào đậu viết mới vào tiếp vấn đáp.Hội đồng giám khảo gồm các thầy cô ở Saigon lên.Dalat lắm ruồi thật.Thầy gám khảo môn pháp văn đã phải thốt lên “ville de mouches” để chỉ Dalat. Tôi vào thi vấn đáp môn vạn vật, bốc phải đề bệnh than, một bệnh tôi học lơ mơ, ấp úng một hồi, thầy giám khảo, thầy Thận cho tôi bốc đề khác.Đề thứ hai tôi cũng không đươc trơn tru lắm, nhưng kết quả cuối cùng khi xướng danh, tôi đậu Bình thứ!Hồi đó , kết quả thi đậu được xếp thành các lọai sau : đậu hạng thứ nếu điểm trung bình các môn thi từ 10 đến trên 11 điểm. hạng bình thứ thì điểm từ 12 đến dưới 14 điểm,hạng bình là từ 14 đến dưới 16,hạng ưu có điểm từ 16 đến dưới 18 và hạng tối ưu thì diểm từ 18 trở lên. Ai đậu hạng ưu trở lên thì giỏi tột bậc, có thể xét cho du học. Thật sự mà nói, cả Dalat, chỉ có vài đứa đậu lọai Bình thứ, lóp tụi tôi không đứa nào đậu hạng Bình. Thế mà khi đã có kết quả , thằng Thiết , con nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam ,đậu Bình thứ như tôi, gặp tôi đang dí mũi vào mấy tranh ciné trong rạp Ngọc Hiệp, đã rủ tôi học nhảy lớp.Nhảy lớp ở đây là bỏ lớp đệ tam, học ngay chương trình lóp đệ nhị ,thi tú tài 1.Tôi ậm ừ cho qua, vì tính tôi hơi cẩn thận,không dám liều.Nhưng vào năm học lớp đệ tam , tôi vẫn gặp Thiết và chúng tôi còn cung nhau lên lớp đệ nhất ở Trần Hưng Đạo.Có thể nói đám chúng tôi là lớp đầu tiên học lớp đệ nhất ở Dalat.Chúng tôi học chương tình Việt, nhưng đủ sức đọc sách toán,lý hóa tiếng Pháp từ năm đệ tứ. Tôi và thằng Ứng ,Vũ hữu Ứng,có cái mũi cà chua thường trao đỏi nhau những bài trong sách tóan tíếng Pháp.Ông già thằng Ứng là một công chức, nghiêm lắm.Tôi đến chơi thì cũng bàn nhau cách giải mấy bài toán.Gia đình Ứng có mấy ông anh, học giỏi, một ông học bác sĩ, bà chị Ứng học nông lâm.Học xong đệ tam, cả nhà nó về Saigon chúng tôi vẫn còn liên lạc cho đến khi nó giận tôi vì tôi có bồ làm sở Mỹ .Xã hội ta hồi đó không ưa gì mấy cô đi làm sở Mỹ, nhất là mấy cô làm vợ hờ mấy anh Mỹ, đại hàn…Thằng Ứng đã nói nhiều với tôi về trường hợp đó.Giận nó,tôi không đến nhà chơi nũa .Tôi và nó xa nhau cho đến sau này,sau 75, tôi cố tình tìm nó nhưng không biết nó ỏ đâu,Mỹ ,Úc,Canada …?

Kể từ năm tôi học đệ tứ, Mẹ không cho tôi làm vườn nữa.Chị hai và mấy đứa em có thể làm cáng đáng phần của tôi.Nói đúng ra là mấy chị em gái của tôi làm thôi. Hai đứa em trai thì thằng út còn nhỏ,Lộc-em trai cách tôi 1chị gái- thì cũng chưa đủ sức để làm vườn.Lúc bấy giờ, cả nhà đã dọn ra Đa thiện được 3 năm, còn chỗ cũ , người ta làm chợ Dalat mới.

Với đất mới, ông Ngọai dựng nhà .Ngôi nhà nhỏ thấp thôi để còn giữ ấm cho moi người.Vả lại nhà ở trên đồi trống ,nên hứng trọn mưa gió nhiều hướng thổi về.Từ ngôi nhà này, để đến trường tôi phải leo lên 2 ngọn đồi, qua vài cái cầu. Bình thuờng ,nắng thì không sao.Nhưng gặp những hôm trời mưa, nước suối chảy siết, tôi phải bỏ dép , lội qua dòng nước đỏ ngầu đến trường.Tôi đi học phải băng qua ấp Trung Bắc,ấp Hà đông rồi mới tới trường. Ở đấy, ấp Trung bắc gồm người xứ Nghệ tĩnh và Hà tĩnh ,Hà đông thì gồm người làng Hà đông vào, trồng rau, nhiều nhất là trồng dâu tây.Đi qua những vườn rau quả,xanh biếc một màu ,tôi thường thấy những quả dâu tây chin đỏ nằm hờ trên thảm rơm, chín mọng ,thơm tho.Xen lẫn vào đấy là những quả dâu còn nhỏ, hơi xanh,phớt xanh thì đúng hơn.Những quả này thường cứng, không ngọt, có vị chua.

Cả nhà không có xe đạp, đi đâu cũng phải cuốc bộ: ra chơ , đi học ,đi đến nhà bạn bè.Có khi quãng đường xa 3,4 cây số, vẫn cuốc bộ.Tôi phải xin cho Lộc đi học.Không biết tôi ngu hay là không tìm được nơi nào khác ,tôi lại xin cho Lộc học ở trường tiểu học Xuân An , quá xa nếu kể từ nhà tôi.Muốn đến trường phải đi nửa vòng hồ , lại leo lên một con dốc, qua khỏi nhà thờ con gà ,đi một quảng xa mới đến trường.Tội nghiệp thằng bé,đi học thì phải đi sớm ,một mình .Nhiều hôm,đã quá trưa không thấy cu cậu về, cả nhà túa đi tim. Thì ra có lẽ vì đói ,nhà xa , nên thằng bé đi hết nổi.Tôi bắt gặp Lộc đang đi giữa đường lên trường Bùi Thị Xuân.Có lẽ vì vậy mà thằng em bị ở lại lớp.Năm sau ,tôi xin cho cậu học gần nhà ,trường ở bên ấp Trung bắc, tên trường cũng là tên này luôn.Mẹ vẫn còn ảnh hưởng nặng phong tục ở quê, trọng nam khinh nữ.Trong nhà, thì quyền huynh thế phụ.Tôi không hiểu hết ý nghĩa mấy chữ này, nhưng cũng biết lơ mơ là trong nhà , anh cả ,nếu không còn cha, thì quyền trong nhà thuộc về anh cả tất. Trong nhà,tôi ít nói, lầm lầm lì lì.Ngồi ăn cơm , không nghe một tiếng động ,chỉ nghe được tiếng nhai cơm của mấy anh em.Tụi nhỏ sợ tôi như sợ cọp.Tôi ở trên nhà thì tụi nó lỉnh xuống bếp và khi tôi ở bếp thì tụi nó lên nhà.Tâm trạng tôi là tâm trạng bi quan vì cuộc sống.Tôi nghiêm khắc với mọi người,tuy rằng tôi con rất nhỏ.Tôi nghiêm khắc ngay cả với bản thân tôi.Bạn bè tôi rất ít.Phương tiện sống không có gì: trong nhà không có gì ngòai chăn ,chiếu, mẹ lo cho mấy đứa 2 bữa và lo cho tụi tôi đi học là quá đầy đủ rồi.Không có radio để nghe, chỉ nghe được cải lương hay hát bội từ loa công cộng của nhà nước.Vậy,chi còn có lối duy nhất để giải trí là cắm đầu vào học.Tôi cũng học đàn mandoline,tự học thôi.Tôi cũng tập thổi sáo trúc. Mấy bài Lòng Mẹ, Đêm tàn bến Ngự nghe cũng có hơi hám đôi chút.

Quê quán tôi ở tận Quảng Nam , huyện Điện Bàn . Cậu ,mẹ có hai chị em tôi lúc còn ở tại quê nhà .Lúc đó tôi bị cái nhọt trên đầu , đau nhức nên khóc dữ lắm , Mẹ thường bị ông ngọai la vì tôi mà ông không ngủ đuợc.Cuộc sống ở quê khó khăn , nên cậu mẹ tôi bàn nhau đem 2 chị em vào Dalat , Cậu đi lính khố xanh, làm lính thợ nhờ có nghề thợ mộc ông ngọai truyền cho.Hình như lúc đó tôi được hơn một tuổi.Từ đó , tôi chưa bao giờ đặt chân lên mảnh đất quê nhà.Tôi tha hương từ nhỏ, không một lần trở lại .Tôi trở thành mất gốc.Con người tôi chỉ còn lại cái chất Quảng Nam là ham học thôi. Mọi thứ khác: giọng nói, tình bà con chòm xóm , tinh thần ,bản chất có nhiều thứ pha tạp trong con người tôi.Đối với ông bà tổ tiên ,dòng họ, tôi cũng là đứa có lỗi…Mẹ nhiều lần nói với chúng tôi : Đáng lý là mẹ theo đoàn hát bội rồi. Hồi chưa lấy cậu , mẹ rất mê hát, định trốn ông ngọai theo đoàn. Nhưng không được. Trong Mẹ có dòng máu nghệ sĩ , có tâm hồn nghẹ sĩ và tôi thừa hưởng tâm hồn ấy của Mẹ ?

Đêm ở đây thật lạnh.Yên tĩnh nữa .Tôi thường nhìn lên bầu trời sao lưa thưa, theo dải Ngân Hà trắng đục nằm vắt ngang bầu trời.Tôi tìm trên bầu trời bao la chòm sao thần nông , Thiên Nga, chòm sao chữ thập phương nam theo cách tôi học được trong hướng đạo.Nhất là chòm sao bắc đẩu mờ mờ có cái đuôi nhỏ xíu và ngôi sao chính không cách gì nhầm với sao khác …Ngày xưa, các cụ cũng đã nhận thấy chuôi sao bắc đẩu di động quanh sao bắc đẩu

Chuôi sao bắc đẩu thôi đông lại đoài…

Tôi rất đỗi cô đơn giữa cái bao la, mênh mông của vũ trụ.Tôi mới 16,17 tuổi.Tôi thức rất khuya,dậy muộn.Tối học bài ,mẹ cho tôi sử dụng cái đèn manchon ấm áp , sáng nhưng tốn tiền dầu lửa hơi nhiều.

Tình yêu là gi ? Đối với tôi ,khái niệm này không hề có suốt thời gia tôi học trung học.Tôi giống như con người vô cảm.Không so sánh cuộc sống mình với bạn bè trong lớp, không thấy cuộc sống mình là thấp hèn, là cùng quẫn.Chỉ có điều là tôi hận đời.Hận đời một cách tự nhiên .Chính tôi còn không hiểu mình ra sao nữa.Những năm đệ nhị, đệ nhất , hình như có đứa con gái để ý đến tôi, nhưng tôi vờ như không biết. Đi về trên nhũng nẻo đường Dalat, tôi như cây khô, héo úa trong cái không gian đầy hoa lá , không gian màu hồng của hoa anh đào trong các dịp noel về. Đôi khi ,tôi chợt nhớ đến Cậu , nhưng không sâu đậm, rồi qua đi .Giữa tôi và Cậu , kỷ niệm quá ít .Hồi còn nhỏ ,thấy Cậu hút thuốc lá, tôi cũng lấy trộm 2 gói Bastos, lên trại lính, lang thang hít một mình. Mà nào có ngon ngọt gì đâu. Hôi thấy bà.Cậu hiện diện trong tôi rất mờ nhạt.Có lẽ thời gian Cậu sống với gia đình quá ít.Chỉ có mẹ .Mẹ đã hy sinh tuổi thanh xuân cùng 6 đứa con sống cơ cực trong bối cảnh nhiều đổi thay của thời cuộc.Chúng tôi lớn lên trong vòng tay thân yêu của Mẹ, trong nỗi đau Mẹ dấu kín trong lòng suốt bao nhiêu năm tháng. Chúng tôi sống lặng lẽ giữa những nỗi lòng như thế. Thời gian trôi đi, trôi đi …

Năm học đệ tam,tôi có hai thằng bạn mới, một thằng ốm ,cao là thằng Thiệu, một thằng béo tròn là Cẩm. Hai thằng này học giỏi ngang ngửa tôi. Đều là dân bắc kỳ cả. ThằngThiệu ở Du sinh, một trại danh cho dân di cư, gần trường nữ Couvent des oiseaux trên đường đi đến thác Cam ly.

Thiệu hay có thói quen nhún vai như tây. Tôi biết nhà và cả gia đình Thiệu.Còn Cẩm thì tôi không rõ. Sau này cả nhà Thiệu dọn xuống căn phố ở Phan Đình Phùng, bà chị và ông bà già bán tap hóa.Tôi hay đến nhà Thiệu chơi ,riết rồi tôi như con cháu trong nhà Thiệu.Trong đám bạn bè, còn thằng Hiền , thằng Thuận ở Hoàng Diệu.Bà già thằng Thuận biết Mẹ tôi, nên dù sao , việc đối xử cũng thân tình hơn . Thuận học không giỏi,trầm tính.Hiền thì được cái bô bô cái mồm, chưa thấy người đã nghe thấy tiếng. Mấyđứa chúng tôi đều là hướng đạo sinh, trừ thằng Thiệu và Cẩm.Những buổi cắm trại với các huynh trưởng ở hồ Than thở, ở đường lên Suối vàng để lại trong tôi nhiều hình ảnh đẹp.Nhất là lần chúng tôi đi trại trên lưng chừng núi Bà. Chúng tôi, thường sinh họat , cắm trại xa Dalat.Mỗi lần đi xa là một lần mẹ lo,nhưng mẹ không cản.Nhưng dạo đó , tôi chẳng đau ốm gì, cứ thế mà sống , mà ăn ,mà ngủ rồi lớn lên.Những lần cắm trại xa, các anh đều mang theo con gà.Tối đến, nấu nước luộc gà, sau đó xé phay, còn lại nấu cháo. Tôi chưa bao giờ ăn gà xé phay ngon như hôm đó. Cũng chỉ là gà luộc, rau răm, muối tiêu nhưng sao ngon lạ.Đến bây giờ , khi tuổi dã gần thất thập, tôi vẫn còn nhớ bữa ăn tối đó.Nhiều lần , nằm trong chiếc lều cá nhân, nghe sương rơi lộp độp trên mái lều, lắng nghe những âm thanh vọng lại trong đêm khuya,lòng tôi cũng thấy lo. Lỡ có cọp thì làm sao ? Giá lạnh của núi đồi không làm tôi chùn bước , không làm tôi thấy lạnh. Tôi đã quen cái lạnh lâu rồi.Có lần , tôi đã ngủ qua đêm ở hội quán hướng đạo mà không có chăn nệm gì cả, chỉ đôc có bộ quần áo trên người.

Các thầy dạy chúng tôi, phần lớn ở miền Trung vào. Có thầy dạy Sử,Địa nói giọng đặc Quảng Nam, thầy dạy toán ,trẻ , thấp ,tròn nói giọng Huế .Thầy cho bài tập , mặc tụi tôi làm , thầy xách cặp xuống văn phòng . Không canh gác gì sất.Một thầy dạy Công dân lần nào cuối giờ cũng đố tụi tôi: Làm sao chứng minh được người ta càng học nhiều thì ngu nhiếu ?Lũ học sinh chúng tôi háo hức chờ đơi cho đến giờ thầy tuần sau.Nhưng cũng như lần trước ,thầy lại hứa là lần sau thầy sẽ chứng minh cho cả lớp.Chờ thầy mãi, rồi cũng đến lúc thầy phải chứng minh. Thầy vẽ một đường tròn nhỏ, bên trong đường tròn là cái ta bíết, bên ngòai đường tròn là cái ta không biết.Đường tròn tượng trưng ranh giới giữa biết và không biết. Khi ta học càng nhiều , kiến thức càng lớn thì vòng tròn càng to, ta tiếp xúc với cái không biết nhiều hơn và cứ thế…Đấy chẳng qua là một thủ thuật dạy học mà sau này khi đã đi dạy nhiều năm ,tôi mới ngộ ra.

Bây giờ nhớ lại , từ năm đệ tam trở đi , hình như tất cả các môn học đều do các thầy dạy cả.Không một cô giáo nào xuất hiện dạy lũ chúng tôi.

Có lần thằng Thiệu rủ tôi trốn tiết, hai đứa chui qua hàng rào kẽm gai ra phía ngòai nhưng vẫn còn ở phạm vi trường. Chúng tôi ngồi đấy, nói đủ chuyện.Dưới kia là hồ Vạn Kiếp.Trên đầu là thông reo và trời xanh, mây trắng.Có lúc chúng tôi nằm nhắm mắt lại ,hít thở hương thơm của núi rừng . Những giây phút đó ,làm sao quên được ? .Có ở đây mới cảm nhận được những gì viết trong Phấn Thông Vàng của Xuân Diệu . Vào mùa thông nở hoa, đi trong gió đã thấy mùi thơm của hoa thông và mỗi cơn gió ào qua là một đợt phấn thông vàng tươi gieo rắc vào không gian , lấm tấm hạt trong những tia nắng ban mai xuyên qua kẽ lá. Ôi ! Đẹp làm sao.

Phía bên kia , đối diện nhà tôi là một khoảng đồi trống .Cũng là đồi.Cỏ mọc cao, có vài cây thông mọc lẻ loi bên đó .Những buổi chiều trời nắng , lúc sắp hoàng hôn, những tia nắng vàng chụp lên ngọn đồi trước mặt.Cả một khoảng không gian rộng mở, vàng rực.Phía núi xa xa mầu tím sẫm và xa hơn nữa là mầu lam nhạt.Thời gian để ta thấy quang cảnh đấy không lâu, chỉ dừng lại cho ta đủ nhớ nhung những chiều vàng khi ta ở một nơi nào đó không phải là Dalat.

Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
Nào ai đàn lẻ để tơ chùng

Năm học đệ nhị, chúng tôi học văn với một thầy nhỏ người , trắng trẻo , đẹp trai,luôn luôn mặc veston, tay hay cầm cây dù.Thầy tên Kha.Hình như thầy ở Cần Thơ về.Đặc biệt vợ thầy là hai chị em ruột ,xinh xắn,chắc cũng là người xứ Tây đô.Ông này gớm thật , hoa thơm đánh cả cụm!Ngoài sách giáo khoa,thầy còn bắt chúng tôi quay ronéo các cua của thầy, những bài giảng văn về Tản Đà, về Nguyễn Công Trứ…Các bài Hàn nho phong vị phú , Tài tử đa cùng phú, những bài thơ của Tản Đà,…chúng tôi học thuộc lòng, cho đến bây giờ vẫn còn nhớ.Tôi thích thơ của Cao Bá Quát hơn thơ Nguyễn Công Trứ vì thơ ông Quát có cái phóng khoáng của nguời tài tử , không gò bó về ngôn từ và không bị quyền chức ràng buộc.Môn tiếng Anh, thầy Tạ Tất Thắng dạy. Thầy mới đi Úc về, kể nhiều chuyện ở Úc cho tụi tôi nghe.Ông trẻ, phong cách rất mới, đúng là dân đi học ngoại quốc về.Thầy Thắng coi chúng tôi như là học sinh ban C, cho học luôn văn học sử nước Anh.Ráng học cũng được thôi.Vào lớp , bao giờ thầy cũng lôi sổ điểm ra , điểm danh trước tiên.Rồi bắt đầu truy bài cũ.Những giờ học trên lớp không bao giờ nhàm chán. Các thầy chỉ hướng dẫn chúng tôi học, phần bài tập, về nhà chúng tôi phải tự lo liệu. Mẹ tôi chưa bao giờ phải hối thúc tôi học hành,chính tôi là người chủ động trong việc học tập của mình.

Năm ấy tôi thi Tú tài 1.Mấy môn Toán,Lý Hóa tôi không lo vì đã xem bài ,làm bài trước ở nhà mà làm kỹ nữa . Văn ,chúng tôi chỉ cần học những tài liệu thày Kha cho .Như vậy là chuẩn bị đầy đủ cho kỳ thi viết rồi.Hồi đó, tôi phải thi viết mấy môn :Văn , Toán ,Lý Hóa.Môn ngọai ngữ không rõ là có thi viết không .Đậu thi viết , hè đó chúng tôi phải về Saigon thi các môn còn lại. Lần này về Saigon là lần thứ tư . Mấy đứa con gái má đỏ hây hây, biết ngay là dân cao nguyên về.Chúng tôi đậu Tú tài 1, tôi lại đậu bình thứ.Chỉ có Thuận rớt vấn đáp , phải thi lại kỳ 2.

Có kết quả Tú tài 1 xong ,đầu mùa hè năm 1960, tôi và Thiệu rủ nhau đi kiếm trường để học tiếp vì Dalat không mở lớp cho học sinh thi Tú tài 2..Chúng tôi hai đứa hai chiếc xe đạp , lên xe đò về Nha trang.Đến bến xe, chúng tôi lên xe đạp, đi kiếm trường Võ Tánh .Nhưng trường đóng cửa nghỉ hè, thầy cô đi chấm thi hay đi nghỉ hè không có ai làm việc.Bơ vơ giữa thành phố biển, không nhà người quen, hai đứa lại đi kiếm nhà cho người lỡ đường. Hỏi thăm thì có một chỗ gọi là Dạ lữ viện cho những người như chúng tôi. Tôi và Thiệu được phát mỗi người một chiếc chiếu và một cái mùng . Tắm thì có giếng công cộng ở ngoài kia.Hai thằng chúng tôi bàn nhau , có lẽ sẽ về saigon học. Nhờ có chỗ này mà tụi tôi qua đêm bình yên. Sáng hôm sau, tôi và nó đi lòng vòng vô đại một nhà sách, và tôi mua được cuốn bài tập toán 12 của Une réunion des professeurs, bìa màu đỏ.Đúng là cuốn sách tôi tìm kiếm ở Dalat không có ,hỏi đâu cũng bảo là hết.

Về Dalat , tôi nhờ thằng Hiền nộp đơn học tại trường Chu Văn An ,Saigon.Đơn tôi được trường chấp nhận ngay. Hiền gọi tôi về học .Học sinh trường này học đã một tuần rồi. Tôi lên đường với 100 đ trong túi, số tiền này mẹ đã đi mượn của hàng xóm, lúc đó trong nhà chẳng có 1 xu.Mẹ tôi khóc ,bảo tôi: Mình không có tìên con ạ. Con đi Saigon tìên đâu ăn học ?

Tôi không nghĩ đến xa gần gì lại nghĩ mẹ không muốn cho mình đi.Sau này tôi ân hận mãi về ý nghĩ này của mình, nghĩ xấu về mẹ.Thực ra là nhà không có tiền.

Tôi về đâu ? Về đại nhà ông Cậu thằng Hiền, tôi nói qua với nó , nó cũng ừ.Khi tôi xuất hiện ở cửa nhà cậu ở Thị nghè , ông bà cũng sửng sốt nhìn tôi. Nhưng rồi họ cũng chấp nhận tôi để tôi ở đấy đi học. Trường Chu Văn An là trường nam di cư, vào học tạm ở trường Đại Học Sư phạm lúc đó. Các phòng học ngăn tạm bợ bằng carton , lớp tôi học thì có một lỗ hổng lớn cuối lớp, chui qua lớp bên cạnh được. Khi tôi vào lớp buổi đầu tiên, giờ thầy dạy là giờ lý , thầy đang giảng về chuyển động rơi biểu kiến. Nói thật , tôi không hiểu mô tê gì, lòng tôi rối bời vì sách vở thì không có, ăn ở thì chưa biết sẽ ra sao.

May quá, lúc đó thằng Hiền báo tin cho tôi biết là Dalat chấp nhận cho mở lớp đệ nhất và gọi tôi về học.Tôi mừng không kể xiết. Tôi bỏ trường Chu Văn An, không phép tắc gì cả, tôi thưa chuyện cùng cậu mợ Hiền và tôi thu xếp vế Dalat. Trường cũng có thư cho tôi bắt đến trình diện và cho biết lý do vắng mặt không phép. Tôi lờ luôn.

Về Dalat, tôi gặp lại bạn bè. Lớp có chừng 50,52 đứa gì đó ,gồm ban A và ban B học chung . Nam nữ cũng học chung.Lấy đâu ra thầy dạy chúng tôi? Ban giáo sư tòan là các sĩ quan đang dạy ở trường Võ Bị Dalat phụ trách. Dạy Toán là thầy Phụng ,cử nhân tóan, Lý hóa là thầy Phát, Triết là thầy Huyến ,chỉ huy trưởng trường Võ B

Hoàng Hoa

Theo Chim việt Cành Nam