Trên đời này, hạnh phúc lớn nhất của một người có lẽ không ngoài việc trong lòng không có phiền muộn. Tai họa của một người có lẽ không có gì đáng sợ hơn tâm đa nghi.

Căn nguyên của thị phi thường thường là ở sự đa nghi của con người, đa nghi gây bất lợi cho việc kết giao và chung sống giữa người với người. Chỉ có những người cả ngày phải vất vả cực nhọc kiếm sống, bị những chuyện vụn vặt vướng víu quanh thân mới hiểu được rằng bình an, vô sự, nhẹ nhàng chính là hạnh phúc lớn nhất. Chỉ có những người tâm như chỉ thủy, yên tĩnh ổn định mới hiểu được ngờ vực vô căn cứ chính là tai họa lớn nhất. Dưới đây là 10 thiên quy cũng là 10  triết lý nhân sinh vô cùng hữu ích của cổ nhân:

1. Nước chảy không tranh lên trước

“Lưu thủy bất tranh tiên”, ý nói rằng nước chảy không tranh lên trước. Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, ý nói nước là thiện nhất, là tốt nhất, nước đem lại lợi ích cho muôn vật mà lại không tranh không giành lợi ích. Đặc tính của nước là chân thành giúp đỡ vạn vật mà không tranh giành danh lợi, không tranh giành cao thấp, cũng không tự cho mình là hiểu biết, lại không khoe khoang bản thân. Chính là bởi vì không tranh giành với vạn vật, cho nên không có oán hận lo âu.

“Bất tranh tiên” không phải là không mong cầu vươn lên, tiến về phía trước mà là tôn trọng quy luật của tự nhiên, không phá hoại cân bằng, không vì cái lợi nhỏ mà mất đi cái lớn để lạc mất bản thân mình.

Làm việc không thể dựa vào sự gấp gáp nhất thời mà cần làm đến nơi đến chốn. Cũng giống như nước chậm rãi chảy xuôi theo dòng, không tranh giành trước sau mà chỉ từng chút từng chút tích góp sức mạnh của bản thân mình. Nước bởi vì chảy nhỏ thì dòng chảy sẽ dài, cũng giống như con người sử dụng tiết kiệm thì dùng được lâu.

Kinh nghiệm phải dựa vào sự từng trải mới có thể đạt được những tích lũy phong phú. Trí huệ không phải là có được trong chốc lát, mà phải thông qua việc suy xét cảm nhận, dùng con mắt tinh tường để quan sát, đợi khi năng lực đầy đủ mới có thể bứt phá được.

2. Người quá nhiều dục vọng thì bản chất tự nhiên sẽ nông nổi

“Kỳ thị thâm giả, kỳ thiên ky thiển” ý nói nếu một người có quá nhiều dục vọng ham muốn, thì bản chất tự nhiên của người ấy sẽ là nông nổi. Một người có dục vọng quá nhiều thì sẽ khuyết thiếu trí tuệ và linh tính. Người như thế sẽ bị dục vọng làm cho mê muội mất cả ý chí, tham dục bại thân.

Trong cuộc sống, khi một người tham tài, tham quyền, ham mê nữ sắc, thì khả năng phán đoán của họ sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí đánh mất cả tâm trí của mình, đó cũng là bước đầu của tai họa.

Một người không lấy sự nghiệp và tu dưỡng làm trọng, không hiểu được cần phải tiết chế dục vọng, thì rất dễ dàng rơi vào sự nguy hiểm bất cứ lúc nào.

3. Người quân tử hiểu mệnh không đoán mệnh

chu dịch
(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

“Quân tử tri mệnh bất toán mệnh”, ý nói người quân tử hiểu vận mệnh không đi đoán mệnh. Vạn sự vạn vật đều có thời, có vận, có thế. “Thời” chính là thời cơ, có thiên thời mà vận khí chưa đến cũng khó tránh khỏi rơi vào thất bại.  “Vận” chính là sự hòa hợp của thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Khi chưa có sự hòa hợp của thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì vận sẽ bất động. Vận không khởi động thì con người cũng lâm vào nguy khốn. “Thế” chính là sự sai lệch về tình thế, sự sai lệch càng lớn, năng lượng càng lớn sẽ ào ào như thác nước. Ba điều này hợp lại với nhau gọi chung là “mệnh”.

Khổng Tử giảng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, nghĩa là không biết mệnh trời thì không thể làm người quân tử. “Tri mệnh” trước tiên là biết được “mệnh của tự thân”, chính là nên hiểu được rằng là một con người khi được sinh ra trong thế gan này nên làm sao để lập thân xử thế. Tiếp nữa là biết tới “Thiên mệnh”, chính là sau khi đã trải qua những thăng trầm trong cõi nhân sinh thì hiểu được đạo tự nhiên của trời đất, từ đó có thể tuân theo mệnh trời.

Một người sau khi hiểu số mệnh con người và trong lòng không có hoài nghi thì có thể thản nhiên đón nhận mọi thứ, tự nhiên cũng sẽ không cần đi đoán mệnh nữa.

4. Người có ngàn tính toán không bằng Trời có một tính toán

“Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán”, ý nói con người có ngàn tính toán cũng không bằng một tính toán của trời. Có lẽ trong lòng mỗi người, ai cũng đều có những tính toán nhỏ nhặt để bản thân thu được lợi ích. Tuy nhiên con người có tính toán nghìn vạn lần, tính tới tính lui cho bản thân cũng là “người tính không bằng trời tính”.

“Thiên tắc nhất toán”, trời tính là tính như thế nào? Chính là căn cứ theo lượng “đức” nhiều ít của mỗi người. “Đức” mà nhiều thì sẽ được hưởng nhiều phúc lộc, còn “đức” ít, “nghiệp” nhiều thì có tính toán nhiều đến đâu cũng không thành, có khi còn mang họa đến thân.

Cổ nhân thường nói: “Nhân thiện, nhân khi, thiên bất khi; nhân ác, nhân phạ, thiên bất phạ. Nhân hữu thiện niệm, thiên tất hữu chi; nhân nhược trung hậu, phúc tất tùy chi”, ý nói người thiện, người ác, trời không ác; Kẻ ác, người sợ, trời không sợ; người hiền, người khinh, trời chẳng khinh. Người có thiện niệm, trời tất có bảo hộ; Người trung hậu, phúc tất sẽ tới.

5. Nhân tình thế thái là vô thường

Đời người, nhiều khi không phải con đường đã đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ
Rất nhiều khi trong cuộc đời, không phải là con đường đã đến cuối cùng mà là đến ngã rẽ (Ảnh minh họa: Internet)

Nhân tình thế thái của con người trong thế gian sẽ biến đổi “lúc nóng lúc lạnh” tùy theo tình cảnh khó khăn hay thuận lợi của con người. Sắc mặt của con người cũng thuận theo địa vị cao thấp của đối phương mà biến đổi nhiệt tình hay lạnh nhạt.

Bợ đỡ nịnh nọt là thái độ thường bình thường trong cuộc đời, khi con người nhận ra được điều này sẽ biết cách xem nhẹ được sự thay đổi của nhân tình thế thái. Khi không được như ý hay bị đối xử lạnh nhạt cũng không còn cảm thấy tức giận trong lòng. Khi đắc ý, được người ta theo đuổi cũng không cần quá vui mừng mà luôn phải giữ sự minh mẫn bình thản trong tâm.

trithucvn