Sâu thẳm trong tâm của những người đi lễ ngày nay là vì điều gì? Cầu tiền tài, cầu công danh sự nghiệp, cầu tình yêu, cầu sinh con đẻ cái, cầu tai qua nạn khỏi, hoặc giả cầu bình an. Cũng có người làm việc ác xong rồi tới nơi thánh đường để mong được thanh thản. Kỳ thực tất cả những điều ấy không phải là ý nghĩa của việc con người bái Phật, khấn Thần, hay lạy Chúa.

Có một chàng trai trẻ tuổi tới gặp một vị hòa thượng già chất vấn rằng: “Vì sao có rất nhiều người nhìn thấy tượng Phật đều dập đầu bái lạy vậy? Đây phải chăng là có điểm mê muội? Tôi chưa từng phải bái lạy ai cả, chỉ bái lạy chính mình mà thôi!”

Hình ảnh: Thiền sư

Vị hòa thượng già không trả lời mà từ tốn hỏi lại chàng trai: “Cậu đã từng đam mê một điều gì đó chưa?”

Chàng trai trẻ trả lời: “Có! Tôi đam mê những môn thể thao”

Vị hòa thượng già lại hỏi: “Thế cậu chơi chúng với mục đích gì? Cậu hàng ngày chơi chúng , cậu có thấy khó chịu không? Ví dụ: Nhiều người cùng đánh một quả bóng, mục đích có phải là ném nó vào giỏ hay không?”

Chàng trai suy nghĩ một chút rồi trả lời: “Không phải! Mọi người chơi là để rèn luyện sức khỏe thân thể và để giải trí!”

Vị hòa thượng nói: “Sức khỏe thân thể cần phải rèn luyên, thế còn tâm linh không phải tín tâm hay sao?”

Chàng trai trả lời: “ Theo con thấy tâm linh cũng cần có tín tâm”

Vị hòa thượng lại nói: “ Đúng vậy, tâm linh của con người cũng sự tín tâm. Con người ta hiểu được biết ơn nên mới bái lạy. Khi một người cúi đầu bái lạy là bày tỏ sự khiêm nhường, tôn kính, sám hối, cảm ân và tiếp nhận. Con cháu bái lạy tổ tiên là để bồi dưỡng đức hiếu tâm của bản thân mình. Con người bái lạy trời đất là thể hiện niềm cảm ân vì được trời đất ban cho và duy trì hoàn cảnh sống. Chúng sinh bái lạy bậc Giác Giả là tôn kính, là thành ý, là chân niệm mong muốn sửa đổi bản thân, trở về với sự thiện lương tiên thiên của mình.”

Mỗi người trong chúng ta đều biết rằng Phật, Chúa, Thần là lương thiện, là từ bi, điều các bậc Giác Giả giảng ra chính là đạo lý của Trời đất, của Vũ trụ. Con người nguyên vốn là nên hướng thiện, tu tâm tích đức, sống hòa hợp với đạo lý ấy. Người có lòng tin, đến trước các bậc Giác Giả là để bày tỏ lòng kính ngưỡng, nhất tâm làm theo lời dạy của các Ngài, sống thiện lương, lấy chân thành, yêu thương và khoan dung mà đối đãi với mọi người.

Họ tin rằng thiện ác hữu báo, hiểu rằng mỗi hành vi, cử chỉ, lời nói, thậm chí là cả suy nghĩ đều quyết định tương lai của bản thân. Khi nhận ra những điều sai trái mình đã làm, họ dũng cảm nhìn thẳng, gánh lấy trách nhiệm sửa chữa lỗi lầm với xã hội, lại một lòng sám hối trong thánh đường, từ đó mà ngày càng tốt hơn, tu dưỡng bản thân, thăng hoa về tinh thần. Dần dần họ sẽ có thể hòa ái từ bi mà đối đãi với tất cả, yêu thương kẻ khó, khoan dung với cả người làm tổn hại đến mình. Trong xã hội nhiễu nhương, họ còn có thể bảo trì chính nghĩa, bảo tồn lương tri, mang tâm thái thong dong không sợ mà đối diện với tội ác. Vậy nên, người có tín ngưỡng chân chính còn là người duy hộ chân lý của Trời đất, duy hộ những giá trị phổ quát của nhân loại.

Những ai bái Phật, khấn Thần, hay lạy Chúa với tâm thái mong cầu, thật cách quá xa cảnh giới của một người có đức tin chân chính. Vì vậy cho dù họ cầu nguyện nơi thánh đường, liệu có ai nghe không? Khi họ bước ra khỏi chốn bình an ấy, họ vẫn tiếp tục lao vào dòng nước xoáy, không thể duy trì được bản tính lương thiện trước những lời cám dỗ, không thể giữ được tính tham lam trước danh lợi. Ngay cả những hòa thượng, cư sĩ, hay linh mục không vượt thoát khỏi nội tâm dơ bẩn, thì liệu ai sẽ nghe họ đây? Tất cả những người ấy, họ là đáng thương nhất, đã đứng trước cửa phật một nơi thanh tịnh mà vẫn không vứt bỏ được sự cám dỗ của xã hội.

Người xưa có câu: “Võng khai nhất diện”. Cái lưới kia không phủ trùm lên ai, không bao vây ai, chỉ có những kẻ mù quáng thì mới lao vào mà bị mắc lưới. Lưới Trời tuy thưa mà khó lọt, muốn thoát khỏi đại nạn, con người chỉ có thành tâm sám hối, tự nhìn lại bản thân. Xã hội biết bao thứ xấu nhưng nếu thiện tâm luôn vững vàng thì sẽ không bị cuốn theo.

An Nhiên

TH/ST