Chiều nhìn ra đầu ngõ, dâng dâng niềm tưởng nhớ
Dáng xinh xinh một người.
Ðược nghỉ năm ngày phép, mất hai hôm làm quen
Em mới cho mình biết tên.
Cuộc đời chinh chiến, quanh năm với bưng biền,
Thì gót liễu mong manh, làm sao bước song hành
Anh chỉ e ngại, gió lay nụ tầm xuân vừa hé…
Chiều nào khi về đến, ngang căn nhà màu tím
Biết anh đang trộm nhìn.
Vào mộng chưa tỏ lối bến mơ đang chờ nơi
Chưa thấy ai vừa ý thôi.
Đời người con gái, mưa sa giữa lưng trời,
Hạt xuống giếng ngậm ngùi, hạt rơi luống hoa cười.
Ai chẳng mong, gặp bến trong khỏi hờn duyên má hồng…
Đời anh đây đó mười phương,
Gặp em anh đã thương, càng thương.
Thương đôi môi đầy nhựa sống.
Thương tia mắt dào dạt sóng.
Tuổi ngọc xuân son, nét ngà uốn trăng tròn
Tình em cao vút Trường Sơn
Gặp anh em ước mong gì hơn.
Cho anh bông hồng còn thắm,
Cho anh trái ngọt vườn cấm,
Còn gì cho nữa tiếng ru trẻ thơ.
Nẻo đời muôn vạn lối, thương nhau vì lời nói
Mến nhau qua nụ cười.
Dặn dò thêm lần cuối, sách giao cho bầy em,
Lưu bút ghi vài đứa quen.
Ngày lành hăm sáu, hai mươi chiếc xe màu
Chở đám cưới cô dâu cài hoa trắng sang cầu.
Ta nhìn nhau, tia mắt trao một nụ hôn ban đầu …!
Theo lời của vợ và con gái của nhạc sĩ Hoài Linh kể lại rằng thì : Vào năm 1968, sau gần hai mươi năm sáng tác dành dụm tiền bạc thì nhạc sĩ Hoài Linh mới quyết định phá bỏ căn nhà cũ để xây dựng lại căn nhà mới với cấu trúc hai tấm rưỡi nằm ở trong một con hẻm nhỏ đường Trương Minh Giảng (nay là Lê Văn Sỹ).
Và cũng để nhắc nhớ về “Căn nhà màu tím” cũ, nơi ghi dấu kỷ niệm thuở “đang trộm nhìn” của nhạc sĩ Hoài Linh với người vợ đầu ấp tay gối. Để rồi theo thời gian “gặp em đã thương càng thương”, tác phẩm “Căn nhà màu tím” ra đời ghi dấu ấn đẹp cho mối tình thời chiến.
dongnhacvang