Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp vào năm 1924 có bài tường thuật về buổi khai trương đầy những từ ngữ ca tụng về thương xá sang trọng đầu tiên của Sài Gòn.

Thương xá Tax khoảng năm 1965

Thương xá Tax nguyên là các số nhà 135, 135bis và 137 đường Charner  (Nguyễn Huệ ngày nay). Nhà 135 là nhà riêng kiêm văn phòng của luật sư Paris, luật sư biện hộ tại tòa án. Sau đó nhà này trở thành nhà của ông Roux rồi sau nữa là trụ sở công ty Societe des garages Charner, chuyên bán và sửa xe hơi. Ngày nay là khách sạn Kim Đô.

Tiệm bánh mì duy nhất ở Sài Gòn

Nhà số 135 bis là tư gia ông Louis Ruox, chủ tiệm bánh mì. Một mẩu quảng cáo trên tờ Nông Cổ Mín Đàm số 2 ngày 8/8/1901 như sau:

“Phố bán bánh mì thiệt thọ langsa làm (của ông Roux). Nội Saigon có một phố hàng này mà thôi ở tại đường Charner (tục danh đường Kinh Lấp) số 135. Xin anh em chớ lộn.

Tiệm có có ngánh trước nhà thờ Tân Định (cầu Kiệu).

Tiệm ngánh tại Chợ Lớn đường Marins.

Mỗi bữa sớm mai và chiều đều có bánh mới sốt dẽo và bánh sừng bò chấy beurre (bánh mặn).

Ngày chúa nhựt, thứ ba và thứ năm có bánh tròn mặn, bánh bò chế mật…”.

Theo Nguyễn Đức Hiệp viết trong Sài Gòn Chợ Lớn Ký ức đô thị và con người – 2016 thì bánh mì của ông Roux đã phổ thông hóa đến các tầng lớp người Việt ở Nam Kỳ Lục tỉnh và trở thành món ăn thường dùng của người Việt.

Thương xá Tax khoảng năm 1965.

Đầu thập niên 1920, công ty Societe coloniale des Grand Magasins Charner chuyên buôn bán bách hóa, đã mua lại các căn nhà 135, 135 bis và 137 nguyên là tiệm bán xe hơi, xe đạp của ông Muet. Sau đó xây một cửa hàng buôn bán lớn mang tên công ty này GMC, về sau là thương xá Tax khai trương năm 1924 sau ba năm xây dựng.

Đầu thế kỷ 20, công ty này đã xây dựng một cửa hàng tương tự ở Hà Nội với tên Magasins Godard ở góc Tràng Tiền – Hàng Bài. Chủ của công ty là Sebastien Godard, người Pháp làm ăn ở Hong Kong, năm 1885 đến Hà Nội kinh doanh xuất nhập khẩu.ầu thập niên 1920, công ty Societe coloniale des Grand Magasins Charner chuyên buôn bán bách hóa, đã mua lại các căn nhà 135, 135 bis và 137 nguyên là tiệm bán xe hơi, xe đạp của ông Muet. Sau đó xây một cửa hàng buôn bán lớn mang tên công ty này GMC, về sau là thương xá Tax khai trương năm 1924 sau ba năm xây dựng.

Có nhiều thông tin cho rằng thương xá này xây dựng hơn 130 năm. Tới đầu thế kỷ 20, khu vực nay là thương xá Tax vẫn còn là nhà riêng, và chủ của thương xá Tax tới năm 1885 mới đến Hà Nội. Hai chi tiết này cho thấy thương xá Tax có thể không xây vào cuối thế kỷ 19 và vì vậy tuổi đời của thương xá chỉ khoảng trên dưới 100 tuổi chứ không đến 130.

Thương xá Tax thời còn mang tên GMC.

Buổi khai trương choáng ngợp báo chí

Báo Echo Annamite, một tờ báo tiếng Pháp của người Việt do ông Nguyễn Phan Long (một nhà báo, nhà chính trị) làm chủ bút, có bài tường thuật về buổi khai trương trong số báo ra ngày 27/11/1924, chúng tôi trích đăng lại bài báo và tôn trọng văn phong từ gần 100 năm trước:

Tối hôm qua, khi màn đêm xuống, một đám đông khổng lồ, chen lấn chung quanh những cửa hàng lịch lãm Magasins Charner, long lanh dưới ánh sáng điện mà kiến trúc đồ sộ ở một góc rất đắc địa của thành phố Saigon Hòn ngọc. Nó giống như một góc của thành phố Ánh sáng xuất hiện nhảy từ dưới đất lên dưới chiếc đũa thần của nàng tiên Pháp: Société Coloniale des Grands Magasins.

Những người hiếu kỳ, lớn nhỏ, đủ mọi lứa tuổi, mọi chủng tộc, mọi tầng lớp, tụ tập trên các tầng lầu dưới mái vòm khổng lồ bằng bê tông, trước các cửa kính lung linh ánh sáng, nơi trưng bày rất nghệ thuật các hàng đủ loại, sản phẩm đáng hãnh diện của kỹ nghệ Pháp.

Những quầy hàng xa xỉ trong Thương xá Tax thời Pháp.

Nhưng nào chúng ta hãy bước vào, bởi vì ban tổ chức ưu đãi đối với báo chí nên chúng tôi có giá hơn với đám đông và được cho vào nhóm ưu đãi đặc biệt cho buổi khai trương hôm nay.

Rất nhiều các ông, ăn mặc chỉnh tề không chê được, sang trọng bộ smoking, đón các khách ngay cửa với phong cách thật lịch sự của các nhà kinh doanh. Trong khi đó đằng sau cửa kính, một đứa bé da đen người máy tự động, mặc áo đỏ – với vạch vàng ở khoan tay áo có chữ S.V.P.L – cười chào mọi người khoe hai hàng răng trắng xóa, tương phản một cách lạ lùng với thân hình bằng gỗ đen của nó.Nhưng nào chúng ta hãy bước vào, bởi vì ban tổ chức ưu đãi đối với báo chí nên chúng tôi có giá hơn với đám đông và được cho vào nhóm ưu đãi đặc biệt cho buổi khai trương hôm nay.

Đứa bé da đen không nói gì ngay cả nó là đứa bé da đen! Nhưng với một cây gậy nhỏ bằng gỗ mây mà đứa bé đen gõ không ngừng vào mặt kiếng trước mặt nó để gây chú ý.

Nó nháy mắt, cúi đầu và ngẩng đầu lên, chỉ chỏ từ các ngón tay những tia sáng mầu nhiệm của cửa hàng, ngắn gọn, cử chỉ của nó thật quá hay khiến mọi người đều hiểu hoàn toàn các diễn tả của nó. “Vào đi, vào đi! nó có vẻ nói với bộ điệu mời gọi câm lặng, nhưng cứ vào đi, các ông và các bà! Ở đây có tất cả mọi thứ! Có tất cả mọi thứ cho mọi thị hiếu”.

Quả thật, có tất cả mọi thứ trong các cửa hàng và cái đáng phục là giá rất phải chăng. Công chúng chỉ lúng túng trong sự lựa chọn mà thôi. Thí dụ như dưới tia óng ánh của nữ trang, người ta cứ tưởng như lạc ở một trong những xứ trong giấc mơ mà truyện Ngàn lẻ một đêm có kể. Và kia là, hầu như không chuyển tiếp, bạn được chở tới một lãnh vực kém phù phiếm; về kiến thức và tư tưởng đó là ánh sáng của tiệm sách.

Xa hơn chút, những người sành ăn uống nhìn một cách thích thú, trong lúc nhép liếm đôi môi, những chai rượu champage với các nhãn hiệu nổi tiếng nhất. Rượu vang loại tốt phô trương hãnh diện nhãn hiệu của mình và xếp thẳng hàng như các binh sĩ trong buổi duyệt binh. Trong khi đó những hộp bít qui (biscuit) và mứt xếp chồng lên, nhìn từ trên giống như kim tự tháp tương tự như những Kim tự tháp nổi tiếng ở Ai Cập mà các chiến sĩ công phá binh của Napopleon chiêm ngưỡng.

Tôi quyết định từ bỏ diễn tả mọi thứ trước hết là vì tôi không thể và sau đó là có quá nhiều thứ để nói trong khuôn khổ khiêm tốn của một bài báo.

Ánh sáng của cửa hàng đồ chơi tuy vậy đặc biệt đáng được đề cập đến. Những người mẹ và các con của họ sẽ hài lòng trong mùa Noel và tết sắp đến! Đồ chơi, chúng có quá nhiều ở thương xá Magasins Charner.

Một hội chợ đêm trước thềm năm mới 1955. tổ chức cạnh Thương xá Tax.

Những con búp bê ngủ khi vừa đặt xuống hay nói “ba, mẹ”; những con rối gù chơi chũm chọe khi người ta bấm vào bụng chúng; những con rối tay cho anh cảnh binh hay ông cò một trận đòn; những con gấu hay con chó oai vệ tự nhiên đứng dậy sau khi ấn vào quả bóp bằng cao su ở cuối dây dắt buộc cổ chúng; bộ đồ chơi cơ học đường xe lửa; xe hơi lò xo đàn hồi với các bánh xe cao su… Chúng tôi để ý đặc biệt có đồ chơi nhà máy phát điện với máy phát điện nhỏ xíu.

Tôi yên lặng đi qua các hàng gia dụng, hàng thể thao, săn bắn, du lịch, nước hoa, hàng ngũ kim, giường tủ… và còn nhiều hàng khác nữa. Không phải vì chúng kém hay ho, nhưng tôi chấm dứt tham quan vì có quá nhiều để nói và có lý do khác.Những con búp bê ngủ khi vừa đặt xuống hay nói “ba, mẹ”; những con rối gù chơi chũm chọe khi người ta bấm vào bụng chúng; những con rối tay cho anh cảnh binh hay ông cò một trận đòn; những con gấu hay con chó oai vệ tự nhiên đứng dậy sau khi ấn vào quả bóp bằng cao su ở cuối dây dắt buộc cổ chúng; bộ đồ chơi cơ học đường xe lửa; xe hơi lò xo đàn hồi với các bánh xe cao su… Chúng tôi để ý đặc biệt có đồ chơi nhà máy phát điện với máy phát điện nhỏ xíu.

Ở lầu hai, phía cuối, có một phòng trà (salon de thé) sang trọng. Trà, đó là một cách nói, bởi vì tôi thấy ở đó họ cũng phục vụ rượu champagne, biscuit, bánh ngọt và bánh mì sandwich ngon miệng nữa. Tối nay người ta thấy ở đó đông đảo nhóm người chọn lọc, chúng tôi nhận thấy có sự hiện diện của ông Entrope, đại diện cho toàn quyền lúc này đang ở Hà Nội, và rất nhiều nhân vật được biết ở Nam Kỳ.

Những người được mời trong buổi khánh thành thưởng thức rượu champagne và bánh ngọt, ngồi chung quanh các bàn nhỏ. Các bà trong môi trường đông đảo này được nhận rõ qua các trang phục trang nhã và vui tươi. Trong sự vui hoạt này, người ta nói chuyện, nói huyên thuyên, cười đùa, và không phải chỉ là các bà nhiều chuyện hơn như chúng ta tưởng.

TH/ST