Loạt ảnh do nhiếp ảnh gia người Pháp Emile Gsell thực hiện năm 1866 có thể coi là những khung hình xa xưa nhất về Sài Gòn – Chợ Lớn còn được lưu giữ cho đến nay.

Ngay sau khi chiếm được thành Gia Định vào năm 1859, thực dân Pháp gấp rút quy hoạch lại Sài Gòn thành một đô thị lớn nhằm phục vụ mục đích khai thác thuộc địa và làm nơi cư trú cho quan chức Pháp. Đồ án thiết kế được Phó Đô đốc Pháp là Page (về sau là Charner) cử trung tá công binh Pháp là Paul Florent Lucien Coffyn (20/5/1810 – 5/8/1871), nguyên Lãnh sự Pháp ở Hoa Kỳ, thiết kế. Theo bản đồ của Coffyn được công bố vào ngày 13/5/1862, quy hoạch ban đầu của Sài Gòn bao gồm cả tỉnh Chợ Lớn với khoảng 500.000 dân (Saigon ville de 500.000 âmes), tức khoảng 20.000 dân/km².Nhưng đến 1864, nhận thấy diện tích dự kiến của thành phố quá rộng, khó bảo đảm về an ninh, Soái phủ Pháp ở Nam Kỳ lúc đó là Chuẩn đô đốc Pierre Rose quyết định tách Chợ Lớn khỏi Sài Gòn. Ngày 3/10/1865, Pierre Rose ra lệnh quy hoạch lại Sài Gòn chỉ còn là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay. Toàn bộ quy hoạch chỉ còn rộng khoảng 3 km².

Rất nhanh chóng, các công trình quan trọng của thành phố, như Dinh Thống đốc Nam Kỳ, Dinh Toàn quyền, được Pháp thiết kế và huy động nhân công xây dựng. Sau 2 năm người Pháp xây dựng và cải tạo, khu quy hoạch rộng khoảng 3 km² nói trên đã hoàn toàn thay đổi.

Thành phố Sài Gòn khi đó được thiết kế theo mô hình châu Âu, nơi đặt văn phòng nhiều cơ quan công vụ như: dinh thống đốc, nha giám đốc nội vụ, tòa án, tòa thượng thẩm, tòa sơ thẩm, tòa án thương mại, tòa giám mục,… Nam Kỳ Lục tỉnh là thuộc địa của Pháp và Sài Gòn nằm trong tỉnh Gia Định. Vào năm 1861, địa phận Sài Gòn được giới hạn bởi một bên là rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé với một bên là sông Sài Gòn cùng con đường nối liền chùa Cây Mai với những phòng tuyến cũ của đồn Kỳ Hòa…

Khu vực bến Bạch Đẳng và cảng Nhà Rồng, Sài Gòn năm 1866.

Cột cờ Thủ Ngữ nhìn từ Nhà Rồng.

Nhà xưởng bên kênh Bến Nghé, nhìn từ Nhà Rồng.

Toàn cảnh sông Sài Gòn nhìn từ Nhà Rồng.

Lăng Cha Cả, nơi chôn cất Giám mục Bá Đa Lộc (tức Pierre Joseph Georges Pigneau de Béhaine), nay là vòng xoay Lăng Cha Cả gần sây bay Tân Sơn Nhất.

Hội quán Tuệ Thành hay chùa Bà Thiên Hậu ở Chợ Lớn năm 1866.

Một buổi lễ được thực hiện trong hội quán người Hoa ở Chợ Lớn.

Một đám cưới ở Nam Kỳ năm 1866.

Một người nhà giàu Nam Kỳ với con ngựa và những người hầu của mình.

Những người bán hàng rong, 1866.

Những nhạc công ở Sài Gòn, 1866.

Các diễn viên tuồng ở Sài Gòn, 1866.

Thuyền bè và nhà xưởng bên bờ kênh ở Chợ Lớn.

Một cây cầu ở Chợ Lớn. Vị trí cây cầu này nay ở trên đại lộ Đông Tây.

Làng xóm của người Hoa bên kênh rạch ở Chợ Lớn.

Một số hình ảnh khác về Chợ Lớn năm 1866.

Emile Gsell