Lế tế đàn Nam Giao là lễ tế trời đất vào mùa xuân, nghi lễ cung đình quan trọng bậc nhất triều Nguyễn vì chỉ nhà vua mới có quyền làm lễ tế này.

Ảnh: Tang-Vinh Photo.

Voi dẫn đầu đoàn xa giá của vua Bào Đại ở Hoàng thành Huế vào ngày làm lễ tế đàn Nam Giao, 15/3/1933.

Đoàn xa giá rời cổng thành để đến đàn Nam Giao nằm ở ngoại ô.

Kiệu của vua Bảo Đại di chuyển qua cầu, hai bên là hai hàng lính mặc sắc phục trắng.

Đoàn xa giá di chuyển qua một cây cầu để đến nơi hành lễ.

Những người lính cầm súng điểu thương gắn lưỡi lê dài trên cầu.

Kiệu vua di chuyển đến Trai Cung, nơi là nơi vua trai giới thanh tịnh trước khi hành lễ.

Vua Bảo Đại thực hiện nghi thức ở Trai Cung.

Đông đảo quan khách tập trung ở Đàn Nam giao để chứng kiến buổi lễ.

Vua Bảo Đại ở trên đàn Nam Giao, sau lưng là các chức sắc và quan khách, trong đó có nhiều người phương Tây.

Các chức sắc trong buổi lễ tế.

Khoảng sân nơi diễn ra các nghi lễ ở đàn Nam Giao.

Các chức sắc và binh lính rời đàn Nam Giao sau buổi lễ tế.

Trâu được mổ để thiết đãi những người tham gia lễ tế ở khu vực Trai Cung.

Vua Bảo Đại rời khỏi đàn Nam Giao.

Vua được đưa ra kiệu để về Hoàng thành.

Đoàn xa giá đi qua cổng thành.

Một bức ảnh cận cảnh vua Bảo Đại ngồi trong kiệu.

Đoàn xa giá di chuyển qua cổng Ngọ Môn.

Vua Bảo Đại trở về cung cấm ở Hoàng Thành, ngày 16/3/1933.

Tang-Vinh Photo