Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Bạn có thấy những vết vằn vện xuất hiện trên chân hoặc các bộ phận khác của cơ thể? Đấy là dấu hiệu của bệnh suy giãn tĩnh mạch. Căn bệnh này có thể gây mất thẩm mỹ, đau nhứt sưng tấy, thậm chí là viêm loét tĩnh mạch. Một số nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau tình trạng suy giãn tĩnh mạch của bạn như:

  • Tuổi tác là một trong những yếu tố nguy cơ chính gây ra chứng giãn tĩnh mạch, vì các van của tĩnh mạch có thể bị suy yếu hoặc bị hư hỏng theo thời gian.
  • Những người thừa cân hoặc béo phì cũng có nguy cơ bị giãn tĩnh mạch cao hơn, giảm cân có thể làm giảm một số triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch.
  • Bên cạnh đó còn có một số yếu tố khác như giới tính, thói quen, di truyền,…

Không có phương pháp trị nào dứt điểm suy giãn tĩnh mạch kể cả phẫu thuật vì có thể bị tái lại.

Phòng ngừa bệnh giãn tĩnh mạch

  • Không đi đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu.
  • Khi nghỉ ngơi, nên kê chân cao
  • Ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống nhiều nước
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao, nên tập đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày
  • Có thể xoa bóp và ngâm chân trong nước ấm.
  • Điều chỉnh cân nặngk
  • Hạn chế đi giày cao gót.
  • Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai.

Các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch

Bệnh nhân suy tĩnh mạch mạn nên được điều trị tùy theo mức độ và bản chất của bệnh. Mục tiêu điều trị bao gồm: Giảm khó chịu, giảm phù, ổn định vẻ ngoài của da, loại bỏ giãn tĩnh mạch, điều trị vết loét.

  • Mang vớ áp lực: Đeo liên tục ban ngày hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề.
  • Dùng thuốc: Giảm đau, chống viêm, giảm đau, tăng vững bền thành mạch, tan cục máu đông…
  • Chích xơ: Khi các giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú.
  • Phẫu thuật: Cắt lấy bỏ các tĩnh mạch giãn, sửa van, tạo hình tĩnh mạch,……

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để hiểu hơn về các nguyên nhân gây ra chứng giãn tĩnh mạch, bao gồm cả lý do tại sao phụ nữ mang thai nên đề phòng chúng.

suy-gan-tinh-mach.png

Nguồn: premiervein

tinhte