Đoàn Công Bửu – Quận 3
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 7 quận 3, từ đường Trần Quốc Toản đến đường Lý Chính Thắng, dài khoảng 200 mét. Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang số 48. Từ năm 1906 được đặt tên là đường Zarotte. Từ năm 1955 đổi tên là đường Đoàn Công Bửu cho đến nay. Nhưng từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 đường nằm trong khu vực đặc biệt, lưu thông bị cấm hẳn (như đường Trần…
Trần Văn Đang – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 13 quận Phú Nhuận chung với quận 3, từ đường Lê Văn Sĩ đến đường CMT8, dài khoảng 900 mét, lộ giới 16 – 30 mét, đoạn trên địa bàn quận Phú Nhuận và một đoạn của quận 3 nằm dọc theo đường ray xe lửa. Lịch sử: Đoạn dọc theo đường ray xe lửa là hành lang an toàn của đường ray và đoạn cuối là đường hẻm đi trong xóm,…
Trần Khắc Chân – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 9, 15 quận Phú Nhuận, từ đường Nguyễn Trọng Tuyển đến đường Hồ Văn Huê, dài khoảng 400 mét, lộ giới 16 mét, qua ngã tư Hoàng Văn Thụ. Lịch sử: Đường này trước là con hẻm chưa có tên, từ năm 1955 được đặt tên đường Trần Khắc Chân cho đến nay.
Trần Kế Xương – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 7 quận Phú Nhuận, từ đường Vạn Kiếp đến đường Phan Đăng Lưu, chung với quận Bình Thạnh, dài khoảng 750 mét, lộ giới 12 mét, qua ngã ba Nhiêu Tứ (trên địa bàn quận Phú Nhuận). Lịch sử: Trước là đường hẻm chưa có tên. Từ năm 1955 được đặt tên đường Trần Kế Xương cho đến nay.
Trần Hữu Trang – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 10, 11 quận Phú Nhuận, từ đường Hồ Biểu Chánh đến đường Huỳnh Văn Bánh, dài khoảng 450 mét, lộ giới 16 mét, qua ngã ba Mai Văn Ngọc, ngã tư Nguyễn Đình Chính. Lịch sử: Trước là đường hẻm chưa có tên. Từ năm 1955 được đặt tên đường Thiệu Trị. Ngày 4-4-1985 đổi là đường Trần Hữu Trang.
Trần Cao Vân – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 12 quận Phú Nhuận, từ đường Hồ Biểu Chánh đến đường Huỳnh Văn Bánh, dài khoảng 180 mét, lộ giới 12 mét. Lịch sử: Trước là con hẻm chưa có tên. Từ năm 1955 được đặt tên đường Trần Cao Vân cho đến nay.
Trần Huy Liệu – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 8, 12, 15 quận Phú Nhuận, từ ngã tư Huỳnh Văn Bánh – Trần Quang Diệu đến đường Hoàng Văn Thụ, dài khoảng 600 mét, lộ giới 30 mét, qua các ngã tư Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Trọng Tuyển. Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này mang tên Capitaine Faucon. Ngày 8-2-1955 đổi là đường Trương Tấn Bửu. Ngày 4-4-1985 đổi là đường Trần Huy Liệu.
Thích Quảng Đức – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 3, 4, 5 quận Phú Nhuận, từ đường Phan Đăng Lưu đến đường Nguyễn Kiệm, dài khoảng 860 mét, lộ giới 20 mét, qua ngã ba Lê Tự Tài. Lịch sử: Thời Pháp thuộc đây là đường làng số 19. Ngày 8-2-1955 đặt tên đường Nguyễn Huệ. Ngày 14-8-1975 đổi là đường Thích Quảng Đức.
Phổ Quang – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn quận Tân Bình và phường 9 quận Phú Nhuận, từ đường Phan Đình Giót đến đường Đào Duy Anh, dài khoảng 1100 mét, lộ giới 12 mét. Lịch sử: Trong kháng chiến chống Mỹ, đường này thuộc khu quân sự. Năm 1985 giải tỏa cho dân chúng sử dụng, nhân đường đi vào chùa Phổ Quang nên đặt tên luôn cho đường Phổ Quang
Phan Xích Long – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 1, 2, 3 quận Phú Nhuận, từ Rạch Miễu đến đường Nguyễn Đình Chiểu, dài khoảng 490 mét, lộ giới 20 – 35 mét qua ngã tư Phan Đăng Lưu. Lịch sử: Đường này có vào cuối thời Pháp thuộc, khoảng 1940 gọi là đường Hương Mão. Năm 1955 đổi là đường Thái Lập Thành. Sau năm 1975 đổi là đường Phan Xích Long.
Phan Tây Hồ – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 7 quận Phú Nhuận, từ đường Phùng Văn Cung đến đường Cần Bá Thước, dài khoảng 200 mét, lộ giới 12 mét. Lịch sử: Trước là đường hẻm chưa có tên. Từ năm 1955 được đặt tên Phan Tây Hồ cho đến nay.
Phan Đình Phùng – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn các phường 1, 2, 15, 17 quận Phú Nhuận, từ cầu Kiệu đến ngã tư Phú Nhuận, dài khoảng 960 mét, lộ giới 30 mét, qua các ngã ba Đào Duy Từ, Cao Thắng, Cô Giang, Cô Bắc, Huỳnh Văn Bánh, Nguyễn Trọng Tuyển. Lịch sử: Thời Pháp thuộc đường này lúc đầu gọi là đường Thuộc địa số 1 phụ (annexe). Từ thập niên 1920 đổi là đường Blanchy nối dài. Từ…