Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt Nam có 202 dòng họ.
Tuy nhiên, theo thống kê thực tiễn mà chưa xuất bản cuốn Họ và tên người Việt Nam (mới nhất) thì tổng số Họ của người Việt Nam là 1023 Họ.
Trong cuốn Họ và tên người Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992), thống kê được 769 họ, trong đó người Kinh có 164 họ. Trong bản in lần thứ hai (2002), số họ của người Việt tăng lên 931 họ, trong đó có 165 họ của người Kinh. Trong bản in lần thứ ba (đầu năm 2005), chúng tôi thống kê được 1020 họ, trong đó số họ của người Kinh là 165.
Thời gian xuất hiện
Theo truyền thuyết, thuỷ tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện có mộ tại làng An Lữ, huyện Thuận Thành, tỉnh Hà Bắc.
Kinh Dương Vương là dòng giống Lạc Việt và là vua nước Việt vào quãng năm 2879 trước Công nguyên (TCN).
Sau đó Kinh Dương Vương nhường ngôi cho con là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ, và bà sinh ra 100 trứng, nở ra 100 con; 50 con theo mẹ lên núi, 50 con theo cha về biển. Người con trưởng, trong số các con theo mẹ lên núi (nay là núi Phong Sơn, thuộc huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phúc), được tôn làm Vua gọi là Hùng Vương.
Các vua Hùng truyền được đến đời thứ 18, gần 2621 năm (2879 – 258 TCN). Theo dã sử ở đền Hùng, có vua Hùng trị vì trên 300 năm, và các vua khác trung bình đều trên 100 năm. Như vậy, nếu xác định các vua Hùng thuộc dòng họ Hùng đầu tiên ở nước Việt Nam, thì các dòng ho. ở Việt Nam đã xuất hiện từ trên bốn ngàn năm – tương dương với sự xuất hiện các dòng họ ở Trung Quốc. Việc đặt tên kèm theo bắt đầu có từ đời vua Phục Hy (2852 TCN). Vua Phục Hy đã quy định mọi người Trung Quốc đều phải có gia-tính, và cấm lấy vợ, lấy chồng trong những người cùng gia-tính có quan hệ huyết thống trực hệ trong 3 đời.
Đến đời Triệu Dương Vương (112-111) bị vua Hán Vũ Đế nhà Hán đem quân xâm lược, đổi nước Nam Việt thành quận Giao Chỉ và bắt đầu 1000 năm bắc thuộc lần thứ nhất.
Như vậy, có thể nói từ trước Công Nguyên ở Việt Nam đã có 3 dòng họ: Hùng, Thục, Triệu, trong đó họ Triệu gốc ở đất Nam Hải – Quảng Đông.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, ở thời kỳ này kinh tế Việt Nam thuộc vào các thời kỳ đồ đá – đồ đồng. Chế độ quản lý xã hội là chế độ công xã nguyên thủy, theo chế độ Mẫu Hệ là chính. Ngay các vua Hùng, 50- con theo mẹ lên núi, cũng đã nói lên đìều đó. Người đàn ông không có quyền trong xã hội, chỉ có người mẹ mới có quyền; thế thì tại sao lấy họ bố để thừa kế? Điều này trong sử sách của ta hầu như chưa được quan tâm, và cũng chưa được giải đáp.
Tuy nhiên, theo dã sử chúng ta cũng biết được một điều: Vào những năm 40-43 sau Công Nguyên, nghĩa là vào những năm đầu tiên của thời kỳ Bắc thuộc, đất nước Việt Nam có cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống quân Hán Trung Quốc.
Chúng ta chưa bao giờ biết người cha thân sinh của Hai Bà Trưng là ai?. Chúng ta chỉ biết Hai bà Trưng sinh ra ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, gia đình có nghề chăn tằm. Nghề chăn tằm gọi kén chắc là kén “chắc”, kén mỏng là kén nhị. Tên Hai Bà Trưng – Trắc và Nhị – từ đó mà ra. Chúng ta không xác định được phụ thân của Hai Bà Trưng; do đó, không xác định được đầy đủ về dòng họ Trưng của Hai Bà. Rất tiếc đến nay trong thống kê các dòng họ ở Việt Nam không có dòng họ Trưng.
Ngay cả đến Thi Sách (chồng của Bà Trưng Trắc), sau khi bị Tô Định giết, dòng họ Thi hiện nay cũng không có trong dòng họ Việt Nam.
Hơn 200 năm sau (khoảng 248 SCN) Bà Triệu lại cầm đầu cuôc khởi nghĩa thứ hai chống quân Ngô- Trung Quốc. Theo dã sủ, chúng ta được biết Bà Triệu quê tại tỉnh Thanh Hóa. Sau này lịch sử gọi bà là Triệu Thị Trinh hoặc Triệu Trinh Nương.
Chúng ta không biết vị thân sinh ra Bà Triệu là ai. Trong lịch sử chỉ nói đến tên người anh là Triệu Quốc Đạt. Phải chăng tên Triệu Quốc Đạt chỉ là tên các nhà viết sử sau này đặt ra cho đủ họ và tên?.
Như vậy có thể nói ở thời hai Bà Trưng, Bà Triệu (40-248 SCN ), đất nước Việt Nam vẫn ở thời kỳ mẫu hệ. Trong toàn xã hội, phụ nữ quyết đinh là chính. Vì vậy, việc dòng họ tồn tại theo khả năng di truyền của người cha là việc cần xem xét. Khó có thể tồn tại trong những điều kiện như vậy. Ngay cả đến Mai Thúc Loan (Mai Thúc Đế) các sử sách chỉ cho biết mẹ của Mai nhà nghèo, phải đi kiếm củi nuôi con, và cũng chỉ biết là người làng Mai, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
Sau thời kỳ Bà Triệu 300 năm, đất nước ta vẫn ở trong tình trạng Bắc thuộc, thời kỳ các nhà Ngô, nhà Tấn và Đông Tấn, rồi đến các nhà Lương, Trần kế nghiệp cai quản.
Đến thời kỳ khởi nghĩa thứ ba, lập nước Vạn Xuân của nhà Tiền Lý (544-602) do Ông Lý Bôn (Lý Bí) sáng lập. Có lẽ đến nhà Tiền Lý thì các dòng họ Việt Nam bắt đầu xuất hiện. Vì từ thời kỳ Lý Bí, sinh ngày 12 tháng 9 năm Qúy Mùi (17/10/503), đã ghi rõ họ và tên trong gia đình: Bố là Lý Toàn, Trưỏng bộ lạc; mẹ là Lê Thị Oánh, người Ái Châu (Thanh Hóa); và còn đượcbiết Lý Toàn người gốc phương Nam Trung Quốc.
Trước thời kỳ Hai Bà Trưng, bà Triệu, xã hội Việt Nam còn ở thời kỳ công xã nguỳên thủy, thời kỳ mẫu hệ, con đẻ ra phụ thuộc vào mẹ là chính. Tõi thời kỳ đó, văn hóa Việt Nam chưa phát triển. Chúng ta chưa có chữ viết; nếu có thì chữ viết cổ của Việt Nam cũng không tồn tại. Do đó, sẽ không có cơ sở khoa học để xác định dòng họ được lưu truyền như thế nào !
Mặt khác chúng ta cũng biết rằng, sống trên đất nước Việt Nam, ngoài người Kinh còn có trên 50 dân tộc anh em. Trong những dân tộc thiểu số này, người Mường là một trong những dân tộc Việt cổ nhất và gần người Kinh nhất. Trước Cách Mạng Tháng Tám, trừ tầng lớp qúy tộc Lang, Đạo của người Mường có tên dòng họ riêng, còn đại bộ phận người Mường đều chỉ có chung một họ, là họ Bùi. Mặc dầu những người này sống chung trong một thôn, bản, nhưng không có quan hệ huyết thống. Ngoài ra, dân tộc Vân Kiều ở Quảng Trị là một thí dụ điển hình về dân tộc Việt Nam không có họ. Trong kháng chiến chống Pháp (sau năm 1945) người Vân Kiều lấy họ Hồ (họ của Chủ Tịch Hồ Chí Minh) là họ chung cho dân tộc mình, để nêu lên ý chí quyết tâm của dân tộc Vân Kiều quyết theo Cụ Hồ đi đánh giặc Pháp.
Như vậy có thể nói, thời kỳ xuất hiện các dòng họ ở Việt Nam hiện nay chưa được xác định. Đây chính là một vấn đề tồn tại trong việc nghiên cứu lịch sử các dòng họ ở Việt Nam.
Xuất xứ các dòng họ ở Việt Nam
Căn cứ vào tài liệu cổ sử, khảo cổ, tân nhân văn Minh Triết, và theo các tư liệu dã sử ở Việt Nam và nước ngoài, thì từ khi chưa có nước Trung Hoa, dân tộc Văn Lang do Họ Hồng Bàng lãnh đạo đã là môt dân tộc tiến bộ rất sớm. Trong Hồng Bàng Kỷ suốt Miền Đông và Miền Nam nước Tàu, gồm cả lưu vực Sông Dương Tử xuống Hà Tĩnh bây giờ, đều do Văn Lang làm chủ. Nước Văn Lang gồm nhiều thị tộc lớn có tên chung là Bách Việt. Tỉnh Triết Giang – sinh quán của Ông Hồ Hưng Dật, được coi là Thủy Tổ họ Hồ ở Việt Nam – là trung tâm dân Việt trong Thiên Niên Kỷ I trước Công Nguyên, và kinh đô nước Văn Lang cũng ở đó (Thiệu Hưng và Cối Kê). Cho đến ngày nay vẫn còn được xem như là một tỉnh nhỏ nhất nhưng dân trí thì lại tiến bộ nhất nước Tàu.
Năm 496 trước Công Nguyên, Hùng Vương Thứ 6 mà người Tàu gọi là Câu Tiễn, chiếm nước Ngô thì nước Việt trở thành bá chủ từ Sơn Đông xuống Hồ Tôn (Chiêm Thành), phía Tây gồm cả Việt Thường, giáp Tứ Xuyên bây giờ. Con trưởng Câu Tiễn được đặt làm vua Lạc Việt ( từ Quảng Tây, Vân nam, xuống Trung Việt), lấy niên hiệu là Hùng Vương Thứ 7. Năm 333 TCN, nước Việt bị nước Sở đánh bại, dân Việt phải rút lui về Phương Nam và chia thành bốn phái chính:
Đông Việt (Đông Âu, Việt Đông Hải) ở Triết Giang, sinh quán của Hồ Hưng Dật.
Mân Việt ở vùng Phúc Kiến.
Nam Việt ở vùng Quảng Đông, Quảng Tây.
Lạc Việt cũng gọi là Tây Âu Lạc (Tây Âu và Lạc Việt hợp lại) ở Vân Nam, Quảng Tây, Bắc
Việt và Trung Việt bây giờ.
Suốt 12 thế kỷ, trải qua cả thời Tần, Hán, v.v., các chi phái trở thành châu, quận của Đế Quốc Trung Hoa, danh hiệu đổi. Tây Âu Lạc bị Nam Chiếu chiếm vào thế kỷ thứ 9 trong thời Cao Biền, và trong thời Ngũ Quí Sử ghi nhận:
Đông Việt thành Ngôn Việt ở Triết Giang, sinh quán của Hồ Hưng Dật.
Mân Việt vẫn là Mân Việt ở vùng Phúc Kiến.
Nam Việt, Lưu Cung đổi ra Đại Việt, khi xưng đế lại đổi ra Nam Hán.
Lạc Việt dã thành Giao Châu và kế đó là Đại Cồ Việt tự chủ.
Chính vào thời Ngũ Quí này, Ông Hồ Hưng Dật từ Ngô Việt (Triết Giang) xuống Giao Châu (Nam Việt) vào khoảng cuối Hậu Đường (935-937) trong thời Dương Diên Nghệ. Đến năm 960, Nhà Tống ngự trị toàn cõi Trung Hoa, thì trên bản đồ chỉ còn lại đát của phái Lạc Việt, tức là nước Việt Nam mà thôi.
Ngày nay các nhà khoa học về Bác Cổ và Tân Nhân Văn nhận định rằng Việt Nam là nơi ký thác và cũng là dân tộc thừa kế nền văn hóa của Đại Tộc Bách Việt. Một nền văn hóa cao, không đâu xa xôi mà ở ngay trong tiềm thức, trong tập tục, trong tiếng nói, trong tư tưởng của con người Việt Nam bây giờ.
Giáo sĩ Cadière và bác học Paul Mus nói: “Dân Tộc Việt Nam có một nền triết lý siêu hình cùng cực vi vì nó đã khảm vào đời sống của họ rồi.” Giáo sư Kim Định, một triết gia giỏi hiện nay, đã minh khải Chủ Thuyết Nhân Chủ được đúc sẵn trong nền văn hóa nói trên, phát xuất từ tổ tiên Bách Việt, căn cứ vào Cổ Sử , Bác Cổ và Tân Nhân Văn. Trong số hàng ngàn đồ cổ tìm được từ cuối thế kỷ 19 sang giữa thế kỷ 20 tại vùng Đông Nam Á, có 165 chiếc đồng cổ đã làm các học gỉa Âu-Mỹ phải ngạc nhiên vì sự tiến hóa của dân Việt Nam từ thời thượng cổ, và Việt Nam đã có một nền văn hóa siêu tuyệt trong thời khuyết sử.
Trong 165 trống đồng thì trên 100 chiếc tìm được tại Việt Nam, nước Tàu đứng hàng nhì với 30 chiếc, Thái Lan và Indonesia dộ 10 chiếc, Lào 4 chiếc, và Phi Luât Tân 1 chiếc; các nưóc Nhật Bản và Đại Hàn cho đến 1975 chưa tìm thấy chiếc nào.
Tại Việt Nam, trống đồng và các cổ vật tìm được tại các vùng: Sông Đà (Hòa Bình), Ngọc Lũ (Hà Nam), Phùng Nguyên (Phú Thọ), Đào Thịnh (Yên Bái), Hoàng Hà (Hà Đông), Đông Hiếu (Nghe An), Đông Sơn, Quảng Xương, Nông Cốn và Núi Nưa (Thanh Hóa), Bắc Sơn (Lạng Sơn), Mun, Văn Điển, v.v.. Ước lượng theo khoa học ngày nay, trống mới nhất khoảng hai thế kỷ sau Công Nguyên; chiếc cổ nhất khoảng 30 thế kỷ trước Công Nguyên.
Nhiều trống đồng cổ Việt Nam được giữ tại các bảo tàng viện ở Pháp, Đức Mỹ… — Viện Quốc Gia Bảo tàng Hà Nội, xưa là Viễn Đông Bác Cổ, hiện nay còn 3 cái vào loại rất thời danh, lấy tên ba chỗ tìm được: Hoàng Hà, Đông Hiếu, và Ngọc Lũ.
Chiếc trống đồng Ngọc Lũ là chiếc quý nhất được xem như là tiêu biểu cho tất cả các trống đồng và là bản kết tinh của nền văn hóa siêu tuyệt của Đại Việt Tộc, và cũng là của riêng văn hóa Việt Nam nữa.
Triết gia Kim Định đã phân tích, dẫn giảng tỉ mỉ các hình chạm trổ trên trống đồng Ngọc Lũ; mỗi một chi tiết nơi trống đồng gắn liền với huyền sử, cổ sử, nêu rõ nguyên lý Chủ Thuyết Nhân Chủ đã có từ thời khuyết sử mà hiện còn nhiều chứng tích. Chủ Thuyết đó thể hiện ở nơi phong tục, ngôn ngữ, tư tưởng và tiềm thức con người Việt Nam thời nay.
Minh khải của triết gia Kim Định đem lại niềm tin mới cho dân Việt Nam, đồng thời cũng làm cho học gỉa Đông Tây ngạc nhiên và tìm hiểu. Ai ngờ được một nền văn hóa đã bị chôn vùi vì sự đô hộ hoặc vì ảnh hưởng quyền uy của Tàu suốt mấy ngàn năm, thì nay lại sáng chói lên nhờ ở công trình tìm bới chứng tích ngay trong sử sách và văn hóa Tàu (vào giữa thế kỷ 19, vua Tự Đức còn phải nhờ sứ Tàu về phong vương). Nền gốc xa xưa mà người Tàu nhìn là của họ, thì nay bật ra là của Đại Tộc Việt mà Việt Nam là đích tôn đã thừa kế, dầu vô ý thức, cho đến ngày nay. Thật là vẻ vang cho dân tộc Việt Nam.
Trạng nguyên Hồ Hưng Dật sống cách đây 1000 năm; chắc chắn là ông am tường văn hóa Việt Tộc. Và phải chăng nhờ đọc và hiêu cuốn sách “không có chữ” cổ nhất thế gian là Kinh Dịch xuất phát từ chủng tôc Việt, mà biết thời thế; cho nên đã dem quyến thuộc hồi cư về Lạc Việt, là nhóm duy nhất của Bách Việt còn sống sót không bị đồng hóa vậy.
Ông đã hồi cư rất đúng lúc để phục vụ dân tộc. Hai thành qủa chói chang, rực rỡ, ông để lại cho hậu thế là:
Nền độc lập nước nhà: Ông giúp hai triều Ngô – Đinh chiếm lại nền tự chủ từ tay người Tàu, và dẹp yên nội loạn.
Muôn vàn cháu chắt được vẻ vang làm dân tộc Việt Nam, một nước dám tự hào về nỗ lực sinh tồn và nền văn hiến cao độ.
Ông là anh hùng cứu quốc của Việt Nam, dầu vô danh trong quốc sử, nhưng đã có Hồ Qúy Ly, QuangTrung… là cháu chắt đại diện tiêu biểu.
Như đã nêu trong phần 1, thực tế sự xuất hiện các dòng họ Việt Nam hiện nay có thể sau thời kỳ Bà Trưng – Bà Triệu.
Cũng như dòng họ Lý – thời Tiền Lý của ông Lý Bí (Lý Bôn) – một số dòng họ lớn khác ở Việt Nam cũng đều có xuất xứ từ Nam Trung Quốc (Triết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, …) trong đó đại bộ phận dòng giống Bách Việt, không chịu Hán-hóa di cư sang.
Họ là những quan lại, hoặc các sĩ phu bất phùng thời. Đén đất Lạc Việt, điều kiện thổ nhương thuận lợi, phong cảnh đẹp đẽ, khí hậu ấm áp, họ đã vui lòng định cư ở lại. Phần đông trong số họ đã tổ chức hôn nhân với các phụ nữ Việt ở địa phương, và vẫn theo mẹ là chính. Trường hợp Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đé), Lý Công Uẩn, Mạc Đĩnh Chi đều không biết bố là ai là như vậy.
Các dòng họ này sang Việt Nam vào thời kỳ Nhà Hán, đầu thời kỳ Nhà Đường (600-900), thí dụ như:
Họ Lý: Lý Bí (Lý Bôn) tức vua Lý Nam Đế (544-548). Tổ tiên Lý Bí sang Việt Nam từ thời Tây Hán, khoảng đàu Công Nguyên, ở Long Hưng, xã Từ Đường, huyện Thụy Anh, tỉnh Thái Bình.
Họ Đỗ: Đỗ Cảnh Thạc, gốc Quảng lăng, Quảng Châu, sang Việt Nam thời kỳ Thập Nhị Sứ Quân, lập nghiệp ở Quảng Oai, Hà Tây.
Họ Hồ: Hồ Hưng Dật, thủy tổ họ Hồ ở Việt Nam, đậu trạng nguyên đời vua Hán Ản Đế, sinh quán huyện Vũ Tân, tỉnh Triết Giang, được cử sang Việt Nam làm Thái Thú Diễn Châu thời Hậu Hán. Cháu 16 đời của Hồ Hưng Dật là Hồ Qúy Ly (vua nhà Hồ); cháu 28 đời là vua Quang Trung Nguyễn Huệ (Hồ Thơm).
Theo Việt Nam Cương Giám Mục, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn, một ông vua thời thượng cổ Trung Quốc, tương đương các thời vua Hùng ở Việt Nam. Ngu Thuấn được vua Đường Nghiêu truyền ngôi. Đường Nghiêu thuộc dòng Hán tộc ở phía Bắc Trung Quốc. Ngu Thuấn thuộc dòng Bách Việt ở phía nam rung Quốc.
Con Ngu Yên (dòng dõi Ngu Thuấn) gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm họ; nên Hồ Qúy Ly (vua Hồ ở Việt Nam) mới đặt quốc hiệu là Đại Ngu.
Dòng Bách Việt ở Trung Quốc bị Hán-hóa, còn dòng Lạc Việt duy nhất không bị Hán-hóa.
Họ Hồ sang Việt Nam chủ yếu sống ở vùng Nghĩa Đàn, Qúy Châu, thỉnh Nghệ An.
Họ Nguyễn: Nguyễn Phu, thủy tổ Nguyễn Bác, Nguyễn Trãi, Nguyễn Kim, …, là Thứ sử Giao Châu thời Đông Tấn (317-319), sau đó ở lại Việt Nam lập nghiệp ở Thanh Hóa. Nguyễn Siêu, một trong 12 sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh, quê ở Đà Dương, Phúc Kiến, Trung Quốc; tổ tiên sang Việt Nam từ đời nhà Đường.
Họ Trần: Trần Đức – cha Trần Lãm, một trong 12 sứ quân thời Đinh Bộ Lĩnh – gốc quê ở Quế Lâm, Quảng Đông, Trung Quốc, sang Viẹt Nam từ thời nhà Đường.
Thống kê các dòng họ ở Việt Nam
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp -Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt Nam có 202 dòng họ. Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả – Khảo Luận và Thực Hành (1932) ước tính khoảng gần 300 họ. Gần đây, theo số liệu đng ký ở Hội các dòng họ Việt Nam thuộc tổ chức UNESCO – Việt Nam, và thống kê sơ bộ ỏ các địa phương thì dòng họ ở Việt Nam cho đến nay chúng tôi chỉ mới biết được 209 dòng họ.
Số liệu này có thể chưa chính xác. Tuy nhiên, cũng có thể sơ bộ nhận định rằng, sai số chủ yếu là số lượng các dòng họ thuộc các dân tộc thiểu số, do điều kiện địa lý và hoàn cảnh xã hội chưa có thể thống kê hết. Còn số lượng các dòng họ của dân tộc Kinh ở Việt Nam cũng chỉ trên dưới 180 dòng họ.
Trong lịch sử Việt Nam, do các điều kiện khác nhau, có nhiều dòng họ phải thay đổi tên của dòng họ mình. Tuy nhiên sự thay đổi này chỉ xảy ra ở các Chi, Nhánh của dòng họ đó, chứ không phải toàn thể dòng họ đó ( Chi, Nhánh các dòng họ Tôn Thất đã mất quyền thống trị; Chi, Nhánh các dòng họ bị nhà đương quyền khép án “tru di tam tộc”, v.v.). Nhưng hầu hết sự thay đổi đó đều là chuyển tên dòng họ mình sang một dòng họ khác đã có trên đát nước. Rất khó có trường hợp tách hẳn thành một dòng họ mới (vì như vậy sẽ tạo nên một sự nghi ngờ của các quan chức địa phương đương quyền…). Và như vậy, trong thực tế, chỉ làm tăng giảm số người trong từng dòng họ, còn số lượng dòng họ đã có không thay đổi.
So sánh với các số lượng của các dòng họ ở các nước trên thế giới, số lượng các dòng họ ở Việt Nam không nhiều. Theo tài liệu nghiên cứu của Giáo sư Phan Văn Các (Viện Hán Nôm) thì ở Trung Quốc hiện nay có 926 dòng họ, ở Hàn Quốc có 274 họ, nước Anh có 16,000 họ. Nhiều nhất thế giới là Nhật Bản với 100,000 họ.
Pierre Gourou