Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê không chỉ người dân cả nước, các quốc gia lân bang đều biết, mà những người phương Tây đến nước ta khi ấy cũng nhận thấy rõ.

Phủ Chúa Trịnh qua tranh vẽ của người phương Tây. (Hình minh họa – Nguồn: di‌endanlichsu)

Thời Lê Trung Hưng, khi mà quyền hành của vua Lê dần bị thu hẹp, vua chỉ “ngồi giữ ngôi không” trong khi chúa Trịnh mới là người nắm thực quyền quyết định mọi việc, chính vì vậy đã xảy ra nhiều chuyện lạ kỳ, oái oăm, đảo lộn cương thường… Chuyện chúa xem mặt để chọn người làm vua được coi là chuyện lạ nhất trong số các chuyện lạ.

Người phương Tây viết về vua Lê chúa Trịnh

Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê không chỉ người dân cả nước đều biết, triều đại phương Bắc và các quốc gia lân bang biết, mà những người phương Tây đến nước ta khi ấy cũng nhận thấy rõ.

Thí dụ một người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier trên cơ sở các ghi chép của em trai – người từng đến nước ta trong khoảng thời gian 1639-1645 và qua đó viết lên tác phẩm Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tunquin (Du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài) có ghi rằng:

“Những vị tướng họ Trịnh ít chú ý đến danh hiệu của nhà vua mà chú ý hơn đến vương quyền thực sự, nên để cho vua Lê tất cả các hình thức bề ngoài, còn họ thì chuyên giữ quyền chỉ huy quân đội và tự mình nắm toàn quyền sử dụng một phần lớn thu nhập của vương quốc. Từ đó đến nay có thể nói rằng có hai vua ở Đàng Ngoài, vua thực sự chỉ làm vì, còn Chúa nắm hết quyền hành, giải quyết hết mọi việc. Nhà vua ở trong hoàng cung như một n‌ô l‌ệ, chỉ ra ngoài ít ngày thôi. Những ngày đó người ta rước vua qua các phố như rước một pho tượng, nghi trượng lộng lẫy”.

Samuel Baron – một nhà buôn mang quốc tịch Anh, trong cuốn sách hoàn thành năm 1685 và đặt tên là A Description of the Kingdom of Tonqueen (Mô tả vương quốc Đàng Ngoài) có đoạn viết như sau:

“Không phải Chúa không ham quyền lực hay ông ta tôn trọng Pháp Luật gì đâu, mà bởi ông ta đã nghĩ nát óc về hai lý do sau để không làm lên vua. Thứ nhất, nếu lên ngôi ông ta sẽ bị coi là tiếm quyền, bị cả nước ghét và thù oán, nhất là sự chống lại của họ Nguyễn – người sẽ có danh nghĩa chính đáng để tiến đánh dòng họ chúa Trịnh. 

Thứ hai, Chúa nhận thức được rằng triều đình Trung Hoa sẽ chống lại ông ta một khi biết tin có kẻ không thuộc dòng dõi vua Lê cướp lấy ngai vàng. Như thế chẳng khác gì tự rước họa lớn vào thân và tự mình hủy diệt bản thân. Bởi vậy con đường an toàn nhất là dựng một Hoàng tử thuộc dòng dõi vua Lê lên làm vua chỉ trên danh nghĩa, còn mọi quyền lực trong triều gắn vào tay của Chúa. 

Trong thực tế mọi quyền hành đều do Chúa nắm, từ việc quyết định chiến tranh hay hòa bình, tự ra luật và hủy luật, có quyền lên án hoặc ân xá phạm nhân, phong chức hoặc bãi nhiệm quan tòa, tướng lĩnh quân đội, ông ra lệnh thu thuế, ra lệnh phạt… theo chủ ý của mình… Có thể nói quyền hành của Chúa không chỉ là quyền hành của hoàng gia mà còn vô tận và tuyệt đối. Bởi thế người châu Âu gọi Chúa là vua hay Vương (King), còn vua được gọi bằng một danh xưng nghe thì to nhưng vô vị là Hoàng đế (Emperor)”.

Một người Anh tên là William Dampier trong sách The Voyage to Tonquin (Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài) viết về những điều tai nghe mắt thấy khi đến nước ta năm 1688. Trong chương IV, phần viết về viết về chính quyền, ông gọi chế độ vua Lê chúa Trịnh là “thể chế lưỡng vương” như sau:

“Ở đó có hai quốc vương và mỗi người nắm một nền cai trị riêng. Một người được gọi là Boua (Vua) và người kia gọi là Choua (Chúa)”. Ông cho biết rằng chúa vì đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh với miền Nam nên dần dần nắm cả quân đội và “cũng nhờ có lợi thế quân đội trong tay nên ông ta loại nhà vua ra khỏi quyền lực đế vương và duy trì mọi nguồn lợi trong tay mình, chỉ để lại cái danh Vua hão huyền cho vị Hoàng đế – có lẽ vì dân chúng hãy còn quá tôn kính hoàng gia. 

Vì thế mọi quyền lực ở vương quốc Đàng Ngoài hoàn toàn rơi vào tay chủa vị tướng quân kia và các đời thừa kế của ông – những người xưng là Choua (Chúa), trong khi Boua (Vua) bây giờ chỉ còn lại ánh hào quang của quyền lực một thời. Nhà vua sống đời sống của một nguyên thủ bị cầm tù trong cung điện xưa cũ cùng với vợ con của ông”.

Trên đây là chỉ một vài ghi chép trong số nhiều tư liệu mà người phương Tây đã viết về chế độ vua Lê chúa Trịnh ở nước ta. Dù cách tiếp cận, quan điểm và nhận thức có khác nhau, nhưng xét một cách tổng quan họ đều nhận thấy trong chính quyền “Lưỡng đầu chế” ấy, vua Lê chỉ mang tính biểu tượng, chúa Trịnh mới là người nắm mọi quyền hành, là vị vua không ngai.

Khi chúa Trịnh làm chuyện lạ đời

Vì nắm quyền lực nên các đời chúa Trịnh toàn quyền quyết định mọi chuyện, kể cả chuyện liên quan đến mạng sống của vua, do đó việc lựa chọn ai sẽ là vị vua tương lai không phải do vua mà là do Chúa. Tác giả cuốn sách Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tunquin (Du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài) có viết:

“Không phải bao giờ con cả cũng nối ngôi vua. Những Chúa hay nguyên súy cùng với tất cả các cố vấn, thông thường những người này là tay chân của Chúa, khi thấy nhà vua có nhiều con trai, thường chọn người nào mà Chúa ưng thuận để lên nối ngôi”.

Người kế vị ngai vàng được lựa chọn là do ý chúa Trịnh, nhưng công khai lựa chọn, coi đó là việc thể hiện uy quyền tối cao của mình, phỉ báng lại tôn ty, lễ nghi, các thức… có lẽ chỉ có Trịnh Cương, vị Chúa được coi là bạo ngược, cứng rắn nhất trong các đời chúa Trịnh.

Chính sử chép rằng vào tháng 4 năm Kỷ Dậu (1729) chúa Trịnh Cương ép vua Lê Dụ Tông (1705-1729) nhường ngôi cho thái tử Lê Duy Phường vì Lê Duy Phường là cháu ngoại Trịnh Cương. Sau khi nhường ngôi, Lê Dụ Tông được tôn là Thái thượng hoàng và ở ngôi vị này đến tháng Giêng năm Tân Hợi (1731) thì mất, thọ 51 tuổi.

Tượng chúa Trịnh Giang. (Hình minh họa – Nguồn: http://hotrinh.cuocsongviet.com.vn)

Lê Duy Phường lên ngôi, lấy niên hiệu là Vĩnh Khánh, làm vua mới được 3 năm thì bị chúa kế tiếp là Trịnh Giang phế truất vào 8 năm Nhâm Tý (1732) để chứng tỏ oai quyền của mình muốn bỏ ai, lập ai làm vua cũng được.

Sau khi phế bỏ Lê Duy Phường, chúa Trịnh Giang đã làm một việc trước đó chưa từng có trong lịch sử, sách Đại Việt sử ký tục biên chép như sau: “Chúa Trịnh Khương (Giang) phế bỏ vua Vĩnh Khánh làm Hôn Đức công, lập con trưởng của Dụ Tông là Duy Tường làm vua. Lúc trước Vĩnh Khánh đế đã được lập làm vua, hoang dâ‌m càn rỡ không kiêng kị gì. Đại thần là bọn Trịnh Quán bàn làm việc quyền biến để yên xã tắc. 

Chúa còn ẩn nhẫn chưa nghe, sai quan bày tỏ ý muốn cứu giúp, bảo vua phải tạm tránh chính điện ra ở cung bên cạnh. Số cung đốn [cho vua dùng] trong nội điện đều xén bớt đi. Thái hậu không biết răn bảo, giúp đỡ vua nên bị giáng xuống làm Quận quân. Vĩnh Khánh đế cuối cùng cũng không hối hận, tỉnh ngộ. Đến nay bèn phế đi, rước ra một ngôi nhà ở ngoài, chẳng bao lâu bị hại.

Chúa Trịnh Khương (Giang) hội quần thần bàn chọn người lập làm vua. Sau dẫn 12 người con của [Lê] Dụ Tông đến phủ đường xem mặt. Duy Tường do thứ bậc [là con trưởng] đáng được lập làm vua, bèn sai quan hữu ty hộ vệ ra ở cung Phúc Thọ”.

Ngày 26 tháng 8 năm Nhâm Tý (1732), Lê Duy Tường lên ngôi hoàng đế (tức Lê Thuần Tông). Còn người em của ông, tức Lê Duy Phường thì bị giam cầm, đầy ải rồi chết thảm sau đó mấy năm, sử gọi là Phế Đế.

Viết về việc phế truất ngôi vua, trong sách Lê triều dã sử ghi một thuyết như sau: “Tương truyền rằng Dụ Tông lấy người thiếp của Tể tướng Lê Học, có thai 3 tháng, sinh ra Duy Phường. Thiên hạ đều biết rằng đấy không phải là dòng dõi nhà Lê. Nhưng vì Duy Phường lúc nhỏ là con nuôi của họ Trịnh, người đời không ai dám nói”.

Đây được coi là một trong những lý do mà chúa Trịnh Giang vin vào để làm chuyện phế lập, nhưng theo sách Cố Lê thế hệ thì: “Vĩnh Khánh đế ở ngôi được ba năm, chúa Trịnh Giang vu cho là tư thông với vợ Trịnh Nhân vương [tức Trịnh Cương], bèn truất ngôi vua mà giáng phong làm Hôn Đức công”.

Dù là lấy cớ nào đi chăng nữa thì sự việc mà chúa Trịnh Giang làm khiến thiên hạ hoang mang, bất bình. Phế vua cũ xong, chuyện vị chúa này xem mặt chọn người làm vua mới lại càng lạ lùng hơn. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết:

“Trước đây, Giang muốn thi hành việc bỏ vua này lập vua khác, để ra oai với thần hạ, bèn mượn việc khác vu cho nhà vua, rồi bắt ép nhà vua ra ở cung riêng. Những thứ cung đốn cho vua dùng thảy đều xén bớt đi; lại truất thái hậu là Quận quân. Đến nay, Giang truất nhà vua làm Hôn Đức công, dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài.

Lúc ấy, Giang bắt dẫn 12 người con của Dụ Tông vào phủ đường để xem mặt, Duy Tường là con trưởng, đáng được lập làm vua. Giang sai viên quan có trách nhiệm hộ vệ Duy Tường đến ở cung Thọ Phúc. Ngày Bính Tý, làm lễ cáo Thái Miếu, ngày Canh Thìn, lên ngôi vua (Tức Thuần Tông). Đổi niên hiệu là Long Đức, đại xá cho trong nước”.

Trong sách này còn có lời cẩn án của sử thần triều Nguyễn như sau: “Trịnh Giang bạo nghịch giết vua, cũng như Vương Mãng, Đổng Trác nhà Hán. Có người nói “Đế Duy Phường là con của người khác”. Câu nói ấy chẳng qua kẻ bè đảng với họ Trịnh bịa ra để gỡ tội cho Giang mà thôi. Tra trong Ngọc Phả nhà Lê nói: “Duy Phường là con của Dụ Tông”. 

Thế hệ nhà Lê nói: “Giang vu cho nhà vua thông gian với vợ Trịnh Cương mà phế truất đi”. Ngọc Phả và Thế hệ đều chép rành rành như thế, có thể dùng làm chứng cớ. Thế mà người viết tục biên Lê sử lại nói rằng: “Nhà vua hoang dâ‌m càn rỡ không kiêng kỵ gì”, nhưng họ không nêu rõ được sự việc. 

Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê không chỉ người dân cả nước, các quốc gia lân bang đều biết, mà những người phương Tây đến nước ta khi ấy cũng nhận thấy rõ.

Thời Lê Trung Hưng, khi mà quyền hành của vua Lê dần bị thu hẹp, vua chỉ “ngồi giữ ngôi không” trong khi chúa Trịnh mới là người nắm thực quyền quyết định mọi việc, chính vì vậy đã xảy ra nhiều chuyện lạ kỳ, oái oăm, đảo lộn cương thường… Chuyện chúa xem mặt để chọn người làm vua được coi là chuyện lạ nhất trong số các chuyện lạ.

Người phương Tây viết về vua Lê chúa Trịnh

Chuyện chúa Trịnh lấn át vua Lê không chỉ người dân cả nước đều biết, triều đại phương Bắc và các quốc gia lân bang biết, mà những người phương Tây đến nước ta khi ấy cũng nhận thấy rõ.

Thí dụ một người Pháp tên là Jean Baptiste Tavernier trên cơ sở các ghi chép của em trai – người từng đến nước ta trong khoảng thời gian 1639-1645 và qua đó viết lên tác phẩm Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tunquin (Du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài) có ghi rằng:

“Những vị tướng họ Trịnh ít chú ý đến danh hiệu của nhà vua mà chú ý hơn đến vương quyền thực sự, nên để cho vua Lê tất cả các hình thức bề ngoài, còn họ thì chuyên giữ quyền chỉ huy quân đội và tự mình nắm toàn quyền sử dụng một phần lớn thu nhập của vương quốc. Từ đó đến nay có thể nói rằng có hai vua ở Đàng Ngoài, vua thực sự chỉ làm vì, còn Chúa nắm hết quyền hành, giải quyết hết mọi việc. Nhà vua ở trong hoàng cung như một n‌ô l‌ệ, chỉ ra ngoài ít ngày thôi. Những ngày đó người ta rước vua qua các phố như rước một pho tượng, nghi trượng lộng lẫy”.

Samuel Baron – một nhà buôn mang quốc tịch Anh, trong cuốn sách hoàn thành năm 1685 và đặt tên là A Description of the Kingdom of Tonqueen (Mô tả vương quốc Đàng Ngoài) có đoạn viết như sau:

“Không phải Chúa không ham quyền lực hay ông ta tôn trọng Pháp Luật gì đâu, mà bởi ông ta đã nghĩ nát óc về hai lý do sau để không làm lên vua. Thứ nhất, nếu lên ngôi ông ta sẽ bị coi là tiếm quyền, bị cả nước ghét và thù oán, nhất là sự chống lại của họ Nguyễn – người sẽ có danh nghĩa chính đáng để tiến đánh dòng họ chúa Trịnh. 

Thứ hai, Chúa nhận thức được rằng triều đình Trung Hoa sẽ chống lại ông ta một khi biết tin có kẻ không thuộc dòng dõi vua Lê cướp lấy ngai vàng. Như thế chẳng khác gì tự rước họa lớn vào thân và tự mình hủy diệt bản thân. Bởi vậy con đường an toàn nhất là dựng một Hoàng tử thuộc dòng dõi vua Lê lên làm vua chỉ trên danh nghĩa, còn mọi quyền lực trong triều gắn vào tay của Chúa. 

Trong thực tế mọi quyền hành đều do Chúa nắm, từ việc quyết định chiến tranh hay hòa bình, tự ra luật và hủy luật, có quyền lên án hoặc ân xá phạm nhân, phong chức hoặc bãi nhiệm quan tòa, tướng lĩnh quân đội, ông ra lệnh thu thuế, ra lệnh phạt… theo chủ ý của mình… Có thể nói quyền hành của Chúa không chỉ là quyền hành của hoàng gia mà còn vô tận và tuyệt đối. Bởi thế người châu Âu gọi Chúa là vua hay Vương (King), còn vua được gọi bằng một danh xưng nghe thì to nhưng vô vị là Hoàng đế (Emperor)”.

Phủ Chúa Trịnh qua tranh vẽ của người phương Tây. (Hình minh họa – Nguồn: di‌endanlichsu)

Một người Anh tên là William Dampier trong sách The Voyage to Tonquin (Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài) viết về những điều tai nghe mắt thấy khi đến nước ta năm 1688. Trong chương IV, phần viết về viết về chính quyền, ông gọi chế độ vua Lê chúa Trịnh là “thể chế lưỡng vương” như sau:

“Ở đó có hai quốc vương và mỗi người nắm một nền cai trị riêng. Một người được gọi là Boua (Vua) và người kia gọi là Choua (Chúa)”. Ông cho biết rằng chúa vì đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh với miền Nam nên dần dần nắm cả quân đội và “cũng nhờ có lợi thế quân đội trong tay nên ông ta loại nhà vua ra khỏi quyền lực đế vương và duy trì mọi nguồn lợi trong tay mình, chỉ để lại cái danh Vua hão huyền cho vị Hoàng đế – có lẽ vì dân chúng hãy còn quá tôn kính hoàng gia. 

Vì thế mọi quyền lực ở vương quốc Đàng Ngoài hoàn toàn rơi vào tay chủa vị tướng quân kia và các đời thừa kế của ông – những người xưng là Choua (Chúa), trong khi Boua (Vua) bây giờ chỉ còn lại ánh hào quang của quyền lực một thời. Nhà vua sống đời sống của một nguyên thủ bị cầm tù trong cung điện xưa cũ cùng với vợ con của ông”.

Trên đây là chỉ một vài ghi chép trong số nhiều tư liệu mà người phương Tây đã viết về chế độ vua Lê chúa Trịnh ở nước ta. Dù cách tiếp cận, quan điểm và nhận thức có khác nhau, nhưng xét một cách tổng quan họ đều nhận thấy trong chính quyền “Lưỡng đầu chế” ấy, vua Lê chỉ mang tính biểu tượng, chúa Trịnh mới là người nắm mọi quyền hành, là vị vua không ngai.

Khi chúa Trịnh làm chuyện lạ đời

Vì nắm quyền lực nên các đời chúa Trịnh toàn quyền quyết định mọi chuyện, kể cả chuyện liên quan đến mạng sống của vua, do đó việc lựa chọn ai sẽ là vị vua tương lai không phải do vua mà là do Chúa. Tác giả cuốn sách Relation nouvelle et singulière du Royaume de Tunquin (Du ký mới và kỳ thú về vương quốc Đàng Ngoài) có viết:

“Không phải bao giờ con cả cũng nối ngôi vua. Những Chúa hay nguyên súy cùng với tất cả các cố vấn, thông thường những người này là tay chân của Chúa, khi thấy nhà vua có nhiều con trai, thường chọn người nào mà Chúa ưng thuận để lên nối ngôi”.

Người kế vị ngai vàng được lựa chọn là do ý chúa Trịnh, nhưng công khai lựa chọn, coi đó là việc thể hiện uy quyền tối cao của mình, phỉ báng lại tôn ty, lễ nghi, các thức… có lẽ chỉ có Trịnh Cương, vị Chúa được coi là bạo ngược, cứng rắn nhất trong các đời chúa Trịnh.

Chính sử chép rằng vào tháng 4 năm Kỷ Dậu (1729) chúa Trịnh Cương ép vua Lê Dụ Tông (1705-1729) nhường ngôi cho thái tử Lê Duy Phường vì Lê Duy Phường là cháu ngoại Trịnh Cương. Sau khi nhường ngôi, Lê Dụ Tông được tôn là Thái thượng hoàng và ở ngôi vị này đến tháng Giêng năm Tân Hợi (1731) thì mất, thọ 51 tuổi.

Tượng chúa Trịnh Giang. (Hình minh họa – Nguồn: http://hotrinh.cuocsongviet.com.vn)

Lê Duy Phường lên ngôi, lấy niên hiệu là Vĩnh Khánh, làm vua mới được 3 năm thì bị chúa kế tiếp là Trịnh Giang phế truất vào 8 năm Nhâm Tý (1732) để chứng tỏ oai quyền của mình muốn bỏ ai, lập ai làm vua cũng được.

Sau khi phế bỏ Lê Duy Phường, chúa Trịnh Giang đã làm một việc trước đó chưa từng có trong lịch sử, sách Đại Việt sử ký tục biên chép như sau: “Chúa Trịnh Khương (Giang) phế bỏ vua Vĩnh Khánh làm Hôn Đức công, lập con trưởng của Dụ Tông là Duy Tường làm vua. Lúc trước Vĩnh Khánh đế đã được lập làm vua, hoang dâ‌m càn rỡ không kiêng kị gì. Đại thần là bọn Trịnh Quán bàn làm việc quyền biến để yên xã tắc. 

Chúa còn ẩn nhẫn chưa nghe, sai quan bày tỏ ý muốn cứu giúp, bảo vua phải tạm tránh chính điện ra ở cung bên cạnh. Số cung đốn [cho vua dùng] trong nội điện đều xén bớt đi. Thái hậu không biết răn bảo, giúp đỡ vua nên bị giáng xuống làm Quận quân. Vĩnh Khánh đế cuối cùng cũng không hối hận, tỉnh ngộ. Đến nay bèn phế đi, rước ra một ngôi nhà ở ngoài, chẳng bao lâu bị hại.

Chúa Trịnh Khương (Giang) hội quần thần bàn chọn người lập làm vua. Sau dẫn 12 người con của [Lê] Dụ Tông đến phủ đường xem mặt. Duy Tường do thứ bậc [là con trưởng] đáng được lập làm vua, bèn sai quan hữu ty hộ vệ ra ở cung Phúc Thọ”.

Ngày 26 tháng 8 năm Nhâm Tý (1732), Lê Duy Tường lên ngôi hoàng đế (tức Lê Thuần Tông). Còn người em của ông, tức Lê Duy Phường thì bị giam cầm, đầy ải rồi chết thảm sau đó mấy năm, sử gọi là Phế Đế.

Viết về việc phế truất ngôi vua, trong sách Lê triều dã sử ghi một thuyết như sau: “Tương truyền rằng Dụ Tông lấy người thiếp của Tể tướng Lê Học, có thai 3 tháng, sinh ra Duy Phường. Thiên hạ đều biết rằng đấy không phải là dòng dõi nhà Lê. Nhưng vì Duy Phường lúc nhỏ là con nuôi của họ Trịnh, người đời không ai dám nói”.

Đây được coi là một trong những lý do mà chúa Trịnh Giang vin vào để làm chuyện phế lập, nhưng theo sách Cố Lê thế hệ thì: “Vĩnh Khánh đế ở ngôi được ba năm, chúa Trịnh Giang vu cho là tư thông với vợ Trịnh Nhân vương [tức Trịnh Cương], bèn truất ngôi vua mà giáng phong làm Hôn Đức công”.

Dù là lấy cớ nào đi chăng nữa thì sự việc mà chúa Trịnh Giang làm khiến thiên hạ hoang mang, bất bình. Phế vua cũ xong, chuyện vị chúa này xem mặt chọn người làm vua mới lại càng lạ lùng hơn. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục viết:

“Trước đây, Giang muốn thi hành việc bỏ vua này lập vua khác, để ra oai với thần hạ, bèn mượn việc khác vu cho nhà vua, rồi bắt ép nhà vua ra ở cung riêng. Những thứ cung đốn cho vua dùng thảy đều xén bớt đi; lại truất thái hậu là Quận quân. Đến nay, Giang truất nhà vua làm Hôn Đức công, dời đến ở một ngôi nhà ở bên ngoài.

Lúc ấy, Giang bắt dẫn 12 người con của Dụ Tông vào phủ đường để xem mặt, Duy Tường là con trưởng, đáng được lập làm vua. Giang sai viên quan có trách nhiệm hộ vệ Duy Tường đến ở cung Thọ Phúc. Ngày Bính Tý, làm lễ cáo Thái Miếu, ngày Canh Thìn, lên ngôi vua (Tức Thuần Tông). Đổi niên hiệu là Long Đức, đại xá cho trong nước”.

Trong sách này còn có lời cẩn án của sử thần triều Nguyễn như sau: “Trịnh Giang bạo nghịch giết vua, cũng như Vương Mãng, Đổng Trác nhà Hán. Có người nói “Đế Duy Phường là con của người khác”. Câu nói ấy chẳng qua kẻ bè đảng với họ Trịnh bịa ra để gỡ tội cho Giang mà thôi. Tra trong Ngọc Phả nhà Lê nói: “Duy Phường là con của Dụ Tông”. 

Thế hệ nhà Lê nói: “Giang vu cho nhà vua thông gian với vợ Trịnh Cương mà phế truất đi”. Ngọc Phả và Thế hệ đều chép rành rành như thế, có thể dùng làm chứng cớ. Thế mà người viết tục biên Lê sử lại nói rằng: “Nhà vua hoang dâ‌m càn rỡ không kiêng kỵ gì”, nhưng họ không nêu rõ được sự việc. 

soha