Có lẽ nếu chỉ đọc tên đề tài, đại đa số độc giả chưa hình dung ra được nội dung của bài viết. Ở bài viết này, tôi xin trình bày vấn đề người Nhật có liên quan sâu sắc tới việc thiếp lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin.

Đầu thế kỷ 17, Nhật Bản đã trở thành vùng được truyền đạo Kitô lớn nhất châu Á. Tuy nhiên, do Mạc phủ Tokugawa rất sợ hãi thế lực châu Âu lan rộng tại Nhật Bản nên đã ra sắc lệnh cấm đạo vào năm 1614. Vì thế, năm sau tức là năm 1615, các nhà truyền giáo đã lựa chọn miền Trung Việt Nam là nơi truyền đạo Kitô thay cho Nhật Bản [3: 17-19].

Khi truyền giáo, cần phải tìm hiểu sâu sắc cả ngôn ngữ. Bởi vậy, các nhà truyền đạo Kitô đã ngay lập tức thử thiết lập hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin. Việc thiếp lập hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin do Francisco de Pina (1585 – 1625), nhà truyền giáo người Bồ Đào Nha, khởi xướng thực hiện. Pina từng học ở Áo Môn (Macau) trong những năm 1611 – 1617. Trong thời gian đó, Pina học được cách phiên âm tiếng Nhật bằng ký tự Latin do Padre Joam Rodriguez chỉ dẫn [5: 61-64]. Rodriguez là một nhà truyền đạo Kitô đến truyền giáo tại Nhật Bản, nói tiếng Nhật rất giỏi và là người biên soạn cuốn sách ngữ pháp Arte Breve da Lingoa Iapoa (Đại ngữ pháp tiếng Nhật) vào năm 1608 [8: 259].

Pina đến Hội An, ở miền Trung Việt Nam, vào năm 1617. Sau đó, ông trở thành người nói được tiếng Việt sớm nhất trong các nhà truyền đạo Kitô. Năm 1621, ông đã dạy giáo lý Kitô bằng tiếng Việt [3: 38]. Tiếp theo, trong những năm 1622 – 1623, ông đã phát minh ra cách phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin và biên soạn một cuốn sách ngữ pháp tiếng Việt giản đơn [3: 46]. Như vậy, có thể nói việc thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin đã dựa vào việc phiên âm tiếng Nhật bằng ký tự Latin.

Tuy nhiên, hầu như người ta chưa biết gì về những thông tin trên, liên quan đến việc thiết lập hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin. Gần đây, ông Đỗ Quang Chính mới công bố thông tin này vào năm 2008 [3]. Nhưng chúng ta vẫn còn thắc mắc một điều: “Tại sao Pina có thể nói giỏi tiếng Việt và lập ra hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin chỉ trong khoảng 6 đến 7 năm?”. Giải đáp cho thắc mắc này, tôi cho rằng vì nhờ có sự hỗ trợ từ những người Nhật Bản. Vậy sau đây, chúng ta cùng xác nhận các minh chứng về quá trình thiết lập phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin.

1. Người Nhật ở Hội An

Châu ấn thuyền của Nhật Bản đến Hội An. Trích đoạn từ bức tranh “Shuin-sen Kochi toko zukan” (Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển). Ảnh: Trần Đức Anh Sơn chụp tại Bảo tàng Quốc lập Kyushu năm 2013.

Danh sách các nhà truyền đạo Kitô người nước ngoài đến Đàng Trong

Tên

Tên nướcNăm đến

Francesco Buzomi

Napoli (Ý)1615

Diego Carvalho

Bồ Đào Nha

1615

António Dias

Bồ Đào Nha

1615

Manuel BarretoBồ Đào Nha

1616

Francisco de Pina

Bồ Đào Nha1617
Christoforo BorriÝ

1618

António FernandezBồ Đào Nha

1618

Miguel Maki

Nhật Bản1618

Pedro Marques

Bồ Đào Nha

1618

José TsuchimochiHyuga (Nhật Bản)

1620

Paulo Saito

Tanba (Nhật Bản)1620

Manoel Fernandez

Bồ Đào Nha

1621

Domingos MendesÁo Môn (Macau)

1621

Romão NishiArima (Nhật Bản)

1621

Năm 1615, các nhà truyền đạo Kitô đầu tiên đến Hội An. Lúc bấy giờ ở Hội An đã hình thành phố Nhật Bản. Chúa Nguyễn (cai quản Đàng Trong) đã trao quyền tự trị khu phố Nhật Bản và cắt cử một người Nhật Bản làm trưởng khu phố. Một ví dụ điển hình là ông Funamoto Yashichiro. Ông sinh ra ở Nagasaki, lớn lên rồi trở thành thương nhân Châu ấn thuyền. Ông được bổ nhiệm làm trưởng khu phố Nhật Bản (ở Hội An) từ năm 1618 [4: 144]. Bấy giờ, tất cả người nước ngoài đến Hội An đều do trưởng khu phố người Nhật quản lý [2: 25, 3: 23].

Từ trước năm 1615, Hội An đã có nhiều người Nhật Bản sinh sống. Theo một tư liệu, vào đầu thế kỷ 17, có khoảng 200 – 300 người Nhật sinh sống ở Hội An [4: 143]. Và theo một tư liệu khác, Hội An tiếp nhận ít nhất hơn 500 người Nhật theo đạo Kitô chỉ trong năm 1619 [6: 51].

Phố người Nhật tại Hội An vào thế kỷ XVII. Trích đoạn từ bức tranh “Shuin-sen Kochi toko zukan” (Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển). Ảnh: Trần Đức Anh Sơn chụp tại Bảo tàng Quốc lập Kyushu năm 2013.

Điều đáng chú ý là, trong giai đoạn đầu của quá trình truyền giáo, số nhà truyền đạo Kitô là người Nhật đứng thứ nhì ở miền Trung Việt Nam, chỉ sau người các nhà truyền đạo Kitô người Bồ Đào Nha. Xem bảng trên, chúng ta thấy các nhà truyền đạo Kitô đến miền Trung Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 1615 đến năm 1621 là 14 người. Trong đó có 4 người Nhật Bản, là Miguel Maki, José Tsuchimochi, Paulo Saito, Romão Nishi [3: 555]. Ngoài ra, còn có thêm 2 người Nhật không được ghi chép trong bảng trên, là những người đi cùng trong đoàn truyền giáo đầu tiên được phái cử (đến Đàng Trong) vào năm 1615. Hai người này là người giúp việc cho linh mục và tu sĩ nên không rõ họ tên [6: 48].

Khi các nhà truyền đạo Kitô người châu Âu đến Hội An, họ dường như gia nhập vào xã hội Nhật Bản (ở đó). Họ không biết gì về tiếng Việt. Tuy nhiên, khi ấy ở Hội An đã có các phiên dịch. Vì thế, ngay từ ban đầu, họ đã có thể giao tiếp được với người Việt thông qua phiên dịch. Phiên dịch là những người Nhật Bản nói được tiếng Việt và sinh sống lâu năm tại Hội An [2: 25, 3: 34-35].

Phố người Nhật tại Hội An vào thế kỷ XVII. Trích đoạn từ bức tranh “Shuin-sen Kochi toko zukan” (Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển). Ảnh: Trần Đức Anh Sơn chụp tại Bảo tàng Quốc lập Kyushu năm 2013.

2. Các nhà truyền giáo người châu Âu và tiếng Nhật

Ở đây có một thắc mắc là, ban đầu các nhà truyền đạo Kitô người châu Âu giao tiếp với người Việt thông qua phiên dịch như thế nào? Theo tôi nghĩ, trong số các nhà truyền đạo Kitô người châu Âu, có người biết tiếng Nhật hoặc có các nhà truyền đạo Kitô người Nhật làm trung gian để hỗ trợ giao tiếp. Trong 3 người Bồ Đào Nha thuộc phái đoàn truyền giáo đầu tiên (đến Đàng Trong), có 1 người được nói tiếng Nhật. Đó là Diego Carvalho. Trước khi đến Việt Nam, ông đã truyền giáo tại Nhật Bản 6 năm, từ năm 1609 đến năm 1614 [3: 20]. Ngoài ra, như đã nói ở trên, trong phái đoàn truyền giáo đến Đàng Trong vào năm 1615 cũng có 2 người Nhật đi cùng. Ngoài ra, còn có 4 nhà truyền đạo Kitô người Nhật đến miền Trung Việt Nam muộn hơn phái đoàn truyền giáo đầu tiên từ 3 đến 6 năm. Họ biết tiếng Latin nên có thể nói chuyện với nhà truyền đạo Kitô người châu Âu và có thể giao tiếp với người Việt không cần qua phiên dịch, mà bằng hình thức bút đàm bằng chữ Hán. Như vậy là, nhà truyền đạo Kitô người nước ngoài có người biết tiếng Nhật hoặc các nhà truyền giáo người Nhật biết tiếng Latin, chính là những người trung gian để hỗ trợ giao tiếp giữa các nhà truyền đạo Kitô người châu Âu với người Việt (bản xứ).

Tôi muốn xem xét thêm một vấn đề nữa, đó là tại sao Pina nói thạo tiếng Việt trong thời gian ngắn và nói giỏi đến mức có khả năng dạy giáo lý bằng tiếng Việt. Lý do chính có lẽ do ông có năng khiếu học ngoại ngữ. Và chắc hẳn ông rất nhạy cảm với âm thanh. Dù sao, nếu đạt được tới trình độ dạy giáo lý bằng tiếng Việt, Pina không chỉ biết rõ những từ ngữ thông thường mà còn các từ liên quan tới các khái niệm tôn giáo. Ví dụ các từ như là “Chiêu hồn”, “Quan Âm”, “Thích Ca”, “Thủy phủ” được đăng trong cuốn Từ điển Việt – Bồ – Latin của Alexandre de Rhodes ấn hành năm 1651. Các từ nêu trên (trong cuốn từ điển này) đều được biểu thị bằng chữ Hán. Nếu các nhà truyền đạo Kitô người châu Âu muốn biết chính xác ý nghĩa các từ đó thì cần phải dịch sang tiếng mẹ đẻ (ví dụ tiếng Bồ Đào Nha). Pina cũng vậy. Nhưng ông không biết chữ Hán (hoặc chữ Nôm), trong khi lúc bấy giờ chữ Hán (hoặc chữ Nôm) là chữ viết duy nhất tại Việt Nam. Trong thư báo cáo hoạt động của mình vào năm 1622 – 1623, Pina đã viết rằng mình không biết chữ Hán: “Nếu con có tiền thuê một thầy dạy tiếng nói và dạy chữ viết cho con, thì ngày nay con có thể thành thạo rồi; chính vì lý do đó, lúc này con không biết chữ Hán [và chữ Nôm], và đó là một thiếu sót đáng tiếc; còn về tiếng nói, con chỉ biết được nhờ sự học cào học cấu của chính con” [3: 46]. Nếu không biết chữ Hán thì khó có thể dịch chính xác ý nghĩa từ Hán.

3. Năng lực chữ Hán và tiếng Latin của các nhà truyền đạo Kitô người Nhật Bản

Vậy, Pina làm sao để khắc phục vấn đề không biết chữ Hán? Có lẽ là do các nhà truyền đạo Kitô người Nhật đã giúp đỡ Pina. Bởi vì Miguel Maki, Paulo Saito, Romao Nishi đều rành rõi tiếng Latin. Họ đều học tiếng Latin trên 6 năm. Theo bức thư của cấp trên của các nhà truyền giáo này gửi vào năm 1621, Maki và Saito đều (được nhận xét là) có năng lực ưu tú và khả năng tốt về tiếng Latin [7: 484-489]. Các nhà truyền đạo Kitô người Nhật có hiểu biết sâu về chữ Hán và có năng lực dịch từ Hán văn sang tiếng Latin một cách chính xác. Trong một bức thư của Pina gửi vào khoảng năm 1622 – 1623, có đoạn văn nói rằng các nhà truyền đạo Kitô người Nhật Bản đã phát huy tốt năng lực dùng tiếng Latin. Pina nói: “Dù con đã thu thập được nhiều truyện thuộc các loại khác nhau giúp cho những trích dẫn thêm giá trị, hầu xác quyết được ý nghĩa của từ ngữ và quy luật ngữ pháp; tuy nhiên, cho đến nay, con vẫn phải nhờ người ta đọc cho con những truyện đó để con viết sang chữ Bồ Đào Nha, ngõ hầu anh em chúng ta [Ki tô hữu] có thể đọc và học thuộc lòng, như học Cicero hay Virgilio” [3: 45-46].

Thương nhân Nhật Bản yết kiến Thế tử của chúa Nguyễn tại dinh trấn Thanh Chiêm vào thế kỷ XVII. Trích đoạn từ bức tranh “Shuin-sen Kochi toko zukan” (Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển). Ảnh: Trần Đức Anh Sơn chụp tại Bảo tàng Quốc lập Kyushu năm 2013.

Về lời nói trên, tôi muốn giải thích thêm hai điểm có ghi gạch dưới. Điểm thứ nhất là chữ “người ta”. Có lẽ “người ta” này có hai người. Một người Việt và một người Nhật. Một người Việt là người biết chữ Hán và dạy phát âm tiếng Việt chính xác. Và một người Nhật là một nhà truyền đạo Kitô. Vì chỉ có nhà truyền đạo Kitô người Nhật (mới có khả năng) vừa đọc được Hán văn, vừa hiểu tiếng Latin. Điểm thứ hai là cụm từ ”con viết sang chữ Bồ Đào Nha”. Theo tôi hiểu, Pina cố tình bớt miêu tả một số hành vi. Thực ra, Pina nhờ người Việt đọc chữ Hán và nói phát âm của nó để ghi phiên âm tiếng Việt. Tiếp theo, Pina nhờ người Nhật đọc chữ Hán để nghe ý nghĩa của nó bằng tiếng Latin. Lúc đó, người Nhật không biết tiếng Bồ Đào Nha nên dịch sang tiếng Latin. Pina hiểu được nghĩa của từ rồi viết (dịch) sang tiếng Bồ Đào Nha. Làm như vậy, các nhà truyền giáo người châu Âu mới hiểu được từ vựng tiếng Việt một cách chính xác. Chính vì thế, đằng sau lý do Pina trở thành người nói giỏi tiếng Việt đầu tiên trong các nhà truyền đạo Kitô (ở Đàng Trong) là có sự hỗ trợ của người Nhật. Nếu không có sự hỗ trợ người Nhật thì việc ký âm tiếng Việt bằng chữ Latin sẽ ra đời muộn hơn so với thực tế đã diễn ra trong lịch sử.

Đoàn tùy tùng của thương nhân Nhật Bản đứng chờ bên ngoài dinh trấn Thanh Chiêm trong khi thương nhân Nhật Bản đang yết kiến Thế tử của chúa Nguyễn tại dinh trấn Thanh Chiêm vào thế kỷ XVII. Trích đoạn từ bức tranh “Shuin-sen Kochi toko zukan” (Châu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng đồ quyển). Ảnh: Trần Đức Anh Sơn chụp tại Bảo tàng Quốc lập Kyushu năm 2013.

4. Phiên âm tiếng Việt bằng chữ Latin căn cứ vào chữ Hán

Tiếp theo, chúng ta cần phải xác nhận là các nhà truyền đạo Kitô người châu Âu xác định cách phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin như thế nào. Tại sao đặt ra vấn đề này? Là vì, khi các nhà truyền giáo người châu Âu lần đầu tiên nghe tiếng Việt chắc chắn không biết chỗ tách rời trong các từ có 2 âm tiết. Ví dụ, trong thư báo cáo của nhà truyền giáo Joao Roiz gửi vào năm 1621, ông ấy ghi một số danh từ như không tách biệt giữa các âm tiết như hiện nay: An Nam viết là Annam. Xứ Huế (tức Thuận Hóa) viết là Sinoa. Ông Nghè (tức tiến sĩ) viết là Ungue [2: 29-30]. Trong tài liệu của nhà truyền giáo Christoforo Borri viết vào năm 1621 cũng ghi địa danh Qui NhơnQuignin [2: 38]. Có lẽ lúc đầu Pina cũng (viết như) vậy. Tuy vậy, sau đó, Pina có phân biệt được chỗ tách biệt giữa từ với từ, hoặc giữa âm tiết với âm tiết, hoặc giữa một chữ với một chữ. Vì sao chúng ta biết được điều Pina đã thay đổi nhận thức? Tại vì lối viết chính tả có tách biệt giữa từ và từ trong những danh từ có 2 âm tiết đã xuất hiện trong thư của học trò của Pina. Học trò của Pina tên là Antonio de Fontes. Ông đã ghi chép địa danh Bến ĐáBến Đá, Dinh ChàmDinh Cham vào tháng 1 năm 1626. Antonio de Fontes đến miền Trung Việt Nam vào tháng 12 năm 1624 và cùng với Rhodes để học tiếng Việt với Pina [2: 44-47]. Ông đã viết bức thư nói trên ngay sau khi Pina bị chết đuối ở ngoài khơi cửa biển Đà Nẵng vào tháng 12 năm 1625 nên có thể coi Fontes đã thừa kế cách ghi chép của Pina.

Vậy tại sao Pina biết được chỗ cách trong danh từ 2 âm tiết? Theo tôi hiểu, ông đã dựa vào chữ Hán, và học hỏi cách phiên âm và ý nghĩa của từ. Hiểu rõ các từ rồi thì có thể quay lại cấu thành các từ để xác định rõ chỗ tách biệt giữa từ với từ. Công việc này chắc hẳn có sự tham gia của người Nhật. Vì người Nhật biết rất rõ chữ Hán. Sau khi tách từ, ông dùng cách phiên âm tiếng Nhật Bản và tiếng Trung Hoa, ký âm bằng chữ Latin và dựa vào kiến thức hệ thống âm vần tiếng Trung Hoa để xác định được nguyên âm, phụ âm và thanh điệu của tiếng Việt. Như vậy, hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin sẽ hoàn thành. Lúc bây giờ, kiến thức phiên âm tiếng Nhật Bản và tiếng Trung Hoa bằng chữ Latin đã không xa lạ đối với các nhà truyền đạo Kitô [1:19].

Như vậy, chúng ta không thể phủ nhận được việc người Nhật Bản có liên quan sâu sắc đến quá trình thiết lập hệ thống phiên âm tiếng Việt bằng ký tự Latin.

Tài liệu tham khảo

1. Đoàn Thiện Thuật, Chữ Quốc ngữ thế kỷ XVIII, Nxb. Giáo dục, 2008.

2. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Nxb. Tôn
giáo, 2008.

3. Đỗ Quang Chính, Dòng tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Nxb. Tôn giáo, 2008.

4. Nguyễn Văn Kim, Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV -XVII, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003.

5. Roland Jacques, Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics, Orchid Press, 2006.

6. Gonoi Takashi, “Việt Nam và Thiên Chúa giáo và Nhật Bản; Xung quanh vấn đề truyền giáo tại miền Trung Việt Nam vào thế kỷ 17-18”, Báo cáo hàng năm của Viện nghiên cứu văn hóa tổng hợp Trường Cao đẳng Nữ Aoyama (16), tr. 44-55, 2008 – 2012.

7. Takase Koichiro, Văn hóa và một số phía cạnh thời kỳ Thiên Chúa giáo tại Nhật Bản, Nxb. Yagi-shoten, 2001.

8. Joam Rodriguez, Đại ngữ pháp tiếng Nhật (Arte Breve da Lingoa Iapoa), Ikegami Mineo dịch sang tiếng Nhật, Nxb. Iwanami-bunko, 1993.

________________

* Nguyên tác và dịch sang tiếng Việt: Fukuda Yasuo; Hiệu đính: Trần Đức Anh Sơn.

* Trích từ sách LỊCH SỬ VÀ TRIỂN VỌNG MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – NHẬT BẢN. NHÌN TỪ MIỀN TRUNG VIỆT NAM, Nxb Thông tin Truyền thông, 2016 (đang in).

***************

日本語

ほとんどの方がこのテーマを読んでもピンとこないと思うが、実はベトナム語ローマ字表記成立に日本及び日本人が大きく関わっている。

17世紀初頭、日本はアジア最大のキリスト教布教地域となっていたが、ヨーロッパ勢力拡大を恐れた徳川幕府は1614年にキリスト教を禁止したため、その翌年1615年からベトナム中部が日本の代わりにキリスト教の布教拠点として選ばれた1

キリスト教布教に欠かせないのが言葉の理解。そのためイエズス会宣教師はベトナム語のローマ字表記を試みた。体系的なローマ字表記はイエズス会宣教師フランシスコ・ド・ピナ (1585-1625) によって始められた。ピナは1611年-17年までマカオで学び、ここで1608年に『日本語大文典』という文法書を完成させたジョアン・ロドリゲスから日本語ローマ字表記法を教わる2。ロドリゲスとは日本語達者のイエズス会士で、秀吉や家康の知遇も受けた3。ピナは1617年ベトナム中部ホイアンへ渡り、宣教師の中で最も早くベトナム語会話ができる人物となる。1621年にはベトナム語でカトリック教理を教えている4。そして1622年-23年頃までにベトナム語のローマ字表記法を考案し、その簡単な文法書を作成した5。つまりベトナム語ローマ字表記は日本語ローマ字表記を参考にして作成されたといえる。

こうしたベトナム語ローマ字表記成立の情報はほとんど知られていない。これらは最近、ベトナム人学者ドー・クワン・チンの最新研究[3]によって明らかにされたからだ。ただそこでもまだ一つ謎といえるのが、どうしてピナが来越6,7年という短期間に、ベトナム語会話をマスターし、ローマ字表記法を生み出せたかという点だ。それには日本人の協力・支援があったからと考えられる。そこで、以下では、その傍証を挙げながら、ベトナム語ローマ字表記成立に日本人が深く関わったことを確認してみたい。

1.ホイアンの日本人 

ベトナム中部に派遣されたイエズス会宣教師名簿

名前

出身来訪年

フランセスコ・ブゾミ

ナポリ1615
ディオゴ・カルヴァリョポルトガル

1615

アントニオ・ディアス

ポルトガル1615
マニュエル・バレットポルトガル

1616

フランシスコ・ド・ピナポルトガル

1617

クリストフォロ・ボリー

イタリア1618

アントニオ・フェルナンデス

ポルトガル

1618

牧ミゲル日本

1618

ペドロ・マルケス

ポルトガル1618

土持ジョセフ

日本・日向1620
斉藤パウロ日本・丹波

1620

マニュエル・フェルナンデス

ポルトガル1621
ドミンゴ・メンデスマカオ

1621

西ロマン日本・有馬

1621

イエズス会宣教師が最初にやってきた1615年頃のホイアンにはすでに日本町が形成され、一種の日本人社会が存在した。日本町は阮氏広南国から特別に自治権を付与され、その取締(町長)に日本人がついた。一例として1618年から長崎出身で朱印船商人の船本顕定(通称弥七郎)がその任についている6。ヨーロッパ宣教師を含む外国人がホイアンに来れば、その日本町取締の管理下に置かれた7

当時、相当数の日本人がホイアンに居住していた。17世紀初頭で約200-300名の日本人がいたとみられる8。また1619年の年だけで少なく見積もって日本から500人以上のキリシタンがやってきた 9

また注目すべきは、布教の初期段階でホイアンへ来たイエズス会宣教師はポルトガル人次いで日本人が多かったことである。表のとおり1615-1621年に14名が来たが、その内4名が牧ミゲル、土持ジョセフ、斉藤パウロ、西ロマンという日本出身者であった10。この表に掲載していないが、1615年のイエズス会最初の先遣隊にも司祭・修道士の下働きとして日本人2名(但し氏名不明)が同行している11

日本町に入り込む形でやってきたヨーロッパ人宣教師達は最初全くベトナム語が出来なかった。けれどもホイアンには既に通訳者がいた。そのためヨーロッパ人宣教師たちは、この通訳者を介してベトナム人と意思疎通することができた。この通訳者とはホイアンに長期滞在していたベトナム語が話せた日本人である12

2.ヨーロッパ人宣教師と日本語

ここで疑問となるのは、最初ヨーロッパ人宣教師がどのようにしてベトナム人と会話できたのか、という点である。これは、日本語のできる外国人宣教師や日本人宣教師が両者の間に立って会話を成立させていた、と考えられる。その例として、まず1615年派遣団3名の内にヨーロッパ人宣教師だが日本語を話せる宣教師がいたことが挙げられる。それがディエゴ・カルヴァリョである。彼は訪越前、1609年-14年までの6年間日本で布教活動していた13。加えて、表に示したように、1615年派遣団より3~6年遅れで来越した日本人宣教師たちがいる。彼らは、ラテン語ができたのでヨーロッパ人宣教師とは話せたし、ベトナム人とは、通訳者を介さなくとも、漢字の読み書きができるため、漢字の筆談でベトナム人と高度なやり取りが可能だった。日本語のできる外国人宣教師や日本人宣教師がヨーロッパ人宣教師とベトナム人の間に入り、会話をつないだ。

さて次に考えたいのは、どうしてポルトガル人のピナが数年間という短期間にベトナム語会話をマスターし、ベトナム人に説法できるまでになったのかという点だ。その最大の要因は、言うまでもなくピナの語学的才能にあるだろう。彼はおそらく音感が鋭かったはずである。それにしても現地語で説法可能なレベルまでになるには、日常語だけでなく、わかりにくいベトナムの宗教概念を正確に知る必要がある。例えば1651年刊行のアレクサンドロ・ド・ロード『ベトナム語・ポルトガル語・ラテン語辞典』に掲載されている「招魂 (Chiêu hồn)」「観音 (Quan âm)」「釈迦 (Thích ca)」「水府(Thủy Phủ)」のような語彙である。そうした語彙は漢字で表せる漢語であり、これらをヨーロッパ人宣教師達が正確に知るにはラテン語や彼らの母国語(ポルトガル語等)に置き換える必要がある。ピナも同様だったであろう。だが彼は当時の書き文字である漢字やチュノム(ベトナム固有語を表す擬似漢字)をよく知らなかった。これを1622-23年頃の書簡の中で次の通り述べている。「もし金があり会話や文字(漢字・チュノム)を教える先生が雇えれば、今頃は非常に上手になっていたに違いない。正にその理由で文字が読めないままでいる。本当に不甲斐ないことである。しかし話し言葉については自学自習してわかるようになった」14。こう述べたピナ。漢字を知らねば漢語の意味を正確に訳すのは難しい。

3.日本人宣教師の漢字とラテン語能力

ではピナはどうやって漢字が読めないという問題を解決したのか。やはり日本人宣教師が解決したのだろうと思われる。ベトナムに派遣された牧、斉藤、西は共にラテン語を6年以上学んでいる。1621年の彼らの上司の書簡によれば、とくに牧、斉藤の2名は共に優れた能力に恵まれ高いラテン語能力を持つと書かれている15。彼らは漢字にも熟知し漢文を正確にラテン語に置き換えられた。彼らのそうした能力が発揮されていたと理解できる箇所が1622年-23年のピナの書簡中にある。「(漢文の)様々な物語を蒐集し辞書や文法書の編纂のために語義や語法を確定しようとしているが、その物語を「人」に読んでもらって、(その語義を)ポルトガル語で書き、ポルトガルの同僚にもわかるようにしている」と書き記されている 16

この内容について2点解説を加えたい。まず一点目は「人」である。おそらくこの「人」とは二人いる。一人がベトナム人、もう一人が日本人である。ベトナム人の方は漢字を知り、正確な発音を教えた。もう一人の日本人はイエズス会宣教師。なぜなら漢文も読めてラテン語もできる人は当時のホイアンに日本人宣教師ぐらいしかいないからだ。2点目は「その物語を「人」に読んでもらって、(その語義を)ポルトガル語で書き」とある部分について。これは簡潔に表現されているが、いくつかの行為描写を意図的に省略したのではないかと思われる。実際は次の過程を経たのではないか。まず、ピナは、ベトナム人に頼み、漢字を読んでもらい、それを発音してもらってローマ字で表記する。次に、同じ漢字を日本人宣教師に読んでもらい語義を解説してもらう。そのさい日本人宣教師はポルトガル語までは出来ないので一旦ラテン語へ訳す。ピナはそれを聞いて(あるいは読んで)意味を理解し、さらに彼の頭でポルトガル語へ置き換えて叙述する。このようにしてヨーロッパ人宣教師たちはベトナム語が正確に理解できるようになっていった。ピナのベトナム語マスターの影には漢字を知る日本人がいたと考えないと説明がつかない。

4. 漢字を基にしたベトナム語ローマ字表記 

さらにヨーロッパ人宣教師がどうやってベトナム語ローマ字表記を確定できたのかも考えてみたい。なぜこれを問題にするのか。これはヨーロッパ人宣教師がベトナム語を最初聞いた時、2音節からなる名詞の区切れ目がどこにあるのかわからなかったと考えられるからだ。たとえば、1621年イエズス会宣教師ジョエル・ルイの書いたベトナム語名詞では、安南 (An nam) は Annam, 順化 (Thuận Hóa/xứ Huế) はSinoa, 進士 (ông Nghè) はUngueと、分ち書きされずに記述されている17。また同宣教師クリストフォロ・ボリーも1621年に書いたと見られる記述に、中部の街クイニョン (Qui Nhơn)をQuigninと綴っている18。ピナも同様に最初の頃は単語と単語の切れ目がわからなかった。しかしその後、彼は単語と単語の切れ目、あるいは音節と音節の切れ目、言い換えれば字と字の切れ目がわかるようになった。それがなぜわかるかといえば、2音節名詞の間を区切る表記法がピナの弟子の書簡に初めて現れるからだ。その弟子とはアントニオ・ド・フォンテ。彼は1626年1月に、地名のベンダー (Bến Đá) をBến Đá、ジンチャム(Dinh Chàm)をDinh Chamと表記している。ベンダーのほうは分ち書きも声調記号も現在の正書法とまったく一緒だ。彼は1924年12月に初めてベトナム中部に来て、上述のロードと一緒にピナからベトナム語を学ぶ19。その手紙は1625年12月にピナがダナン沖で溺死した直後に書かれ、そのつづり方はピナから学んだと考えられる。

では、ピナはどうして名詞内の区切り目がわかったのか。それは漢字(チュノム)を基にしたからだろう。漢字を基にすることでその字音と語義がわかる。またそこから語の構成に戻れば、語内部の音節間の区切り方も明確になる。べトナム語語彙を音節ごとの最小単位に分けられるようになったのは、漢字に基づいたその字音と語義の確定作業のおかげである。特にその語義確定には漢字をよく知る日本人が参加していたはずだ。語内部の区分けができれば、あとは、単語(音節)毎に、日本語ローマ表記法や中国語ローマ字表記法と、中国語式音韻の知識に基づき、母音や子音、声調を当てはめれば、ベトナム語のローマ字表記は完成する。当時のイエズス会宣教師の間では日本語や中国語のローマ字表記法はすでに見慣れないものではなかった 20

以上の点を併せて考えるなら、ベトナム語のローマ字表記成立過程には、日本人が深く関わっていたことは否定しがたい事実だといえる。

注釈

1; 4; 5; 7; 10; 13; 14; 16 Đỗ Quang Chính, Dòng tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Hà Nội: Tôn giáo, 2008, 17-19; 38; 46; 23; 555; 46; 20; 45-46。

2 Roland Jacques, Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics, Orchid Press, 2006, 61-64。

3ロドリゲス『日本語小文典(上)』池上峯夫訳,岩波文庫,1993年, 259。

6; 8 Nguyễn Văn Kim, Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII, Hà Nội: ĐHQGHN, 2003,144;143。

9; 11五野井隆史「ヴェトナムとキリスト教と日本―16・17世紀コーチシナにおけるキリスト教宣教を中心にして―」青山学院女子短期大学総合文化研究所年報 (16) 44-55, 2008-2012, 51; 48。

12 Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, Hà Nội: Tôn giáo, 2008, 25; Đỗ Quang Chính, Dòng tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Hà Nội: Tôn giáo, 2008; 34-35。

15高瀬弘一郎『キリシタン時代の文化と諸相』八木書店, 2001年, 484-489。

17; 18; 19 Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Hà Nội: Tôn giáo, 2008; 29-30; 38; 44-47。

20 Đoàn Thiện Thuật, Chữ quốc ngữ thế kỷ XVIII, Hà Nội: Giáo dục, 2008, 19。

参考文献

1. Đoàn Thiện Thuật, Chữ quốc ngữ thế kỷ XVIII, Hà Nội: Giáo dục, 2008.

2. Đỗ Quang Chính, Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659, Hà Nội: Tôn giáo, 2008.

3. Đỗ Quang Chính, Dòng tên trong xã hội Đại Việt 1615-1773, Hà Nội: Tôn giáo, 2008.

4. Nguyễn Văn Kim, Quan hệ của Nhật Bản với Đông Nam Á thế kỷ XV-XVII, Hà Nội: ĐHQGHN, 2003.

5. Roland Jacques, Portuguese Pioneers of Vietnamese Linguistics, Orchid Press, 2006.

6. 五野井隆史「ヴェトナムとキリスト教と日本―16・17世紀コーチシナにおけるキリスト教宣教を中心にして―」青山学院女子短期大学総合文化研究所年報(16)44-55, 2008-12.

7. 高瀬弘一郎『キリシタン時代の文化と諸相』八木書店, 2001年。

8.ロドリゲス『日本語小文典(上)』池上峯夫訳,岩波文庫, 1993年。

Fukuda Yasuo – 福田康男

Khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội – ハノイ大学日本語学部非常勤講師