Về tên gọi này, Wikipedia, bản tiếng Việt viết như sau:

“Nguồn gốc tên gọi Cochinchine trong Pháp ngữ được các nhà nghiên cứu giải thích theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, giả thuyết phổ biến nhất trước đây, là tên gọi Cochin hay Cocin gốc từ Coci là phiên âm của chữ Giao Chỉ. Do sợ nhầm với thành phố cảng Ấn Độ Cochin, nên người phương Tây thêm hậu tố chine /china (Trung Hoa), ý nói Cochin gần Trung Hoa để phân biệt.

Theo Lý Đăng Thạnh, trong Lịch sử Việt Nam, Tập 4: “Nước Việt thời Trịnh – Nguyễn phân tranh” (1994), thì tên gọi Cochinchine bao gồm hai từ tố là ‘Cochin’ và ‘Chine’. Trong đó, Cochin có nguồn gốc từ tên gọi sông Koh Chin (កោះជីន), là một đoạn sông của Thủy Chân Lạp thuộc hệ thống sông Mekong (sông Cửu Long), chảy qua nhiều cù lao (đảo nhỏ trong châu thổ) từ địa phận thành phố Vĩnh Long ngày nay, qua các tỉnh Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, rồi đổ ra biển Đông tại Cửa Koh Chin. Các nhà thám hiểm hàng hải Châu Âu vào thế kỷ 15 khi đến vùng đất đồng bằng sông Cửu Long để mua nước ngọt và lương thực, thực phẩm, có thể đã lấy tên cửa sông Koh Chin và sông Koh Chin của dải đất có cư dân đông đúc nhất đồng bằng sông Cửu Long thời ấy để gọi tên chung cho cả vùng đồng bằng sông Cửu Long là: Vùng Cochin. Do sợ nhầm với thành phố cảng Ấn Độ Cochin, nên người phương Tây thêm hậu tố chine vào thành Cochinchine. Tên gọi Cochinchine này sang đầu thế kỷ 17 có lúc đã được người Phương Tây đồng hóa với tên gọi toàn bộ dòng sông Mekong. Trong bản đồ Đông Nam Á năm 1609 (bên cạnh), có hai dòng chữ Cochinchine (in dòng lớn và dòng nhỏ) ở vị trí thuộc tỉnh Vân Nam ngày nay, tại thượng nguồn sông Mekong, mà rõ ràng không liên quan gì đến khu vực đồng bằng sông Hồng (Giao Chỉ cũ).

Đến đầu thế kỷ 17, dưới thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, nước Việt Nam phân đôi thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, thì Cochinchine được người Phương Tây dùng để chỉ Đàng Trong, còn Tonkin chỉ Đàng Ngoài. Cuối thế kỷ 17, Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh khi vào thu phục vùng đồng bằng sông Cửu Long thì triều đình Đàng Trong đã gọi sông Koh Chin theo âm Hán – Việt là Cổ Chiên Giang (鼓栴江), và cửa sông Koh Chin là Cổ Chiên Môn (鼓栴門). Trên một số bản đồ cổ của phương Tây in vào thế kỷ 18 – 19 còn đọc Koh Chin bằng những âm khác như Kho Cin, Cocin. Coghien…, hoặc như bản đồ do Stielers Handatlas xuất bản vào tháng 8/1891 tại Đức còn ghi cửa sông Koh ChinKo-kien.

Sự việc có lẽ càng thêm rắc rối, khi vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Trung Hoa và Nhật Bản,còn xuất hiện và lưu truyền một số bức họa có tựa đề như: bức ‘Chu ấn thuyền Giao Chỉ độ hàng quyển’ (vẽ cảnh tàu buôn Nhật Bản ở Đàng Trong), bức họa ‘Giao Chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ’ (vẽ cảnh thương cảng Hội An)…, có thể khiến cho ta nghĩ là Vương quốc Cochinchine (Đàng Trong) có liên quan đến cách dịch thành ‘Giao Chỉ Quốc’. Tuy nhiên, hầu như các tác giả Tây phương đều dịch CochinchineVương quốc Đàng Trong, chứ không phải là ‘Giao Chỉ Quốc’. Đối với các tác giả Hán ngữ (Trung Hoa, Nhật Bản) thời này, thường rất thông thạo lịch sử Trung Hoa và các cựu thuộc địa của nó, trong đó có các khái niệm ‘Giao Chỉ Quận’, ‘Giao Chỉ Bộ’…, trong quá khứ, thì hầu như không ‘thèm đếm xỉa gì’ đến cách gọi Tonkin hay ‘Cochinchine‘, mà khi nói đến Giao Chỉ đều hàm ý là lãnh thổ chung của người Việt mà trước hết là ở vùng châu thổ sông Hồng, rồi đến các miền có chung nền văn minh tương đồng ở xa hơn về phía Nam. Trong các tác phẩm thời này, các tác giả Nhật Bản, Trung Hoa đều gọi Giao Chỉ, hay An Nam chung cho cả Đàng Ngoài lẫn Đàng Trong.

Đến thời Triều Nguyễn độc lập, người Pháp và người Việt làm việc cho Pháp (như Trương Vĩnh Ký) gọi Nam Kỳ là Basse Cochinchine, tương đương với tên gọi Nam Kỳ Lục tỉnh cùng thời. Giai đoạn Pháp chiếm Nam Kỳ (1867-1887), trước thời Pháp thuộc (1884-1945) người Pháp gọi Nam Kỳ Cochinchine Française (Nam Kỳ thuộc Pháp). Chỉ sau khi thành lập liên bang Đông Dương tên gọi Cochinchine mới dần dần chính thức được dùng để chỉ Nam Kỳ, trong khi Annam chỉ Trung Kỳ, còn Bắc Kỳ thì được gọi là Tonkin”.

Trong khi đó, Wikipedia, bản tiếng Anh viết như sau:

Cochinchina (VietnameseNam Kỳ, Khmer: កម្ពុជាក្រោម, French: Cochinchine) is a region encompassing the southern third of Vietnam whose principal city is Saigon or Prey Nokor in Khmer. It was a French colony from 1862 to 1954. The later state of South Vietnam was created in 1954 by combining Cochinchina with southern Annam. In Vietnamese, the region is called Nam Bộ. Historically, it was gia đỊnh (1779 – 1832), Nam Kỳ (1834 – 1945), Nam Bộ (1945 – 1948), Nam Phần (1948 – 1956), Nam Việt (1956 – 1975), and later Miền Nam. In French, it was called la colonie de Cochinchine.

In the 17th century, Vietnam was divided between the Trịnh lords to the north and the Nguyễn lords to the south. The northern section was called Tonkin by Europeans, and the southern part called Cochinchina by most Europeans and Quinam by the Dutch.

During the French colonial period, the label moved further south, and came to refer to the southernmost part of Vietnam, controlled by Cambodia in prior centuries, and lying to its southeast. Its capital was at Saigon. The two other parts of Vietnam at the time were known as Annam and Tonkin”.

Như vậy, theo cách hiểu phổ biến nhất thì Cochinchine/Cochinchina là tên gọi xứ Đàng Trong thời chúa Nguyễn, tương ứng với chữ Inner Region, để phân biệt với Đàng Ngoài thuộc quyền cai trị của vua Lê – chúa Trịnh, tương ứng với các tên Tonkin/Tonquin/Outer Region trong tài liệu phương Tây. Rồi từ năm 1862 thì Cochinchine/Cochinchina được hiểu là vùng đất Nam Kỳ thuộc Pháp, phân biệt với Annam (Trung Kỳ) và Tonkin (Bắc Kỳ). Đến năm 1883, theo Hòa ước Quý Mùi, thì Cochinchine/Cochinchina được mở rộng thêm, bao luôn cả tỉnh Bình Thuận, vốn trước đây thuộc Nam Kỳ.

Cochinchina với ý nghĩa là Nam Kỳ (giai đoạn 1862 – 1883) trên một bản đồ vẽ 3 kỳ của Việt Nam thời Pháp thuộc

Tuy nhiên, trong phần chú thích bài Đàng Trong thời chúa Nguyễn, trích dịch từ tác phẩm A Voyage to Madagascar and the East Indies của Alexis Rochon, dịch giả Nguyễn Duy Chính viết như sau:

“Nguyên tác Cochinchina là tên người Âu châu gọi vùng Ðàng Trong của nước ta. Tuy nhiên trong sách vở chữ này có thể được dùng để chỉ nhiều khu vực khác nhau, có khi chỉ hạn hẹp nói về đất Nam Kỳ, có khi để chỉ một vương quốc dưới quyền cai trị của chúa Nguyễn, có khi li chcc Việt Nam. Theo nhiều tác giả Cochinchina có thể bắt nguồn từ nước Giao Chỉ, tên cũ của nước ta đời Hán. Ðến thế kỷ XVI, khi thương nhân người Nhật đến Hội An (Faifo) và Cửa Hàn (Ðà Nẵng) thì họ gọi người dân bản xứ là Coci. Người Bồ Ðào Nha cũng theo chân vào buôn bán, gọi người dân là Cochi hay Cochin. Ðể khỏi nhầm với đất Cochin ở Ấn Ðộ, họ thêm chữ Cina để cho biết đây là xứ Cochin ở gần Trung Hoa và thành Cochinchina.

Trong sách vở, tên này được ghi với nhiều cách khác nhau như Cochimchina, Chochimchina, Cocinchine, Caucicina, Cauchichina, Cauchj China, Cauchinchina, Coccincina, Concincina, Cauchenchina, Cachenchina, Cocamchina, Canchimchyna, Quachymchyna, Quamcymchyna, Eochijchina, … Về tiếng Việt, ngoài từ Ðàng Trong, chúng ta còn gọi là xứ qung, Xứ Nam, Nam Hà, Min Nam… Những chi tiết này chúng tôi dựa theo Peter C. Phan, Mission and Catechesis: Alexandre de Rhodes & Inculturation in Seventeenth-Century Vietnam, New York: Orbis Books, 2005, tr. 7, chú thích 5”.

Tôi xin lưu ý chi tiết: “[Cochinchine/ Cochinchina] có khi lại chỉ cả nước Việt Nam …” trong chú thích trên của Nguyễn Duy Chính. Bởi lẽ trong rất nhiều tài liệu phương Tây vào thế kỷ XIX, thì Cochinchine/Cochinchina chính là cách họ gọi tên nước ta lúc vào các thế kỷ XVII – XIX. Chẳng hạn:

– Trong bài báo in trên tạp chí The Journal of the Asiatic Society of Bengal in vào năm 1837, Giám mục Taberd đã viết: Quần đảo Pracel hay Paracels (Hoàng Sa) là một khu vực chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát… Những người dân xứ Cochinchina gọi khu vực đó là Cồn Vàng… Vào năm 1816, nhà vua (Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các hòn đảo này, mà chắc chắn là sẽ không có một ai tìm cách tranh giành với ông”.

– Tạp chí The Oriental Herald and Colonial Review, số 1/1824, xuất bản tại London. Trang 330 phản ánh sự kiện đại úy Daniel Ross được phái đến Cochin China vào năm 1807, mang theo thư ủy nhiệm từ nước Anh, trình lên vua Cochin China (vua Gia Long) để xin phép khảo sát Paracels. Do có sự hiểu nhầm về từ ngữ trong bức thư nên vua Gia Long đã đối xử thiếu thân thiện với Daniel Ross. Tuy nhiên, việc một đại úy của nước Anh trình thư ủy nhiệm lên nhà vua Cochin China để xin phép khảo sát Paracels chứng tỏ vương quốc Cochin China (tức Đại Nam) đang quản lý quần đảo này.

Ngoài ra, trong hàng trăm bản đồ cổ mà chúng tôi sưu tầm trong mấy năm qua, có rất nhiều bản đồ của phương Tây đã dùng chữ Cochinchine/Cochinchina để chỉ cả nước ta chứ không phải chỉ riêng xứ Đàng Trong hay Nam Kỳ. Chẳng hạn: Các bản đồ của H. Moll (1736), của S.van Esveldt (1745), của Bowen & Gibson (1792)… thì vịnh Bắc Bộ, thay vì ghi là Gulf of Tonkin như nhiều bản đồ đương thời và sau này, thì lại ghi là Gulf of Cochinchine hay G. van Cochinchina.

Bản đồ của S. Van Esveldt (người Hà Lan, 1745) viết là tên vịnh Bắc Bộ là G. van Cochinchina.

Bản đồ của H. Moll (người Đức, 1736) viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.

Bản đồ của Bowen & Gibson (người Anh, 1792) viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.

Bản đồ của H. Moll (người Đức, không đề năm) viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.

Bản đồ khuyết danh xuất bản ở London vào thế kỷ XVIII, viết là tên vịnh Bắc Bộ là Gulf of Cochinchina.

Tóm lại, muốn chuyển danh từ Cochinchine/Cochinchina sang tiếng Việt trong các tài liệu liên quan đến lịch sử Việt Nam thì cần phải xem xét kỹ lưỡng theo ngữ cảnh, thời gian và những miêu tả trong tài liệu về vùng/xứ/vương quốc Cochinchine/Cochinchina đó để dịch cho đúng, chứ không đơn giản là chỉ dịch là Đàng Trong, hay Nam Kỳ mà tôi đã đọc trong nhiều tài liệu đã được xuất bản ở Việt Nam trong những năm qua.

_____

1. Trong nhiều bài viết đã in trên báo và trong các cuốn sách của mình, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu thường dịch chữ Cochinchine/CochinchinaGiao Chỉ gần Tần. Tần ở đây là Chine, tức là Trung Quốc. Điều này chứng tỏ cụ Đầu cho rằng gốc của chữ Cochin là từ chữ Giao Chỉ, chứ không phải là từ chữ Koh-chin hay Cổ Chiên. Tôi tán thành quan điểm này khi ngẫm về cách dùng chữ Gulf of Cochinchina trên các bản đồ cổ của phương Tây, bởi lẽ, chữ này có nghĩa là vịnh của nước Giao Chỉ cạnh Trung Hoa, cũng như họ đã dùng chữ Gulf of Siam để chỉ vịnh Thái Lan vậy.

2. Trong sách Suma Oriental of Tome Pires ( trang 114, nguyên tác Suma Oriental que trata do Mar Roxo até aos Chins), dược sĩ người Bồ Đào Nha Tomé Pires (1465?–1524 hay 1540) lần đầu tiên đã sử dụng từ Cauchy Chyna (đọc là Cô Si Si Na) để chỉ nước Đại Việt. Cauchy là phiên âm của Giao Chỉ (交趾, Jiāozhǐ) và ChynaTần ( 秦, Qín). Sau đó, Cauchy Chyna được viết lại thành Cochinchina. Về vị trí địa lý của Cauchy Chyna, Tomé Pires viết: “The kingdom is between Champa and China” (vương quốc này nằm giữa Chiêm Thành và Trung Hoa). Do đó câu “Cochin có nguồn gốc từ tên gọi sông Koh Chin (កោះជីន), là một đoạn sông của Thủy Chân Lạp thuộc hệ thống sông Mekong (sông Cửu Long)” là hết sức vô lý! (Ý kiến của ông Đinh Bá Truyền)