“Lệnh vua thua lệ làng” mỗi nơi sẽ có những phong tục,tập quán mang nét đặc trưng riêng. Sau đây là những tục lệ ma chay của người Việt.

1. Thắp số nén hương lẻ

Theo quan niệm dân gian, do phụ nữ có khả năng mang thai, tức là “tuy một mà hai”, nên số 2 (cũng như các số chẵn nói chung) mang tính âm, số lẻ mang tính dương. Thắp số hương lẻ để thể hiện là người dương thắp cho người âm, thắp số chẵn sẽ mang lại điều không lành.

2. Cúng một bát cơm với quả trứng

Trong ba ngày tang, theo phong tục người ta thường cúng một bát cơm trắng với một quả trứng cho người đã khuất. Thứ nhất là vì cơm với trứng là thức ăn thanh đạm (hồn ma sợ đồ tanh). Thứ hai là quả trứng tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở, chuyển kiếp.

3. Luôn luôn đặt nải chuối trên bụng người đã khuất

Có ba cách lí giải: một là chuối ở đây chỉ đơn giản là đồ cúng trong lúc đợi làm cơm, hai là để tránh vong hồn bị biến thành quỷ nếu có mèo nhảy qua, ba là tục lệ này vốn xuất phát từ những trường hợp chết đuối, vong linh có thể bám vào chuối để không bị chìm.

4. Ý nghĩa của các lễ cúng 49 ngày và 100 ngày

Trong vòng 49 ngày, vong linh vẫn quanh quẩn tại nhà và sau 100 ngày mới đi vào luân hồi.

5. Trong cỗ cúng luôn có gà trống

Mâm cỗ theo phong tục truyền thống luôn luôn có con gà

Con gà trống được cho là hội tủ đủ 5 phẩm chất: Văn (mào gà giống mũ của các quan văn), Võ (có móng, cựa), Dũng (đánh nhau bảo vệ bầy đàn), Nhân (luôn chia sẻ thức ăn với bầy đàn), Tín (gáy đúng giờ).

6. Tại sao không cúng thịt chó?

Chó được cho là khắc tinh của ma quỷ (có câu ví là “như chó cắn ma” vì người ta cho rằng chó sủa rất lớn khi thấy ma). Bên cạnh thịt chó thì tỏi, mắm tôm, vịt,… cũng là những món tuyệt đối không được đặt lên mâm cúng.

TH/ST