Màn đọ súng giữa “người tốt” và “kẻ xấu” là những gia vị không thể thiếu cho các bộ phim hành động Hollywood. Dù bối cảnh, nhân vật, và thực tế khác nhau nhưng vẫn có một điểm chung giữa chúng: tiếng súng nổ.

Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi những tiếng súng nổ này từ đâu mà ra? Trang khoa học ScienceABC sẽ giúp bạn trả lời.

Lính, Súng Tiểu Liên, Chiến Tranh, Đánh Nhau

pixabay

Sau khi viên đạn rời khỏi nòng, áp lực của vụ nổ (xảy ra ở phía sau) được giải phóng đột ngột, tạo ra tiếng nổ lớn.

Khoa học của những phát súng

Một phát súng về cơ bản là hiện tượng phóng đạn ra từ một khẩu súng ngắn, súng trường hoặc các vũ khí tương tự, kèm theo một âm thanh cơ khí và để lại một dư lượng hóa chất.

Quá trình này diễn ra tương đối đơn giản: Khi bạn bóp cò, viên đạn sẽ rời nòng, sẽ có một tiếng động lớn kèm theo và một cảm giác giật đi kèm ở vị trí tay bóp cò. Ngoài ra, bạn có thể thêm một viên đạn quay tròn bay ra khỏi nòng súng để hiệu ứng thêm ấn tượng.

Lý giải tiếng súng dưới góc nhìn vật lý

Một viên đạn thông thường gồm ba phần chính: kíp nổ (khởi động viên đạn), thuốc phóng (tăng tốc viên đạn vào nòng) và đầu đạn (phần trúng vào mục tiêu).


Cấu tạo của một viên đạn.

Vào thời điểm bạn bóp cò, hệ thống lò xo đập kim hỏa vào đuôi của viên đạn giúp đốt cháy lần lượt lượng chất nổ nhỏ bên trong kíp nổ. Quá trình này tiếp tục đốt cháy thuốc phóng và các hóa chất, nhanh chóng tạo ra một lượng khí lớn. Khí này sẽ làm tăng áp lực đằng sau những viên đạn, đẩy chúng rời nòng với tốc độ cực cao để tiếp cận mục tiêu.

Sau khi viên đạn rời khỏi nòng, áp lực của vụ nổ (xảy ra ở phía sau) được giải phóng đột ngột. Đây là lý do tạo nên một tiếng nổ “BANG” lớn khi bắn súng. Điều tương tự cũng diễn ra khi bạn mở một chai rượu sâm banh.

Tiếng nổ không phải là âm thanh duy nhất khi một viên đạn rời khỏi nòng. Chúng ta có thể nghe thấy một tiếng crack khi viên đạn xuyên qua mục tiêu. Âm thanh này do đạn bắn ra di chuyển với tốc độ lớn hơn tốc độ âm thanh. Các chuyển động phóng ra tốc độ siêu nhanh sẽ tạo ra những chấn động khi chúng đi qua không khí, tạo ra tiếng crack.

Nhiều người đã nói rằng những vụ nổ súng và những âm thanh súng nổ trên phim thật ra chỉ là “hư cấu” hay “hiệu ứng Hollywood”, nhưng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ tin rằng những điều đó hoàn toàn có cơ sở khoa học.

vnreview