Về từ nguyên, a dua là đọc trại của từ Hán Việt A du (阿諛 – đọc là Ēyú); trong đó A (阿) có nghĩa là dựa vào, nhờ vào còn du (諛) có nghĩa là nịnh nọt.
A dua nghĩa là gì?
Trong tiếng Việt, a dua nghĩa là hùa theo, bắt chước theo người khác một cách vô ý thức hoặc có dụng ý không tốt – Nịnh hót
Trong Tam quốc diễn nghĩa của nhà văn La Quán Trung, Thẩm Phối (審配) – một mưu sĩ của nhà quân phiệt Viên Thiệu, khi bị quân Tào Tháo bắt tại Nghiệp Thành, đã nhất quyết không đầu hàng và để lại câu nói nổi tiếng trước khi bị chém: “Ngô sanh vi Viên thị thần, tử vi Viên thị quỷ, bất tự nhữ bối sàm siểm a du chi tặc” – 吾生為袁氏臣, 死為袁氏鬼, 不似汝輩讒諂阿諛之賊 (Tạm dịch: Ta sống làm tôi họ Viên, chết làm ma họ Viên, không như lũ chúng mày là những thằng a dua nịnh hót).
Bài cùng thể loại
Tại sao người miền Nam gọi là “Anh Hai” chứ không là “Anh Cả” ?
“Anh Hai Sài Gòn” thì là cách gọi vui, thân mật, nhưng cũng thể hiện tính cách phóng khoáng, dám làm dám chịu của dân Sài Gòn nói riêng và...
Ba lý giải về tên gọi Sài Gòn
Thị trấn giữa rừng, Vùng đất ăn nên làm ra, Cống phẩm của phía Tây... là những cách lý giải của học giả về tên gọi thành phố hơn 300...
Ba Tàu nghĩa là gì?
Ba tàu là cách gọi thiếu thiện cảm của người Việt đối với người gốc Hoa ở Việt Nam. Từ đầu thời kỳ Bắc thuộc (tức thế kỷ thứ 3 trước...
Nguồn gốc của câu “nói ba ngày ba đêm không hết”
Khi có người hỏi chúng ta một vấn đề rắc rối phức tạp khiến chúng ta không thể trả lời xong ngay, chúng ta thường sẽ đáp lại rằng: “Việc...
Chung lưng đấu cật là gì?
Chúng ta thường gọi người đồng hành, cùng góp sức với mình qua những khó khăn trong cuộc sống là người “chung lưng đấu cật”. Thành ngữ này đặc biệt...