Cà chớn bắt nguồn từ tiếng Khơ me là kh-chơikchưl hoặc Kchol, người Việt phát âm cà chon, đọc trại thành cà chớn, có nghĩa là không đáng tin lắm từ lời nói đến hành động.
Tưởng chừng sẽ rất nhẹ nhàng, trailer chính thức của “Cà Chớn, Anh ...
Vì là gốc tiếng Khơ me nên chỉ có dân Đàng Trong (tức phía Nam) thời chúa Nguyễn biết từ này, còn người Đàng Ngoài của chúa Trịnh thì tuyệt nhiên không biết. Kể cả đến ngày nay, người miền Trung và người miền Nam nào cũng hiểu cà chớn là gì nhưng không phải người miền Bắc nào cũng biết.
Nói ai “cà chớn” là có ý chê nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn xấu. Chẳng hạn, “hẹn hò gì mà tới giờ này nó vẫn chưa đến, đúng là đồ cà chớn”, hay “chiếc xe hôm nay cà chớn thiệt, đạp hoài không nổ”. Hoặc cũng có thể nặng hơn, chẳng hạn: thằng này có ăn có học mà nói chuyện cà chớn quá vậy?Dù sao thì cà chớn cũng mang ý nghĩa nhẹ hơn so với cà tững, có nghĩa gần như điên khùng, thần kinh bị mát. 

Quang Nguyễn

ATABook