Từ CON GÁI và ĐÀN BÀ là từ Việt xưa chỉ các giai đoạn phát triển của Người Nữ; Con Gái là Người Nữ còn nhỏ, chưa trưởng thành và Đàn Bà là Người Nữ đã qua giai đoạn Dậy Thì, là Người Nữ trưởng thành.

Theo hiểu biết về Giới-Tánh, Con Người có hai giai đoạn phát triển Giới-Tánh: Giai đoạn Thai Nhi và giai đoạn Dậy Thì. Trong bụng Người Mẹ, Thai Nhi phát triển những đặc điểm khác biệt giữa Con Gái và Con Trai, những điểm đó gọi là những Đặc Điểm Giới-Tánh Nguyên-Sanh -, những điểm khác nhau để nhận biết Giới-Tánh Con Người đã có từ khi sanh ra. Đến giai đoạn Dậy Thì, các Cô Bé và Cậu Bé phát triển những đặc điểm Giới-Tánh mới để nên Người Lớn, những điểm đó gọi là những Đặc Điểm Giới-Tánh Thứ Phát -, những điểm khác nhau để nhận biết Người Nhỏ và Người Lớn (Con Gái và Đàn Bà) xuất hiện ở giai đoạn phát triển về sau.

Phân tích các từ CON GÁI, ĐÀN BÀ, PHỤ NỮ dựa trên lăng kiếng Thể-Tâm-Trí:

– Từ CON trong CON GÁI chỉ Cái Ý “còn nhỏ, còn bé, còn non”; Từ GÁI đối lập với Từ TRAI, là Tính-Từ chỉ tánh-chất sanh-học. Đây là những từ mô tả Thể Chất.

– Theo nguyên lý Âm-Chữ-Từ, Từ ĐÀN trong ĐÀN BÀ là “đàng”, “đằng”, chỉ Cái Ý “phía, bên, phe, nhóm” nhưng được ký âm thành chữ ĐÀN chỉ Cái Nghĩa “nhóm”; tách Ý Nghĩa “phía”, chỉ phương hướng cho chữ ĐÀNG. Từ đó chúng ta có các từ ĐÀN TRAI/ĐÀN GÁI là từ mô tả về Thể Chất, dựa vào đặc điểm sanh-học mà phân định; còn ĐÀN ÔNG/ĐÀN BÀ là từ mô tả về Tâm Thế, dựa vào vai vế trong xã hội, đặc điểm xã hội, là căn cứ cho thấy sự tiến bộ của xã hội loài người. Chữ-Nho gọi sự phân biệt này là “phái tánh”, sự phân biệt Tánh theo Phe Phái (do xã hội quy định). Hiện nay thì nhiều người viết không dùng từ Phái-Tánh mà dùng từ Giới, nó khác với sự phân biệt Giới-Tánh là sự phân biệt Tánh theo Giới sanh-học…

Cách phân biệt Giới với Giới-Tánh không rõ ràng bằng thuật ngữ Phái-Tánh với Giới-Tánh -, đó là sự phân biệt Con Người theo Sanh-lý, tức Thể Chất, và theo Xã Hội, tức Tâm Thế.

Chúng ta có thể nhìn thấy rõ sự phân định Phái-Tánh từ ngôn ngữ dân tộc Việt Nam và Trung-quốc, qua hai từ ĐÀN BÀ và PHỤ NỮ. Đó là dựa vào khía cạnh Trí Hiểu…

Theo Giả Thuyết: Bách Việt là Đại Tộc gồm hằng trăm Tộc người Việt từng là chủ nhân vùng đất Đông Á, là chủ thể của nền văn minh Lúa Nước, nền văn minh đầu tiên của nhân loại. Những nhà nông đầu tiên này, bên cạnh việc trồng được cây lúa nước, có điều kiện tích trữ lương thực tạo tiền đề cho một cộng đồng định cư ổn định, tiến phát lâu dài trên một vùng đất, họ cũng đã có cơ hội giải phóng sức lao động qua việc thuần dưỡng các loài động vật lớn như trâu bò và voi, chế tạo ra các công cụ lao động hiệu quả, võ-khí lợi hại, từ đó không phụ thuộc vào sức người; không cần dựa vào Đàn Ông… Đã có sự tồn tại của những nhóm người với chế độ Mẫu hệ với các bộ tộc, bộ lạc có lãnh đạo, người đứng đầu, tộc trưởng là những người Đàn Bà.

Trên vùng cư trú của Bách Việt, xa hơn về phía Bắc, vùng Đông Bắc Á, ngăn cách vùng Đông Á bởi con sông rộng lớn có tên Chữ-Nho là Hoàng-hà có Dòng Giống Người Mông-Cổ. Dòng Giống Người này sống ở hoàn cảnh môi trường hoang mạc khắc nghiệt và rộng lớn, chỉ thích hợp cho việc chăn thả gia súc, có đời sống du cư, thường xuyên di chuyển trên lưng ngựa nên họ dựa vào võ-lực, sức mạnh của người Đàn Ông là chính, người Đàn Bà còn có thể được cướp đoạt từ các bộ tộc, bộ lạc khác nên chỉ như một tài sản. Khi họ vượt qua dòng Hoàng-hà, tiến xuống phía Nam, hòa huyết với người Bách Việt và thống nhất Trung Nguyên, cái quan điểm này được thể hiện qua từ PHỤ NỮ.

PHỤ NỮ là Chữ-Nho, tự PHỤ hội ý gồm hình ảnh Người Nữ (tự NỮ -, hình ảnh một người đang quỳ) và cây chổi, chỉ ý: người lo việc nhà cửa – người phụ việc trong nhà, người giúp việc… Phụ Nữ có nghĩa là người Đàn Bà đã có chồng. Từ đó mà không thể có từ PHỤ NAM -, người Đàn Ông lo việc nhà cửa.

Với dân tộc Việt Nam, lịch sử dù không ghi nhận rõ ràng nhưng bằng Trí Hiểu, chúng ta có thể tưởng nghĩ: Dưới trướng Hai Bà Trưng và Bà Triệu có hàng trăm Nữ tướng. Họ đều là những thủ-lãnh, chí ít là đã được hưởng một nền giáo dục bình đẳng, Nam Nữ như nhau, có cơ hội tiến phát trong xã hội, thể hiện bản thân. Bằng chứng là ngày nay, dọc dài dãy Trường Sơn, ở các sắc tộc anh em cùng chung vùng văn hóa với chúng ta, vẫn còn thấy sự bình đẳng Nam Nữ qua những câu chuyện về những bộ lạc, bộ tộc, những bản làng có những nữ tù trưởng, già làng là Đàn Bà chung sống cùng với những bộ lạc, bộ tộc có những trưởng làng, trưởng bản là Đàn Ông.

Chúng ta dễ dàng cảm nhận Hai Bà Trưng, Bà Triệu cùng các Nữ tướng của họ là Đàn Bà chứ không phải là Phụ Nữ. Họ không phải là “phụ” của bất cứ ai, theo nghĩa phụ giúp, nô lệ hay tài sản. Bản thân họ tự làm chủ chính mình, thậm chí còn lên ngôi vua, và việc phân biệt họ là Đàn Bà, khác với Đàn Ông, chỉ đơn giản là hệ quả kéo theo từ việc phân định Giới-Tánh chứ về mặt xã hội thì họ cũng là các Bà như các Ông.

Bởi thế mà dân gian Việt Nam, và cũng chỉ có dân tộc Việt Nam, Đàn Ông sẵn sàng và vững tin vào Đàn Bà, khi cần thiết thì “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”. Xã hội Việt Nam chưa bao giờ xảy ra mâu thuẫn gay gắt giữa Đàn Bà và Đàn Ông. Dù chịu ảnh hưởng của quan niệm “trọng Nam khinh Nữ” từ Bắc phương hơn ngàn năm nhưng người Việt Nam từ ngàn đời nay, Đàn Bà vẫn giữ vị trí quan trọng. Sau cách-mệnh Tháng Tám, chánh-quyền về tay nhân dân, xã hội Việt Nam mới có khẩu hiệu: “Phụ nữ Việt Nam đảm việc nhà, giỏi việc nước”. Đây là do ảnh hưởng từ phong trào Giải Phóng Phụ Nữ khắp thế giới chứ những Người Nữ dân tộc Việt chưa bao giờ phải lên tiếng, đòi hỏi hay đấu tranh. Xã hội Việt Nam từ xưa và nay vẫn thế, họ là Đàn Bà, không phải Phụ Nữ.

Có nhà xã hội nhận định: Khi nào còn ngày Quốc Tế Phụ Nữ, còn ngày dành riêng cho Phái Nữ, còn phong trào Phụ Nữ thì chứng tỏ là Người Phụ Nữ vẫn còn thua thiệt, xã hội vẫn đang có sự phân biệt “trọng Nam khinh Nữ”.

Đối với nhiều nhà văn xưa, việc dùng từ Phụ Nữ trong cách viết chỉ người Đàn Bà Việt Nam thật “lạ lùn”. Họ chỉ dùng từ Phụ Nữ cho những người Đàn Bà trên thế giới, và phải là chỉ những Người Nữ đã có chồng… Và thật sự là rất hiếm, đối những người Đàn Ông Việt Nam, một nữa của thế giới là các Bà, là Đàn Bà.

Chú thích:

Văn bản trên viết theo trường phái ngôn ngữ Pétrus Trương Vĩnh Ký, tuân theo nguyên lý Âm-Chữ-Từ để hạn chế từ Đồng Âm Khác Nghĩa, làm cho Tiếng-Việt thêm trong sáng. Cụ thể với các trường hợp sau:

CHÁNH/CHÍNH

CHÁNH -, Chữ-Nho, Tự Hình Thanh, phần Thanh là tự CHÍNH và phần Hình là tự PHÁC (với hình ảnh “bàn tay đập lên bàn”), chỉ Ý “việc quan, việc nước, việc lớn” như CHÁNH TRỊ, CHÁNH ÁN, HÀNH CHÁNH, CHÁNH PHỦ…

CHÍNH -, Chữ-Nho Tượng Ý “đi vào đúng chỗ” với hình ảnh “bước chân (tự CHI) đi vào thành” (Thời xưa, các khu dân cư có thành cao hào sâu bảo vệ, muốn vào phải đi đúng vào nơi cổng chính, những cổng phụ thường không mở.) có Nghĩa: “giữa, trung tâm, đúng vị trí, ngay đó; đúng, quan trọng; ngay thẳng…”

LÃNH/LĨNH

LÃNH -, Chữ-Nho Tượng Ý “người có chức trách” với hình ảnh “một người mặc áo có cổ (người có địa vị) với một tờ giấy xác nhận chức vụ của người này”, có Nghĩa: “gánh vác, nhận lấy” như LÃNH ĐẠO, THỦ LÃNH, THỐNG LÃNH…

LĨNH -, Chữ-Nho, Tự Hình Thanh, phần Thanh là tự LÃNH và phần Hình là tự SƠN, chỉ Ý “liên quan tới núi hay một vùng, một khu vực” như LĨNH NAM, NGŨ LĨNH, HỒNG LĨNH, LĨNH VỰC…

MỆNH/MẠNG

MỆNH -, Chữ-Nho, Tự Hội Ý: trên có Tự NHÂN, NHẤT, dưới có tự KHẨU, THI (xác người) -, chỉ Ý “người chỉ thở ra một hơi là mọi người phải sợ” (“Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung”) với các nghĩa: (1) “sự sai khiến” như MỆNH LỆNH, MINH MỆNH, TUÂN MỆNH, CÁCH MỆNH; (2) “định đặt, chọn lấy” như MỆNH ĐỀ, MỆNH DANH (3) “sự sống một con người” như SANH MỆNH, TÁNH MỆNH.

MẠNG -, từ Thuần Việt với ý nghĩa là “đan vào, nối kết” như MẠNG NHỆN, MẠNG LƯỚI, MẠNG ĐIỆN, MẠNG LẠI CÁI ÁO RÁCH,…

TÁNH/TÍNH/TOÁN

Ba Chữ này là các Chữ-Nho ứng với ba Ý:
TÁNH -, chỉ Ý “cái chất con người”; Chữ-Nho có hai Tự chỉ Ý này nhưng khác Nghĩa: (1) “do người nữ sanh ra” (bộ NỮ) như các từ BÁ TÁNH, BÁCH TÁNH; (2) “cái giá trị bên trong mỗi con người” (bộ TÂM) như các từ TÂM TÁNH, TÁNH NẾT, TÁNH TÌNH, TÁNH MỆNH…

TÍNH -, tự tượng ý “xâm chiếm” với hình ảnh “hai người mang võ-khí đi về phía trước”, từ THÔN TÍNH.

TOÁN – tự tượng ý “đếm số lượng, lượng định, suy nghĩ” với hình ảnh “các thẻ tre” như các từ ÁM TOÁN, DỰ TOÁN, KẾ TOÁN, PHÉP TOÁN, SUY TOÁN, TOÁN HỌC…

SANH/SINH

SANH -, chỉ Ý “sự sống”; Chữ-Nho có hai Tự với 2 Nghĩa: (1) “chỉ sự nẩy nở phát triển thêm”, trong các từ SANH NỞ, SANH ĐẺ, SANH HỌC (khoa học về Sự Sống)…; (2) “tên một loài thực vật cùng chi, hình dạng giông giống như cây Đa” -, CÂY SANH, HÀNG SANH (một địa danh nổi tiếng ở cửa ngõ Saiigon, nay ghi theo âm là “Hàng Xanh”)…

SINH -, chỉ Ý “sự chết” (Tự Hình Thanh gồm phần thanh là Tự SANH và phần ý là Tự NGƯU -, cái đầu bò, xưa thường dùng để hiến tế) như HY SINH, HIẾN SINH…

VÕ/VŨ

VÕ: kỹ thuật chiến đấu, dùng sức mạnh; đối lại với tự VĂN, như các từ VÕ THUẬT, VÕ TRANG, VÕ KHÍ, VÕ LỰC, VÕ PHU, VÕ SƯ, VÕ THUẬT…

VŨ -, Chữ-Nho này có nhiều ý với nhiều tự: (1) “múa” như VŨ CÔNG, KHIÊU VŨ, ĐIỆU VŨ, VŨ SƯ, VŨ THUẬT; (2) “lông chim…” như LÔNG VŨ; (3) “khoảng không” như HOÀNG VŨ, VŨ TRỤ.

Thật-tế, có rất nhiều từ ngữ đã quá thông dụng, việc tách biệt Chữ theo nguyên lý Âm-Chữ-Từ có thể gây hiểu lầm là viết sai Chính Tả. Để giải quyết trường hợp này, trường phái viết chữ Pétrus Ký có phương pháp dùng Từ Đôi (Từ Phức có dấu gạch ngang ngắn ở giữa) để tránh tranh-cãi, xem đây là loại Chữ Ghi Âm và như thế thì có rất nhiều cách ký âm nên không quan trọng ở Chính Tả, Hình Vị, mà chỉ chú trọng Ý Nghĩa của Từ…

QNV