Các công ước Geneva bao gồm một loạt thỏa thuận quy định chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, ra đời gần 150 năm nay. Công ước này đưa ra cơ sở pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế (ICRC). Cơ quan này có nhiệm vụ bảo hộ không thiên vị nạn nhân của các cuộc xung đột trên thế giới.

Ý tưởng về các công ước bắt đầu được hình thành năm 1859 khi Henry Durant, một thương nhân người Thụy Sĩ, chứng kiến trận chiến Solferino ở Italia, trong đó 40.000 người bị giết hoặc bị thương trong một ngày.

Thành viên lực lượng vũ trang, bán vũ trang của đối phương bị bắt trong chiến đấu tại chiến trường hoặc bị bắt ở bất kỳ đâu, bất cứ trong hoàn cảnh nào trong thời kỳ xảy ra chiến tranh và được đối xử theo Công ước Geneva ngày 12/8/1949 về tù binh. Những người không thuộc lực lượng vũ trang đi theo các lực lượng vũ trang nhưng không trực tiếp tham gia chiến đấu, những người trong đoàn thủy thủ, các đội thương thuyền, nhân viên ngành hàng không dân dụng nếu bị bắt sẽ bị đối xử như tù binh. Nhân viên y tế, tôn giáo bị giữ lại dưới quyền lực của nước cầm giữ để giúp đỡ tù binh không bị coi là tù binh.

Công ước Genève về đối xử nhân đạo đối với tù binh, hàng binh chiến tranh là công ước về các quy tắc mà các nước đã phê chuẩn hoặc chưa phê chuẩn được khuyến cáo tuân theo khi đối xử với tù binh, hàng binh chiến tranh và dân thường trong vùng chiếm đóng.

Điều 4 Công ước Geneva về đối xử nhân đạo với tù binh, hàng binh chiến tranh định nghĩa họ là bất kỳ thành viên nào của lực lượng vũ trang hoặc dân quân, gồm cả những phong trào kháng chiến có tổ chức, bị rơi vào tay đối phương trong một cuộc xung đột.

Năm 1864, nỗ lực của Durant ngăn chặn những thảm kịch tương tự trong tương lai đã có kết quả. Công ước Geneva I ra đời, quy định một loạt nguyên tắc ứng xử trong chiến tranh.

Công ước thứ hai, hoàn thành năm 1899, mở rộng đối với giao tranh trên biển. Công ước thứ 3 và 4, được phê chuẩn vài năm sau đó, lần lượt xác định sự bảo hộ đối với tù nhân chiến tranh và thường dân trong thời kỳ xung đột.

Năm 1949, toàn bộ 4 công ước được xem xét lại và ký kết để hình thành bộ công ước Geneva. Hai nghị định thư sau đó đã được thảo thêm, nêu ra những điều cấm kỵ trong giao chiến quốc tế và nội chiến. Tổng cộng, gần 200 nước đã ký kết Geneva. Nếu một nước vi phạm công ước, người ta có thể kiện ra Tòa án quốc tế ở La Haye.

Điều 4 Công ước Geneva III quy định tù binh chiến tranh là những người rơi vào tay đối phương, đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

1. Thành viên của lực lượng vũ trang của một bên trong cuộc xung đột hay các địa phương quân hoặc tình nguyện quân thuộc lực lượng vũ trang như vậy.

2. Thành viên của các nhóm địa phương quân hay đơn vị tình nguyện khác, bao gồm những người trong một phong trào kháng chiến có tổ chức với điều kiện họ:

(a) được chỉ huy bởi một người có trách nhiệm đối với cấp dưới.

(b) có những dấu hiệu đặc biệt có thể nhận ra từ xa.

(c) công khai mang vũ khí

(d) tổ chức tấn công và phòng ngự theo đúng luật và tập quán chiến tranh.

3. Thành viên của lực lượng vũ trang chính quy trung thành với một chính phủ hay chính quyền không được bên bắt giữ công nhận.

Khoản 6 của điều 4 cũng gộp vào hàng tù binh chiến tranh những người sống trên vùng lãnh thổ không bị chiếm đóng đã tự giác cầm súng đánh đuổi xâm lược, với điều kiện họ công khai mang vũ khí và tôn trọng tập quán và luật chiến tranh.

Điều 5 của công ước quy định, “nếu có điều gì chưa rõ ràng” như là liệu những người bị giam giữ có thể được xếp vào loại nào trong số trên, họ sẽ “được hưởng sự bảo hộ của công ước” cho tới khi vị trí của họ được xác định chính thức bởi một toà án thích hợp.

Công ước Geneva đặt ra các yêu cầu để đảm bảo rằng tù binh chiến tranh được đối xử nhân đạo. Chúng bao gồm một số vấn đề như nơi họ bị giam giữ, những thứ mà họ được nhận như trợ giúp y tế cho thương binh, cũng như quy trình pháp lý mà họ có thể phải đối mặt.

Tù binh chiến tranh là những quân nhân bị bắt khi tham gia chiến đấu trong một cuộc chiến giữa các bên.

Hàng binh chiến tranh là quân nhân đầu hàng trong một cuộc chiến giữa các bên.

Trong một cuộc chiếm đóng, một số người lính hoặc dân theo một tổ chức hoặc nhóm chống đối sự chiếm đóng bằng vũ lực không có đồng phục, phù hiệu, biên chế cụ thể còn gọi là các du kích vẫn được hưởng quy chế đối xử nhân đạo như là tù binh và hàng binh chiến tranh khi bị bắt hoặc đầu hàng lực lượng chiếm đóng.

Đối xử nhân đạo với tù binh và hàng binh chiến tranh là các hướng dẫn về việc bảo toàn an toàn tính mạng, danh dự, phẩm giá tù binh và hàng binh. Nó bao gồm các khuyến cáo về việc trợ giúp cứu chữa cho người bị thương; các hành vi bị khuyến cáo không được phép dùng để truy bức về tinh thần và thể xác; các hình thức, các nhục hình và các lời nói làm xúc phạm đến nhân phẩm người bị bắt hoặc xúc phạm niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng hoặc lý tưởng người bị bắt; các khuyến cáo về việc không được dùng tù binh và hàng binh làm con tin hoặc bia đỡ đạn, hoặc lao động khổ sai… các hướng dẫn về việc sinh hoạt tối thiểu của người bị bắt về vệ sinh, lương thực, thuốc men, thực phẩm tuỳ theo điều kiện cho phép của các bên và tình hình chiến trường.

Công ước Genève cũng khuyến cáo các hành vi của lực lượng chiếm đóng đối với dân thường trong việc nhanh chóng lập lại trật tự xã hội, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của dân thường và việc cung cấp các phương tiện sống căn bản và chăm sóc y tế căn bản cho nạn nhân chiến tranh.

Công ước Genève cũng xác định các quyền lợi và nghĩa vụ của lực lượng chiếm đóng trong việc được tiếp tục sở hữu các tài sản và quyền lợi của chính quyền cũ về cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh tế nhưng lực lượng chiếm đóng phải gánh chịu các nghĩa vụ nợ của chính quyền cũ, kể cả các món nợ lương và lương hưu của các nhân viên dân sự phục vụ chính quyền cũ hoặc các món nợ kinh tế vay từ bên ngoài không phục vụ trực tiếp cho chiến tranh.

TH/ST