///Vì sao nói “chà bá lửa”?
2024-02-02T18:50:32-05:00

Vì sao nói “chà bá lửa”?

Chưa biết rõ khởi điểm bao giờ, hai tiếng “chà bá” đã lưu hành trong khẩu ngữ người Việt để diễn đạt cái nghĩa đã được diễn đạt bằng những lối nói cửa miệng quen thuộc khác như to đùng, bự tổ chảng, khủng…

Những con cá 'bự chà bá' trên dòng Cổ Chiên - Xã hội

Hai tiếng “chà bá” do đâu mà ra?
Tiếng Quảng Đông có hai từ “tài pả” [大 把] có nghĩa là khối, cả đống, có vỏ ngữ âm na ná nhưng xét cả về mặt này lẫn mặt ngữ nghĩa thì chúng tôi cho rằng đây không phải là nguyên từ (= từ gốc) của “chà bá”.
Trong tiếng Việt miền Nam, thỉnh thoảng ta bắt gặp một từ gốc Khmer và chúng tôi cho rằng “chà bá” chính là một từ như thế. Tiếng Khmer có từ “cho-băs” (ghi theo Từ điển Khơme – Việt của Hoàng Học, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1979, trang 355). Từ này có nghĩa là “rõ ràng” và chúng tôi suy ra rằng ở đây ta một sự chuyển biến ý nghĩa như sau: rõ ràng → to đến mức mắt không thể không nhìn thấy → chà bá. Còn “lửa” là yếu tố thêm vào (thành “chà bá lửa”) để chỉ mức độ mà có tác giả gọi là cực cấp, như trong “bà chằn lửa”.

TH/ST

Bài cùng thể loại

  • Thân thích là gì? Thân thích có khác Thân thiết?

    Chúng ta thường nghe từ “thân thích” để chỉ những người quen, đặc biệt là bà con, họ hàng. “Thân” thường được hiểu là gần gũi, dễ chia sẻ. Vậy...

  • Mai một là gì?

    Thoạt nhìn, khi thấy hai tiếng đều có cùng phụ âm đầu m, ta dễ hiểu lầm “mai một” là từ láy. Thực tế không phải như vậy, vì cả...

  • Chà bá lửa là gì?

    Chà bá lửa là lối nói cửa miệng quen thuộc của người Việt - nhất là người miền Nam, dùng để diễn tả cái gì đó khổng lồ, “khủng”, “bự tổ chảng”,...

  • Nguồn gốc “Ngáo Ộp”, “Mẹ Mìn”, “Ba Bị”

    “Ngáo Ộp”, “Mẹ Mìn”, “Ba Bị” là cái thể loại gì mà trẻ em Việt mới đôi ba tuổi đã sợ vãi tè ra quần khi nghe nhắc đến tên?...

  • Thành ngữ “Cốc mò cò xơi”

    Câu thành ngữ nói đến việc làm uổng công, vô ích, làm cho người khác hưởng Chuyện kể: Con cò và con cốc chơi với nhau. Con cò thì thì...

Bài nên xem