Như chúng ta đều biết, đa số từ Việt ngữ là Hán Việt tức có gốc Hán tự. Chẳng hạn chữ “sử” hoặc “xử” của ta là 5 chữ Hán viết theo các bộ Khẩu, Nhân, Mã, Hô, Mộc. Trước đây, các học giả Thiều Chửu, Đào Duy Anh đã phiên âm 3 chữ viết theo các bộ Khẩu, Nhân, Mã là “sử” và 2 chữ viết theo các bộ Hô, Mộc là “xử.” Các chữ thuộc 3 bộ Khẩu, Mã, Mộc đều có nghĩa rõ ràng riêng biệt nên chỉ còn vấn đề với 2 chữ viết theo bộ Nhân và bộ Hô.

Từ viết theo bộ Nhân được phiên âm là “sử” có nghĩa “sai khiến” hoặc “phỏng định” dẫn đến các thành ngữ như “giả sử”, “sử nhân dĩ dục”, “sử dân dĩ thời”…, hay chỉ một chức vụ như “thứ sử”, “ngự sử”… và biến âm thành “sứ” để có các từ “sứ thần”, “sứ giả”, “đại sứ”, “sứ quán”…

Riêng từ viết theo bộ Hô phiên âm là “xử” bao gồm nhiều nghĩa như “thu xếp”, “sắp đặt”, “xét đoán”, “lo liệu”, “phân định”,“vận dụng”, “thể hiện”, “đối đãi…” ghép thành nhiều từ như “xử thế”, “xử trí”, “xử lý”, “xử trị”, “xử sự”, “khu xử”, “hành xử”, “xuất xử”…

Theo cách phân tích này, chúng tôi thấy không thể viết “sử dụng” vì ở đây không hàm nghĩa “sai khiến” như trong câu “sử nhân dĩ dục” — lấy lòng ham muốn để sai khiến con người — hoặc “sử dân dĩ thời” — dựa theo thời vụ mà sai khiến dân chúng. Chữ “xử” ở đây chỉ đơn thuần mang nghĩa “thu xếp”, “sắp đặt”, “vận dụng”… những thứ gì đang có trong tay mà thôi nên phải viết là “xử dụng.” Do đó, dù hiện nay rất nhiều người viết “sử dụng”, chúng tôi vẫn thấy cần viết “xử dụng”. (ngưng trích)

Nhưng mới đây, Bác sĩ Trần Văn Tích lại khẳng định viết “xử dụng” là sai. Trong bài “Tiếng Việt nạn nhân của Tiếng Quê Hương”, ông Trần Văn Tích giải thích như sau:

Muốn biết sử dụng đúng hay xử dụng đúng thì, như đã trình bày, phải dùng phép phiên thiết chứ không có cách nào khác, lại càng không thể dùng lối lý luận lằng nhằng theo kiểu của nhóm Tủ sách Tiếng Quê Hương. Từ điển Từ Hải phiên thiết hai chữ “sử trong “sử dụng” và “xử” trong “xử sự” như sau:

*sử, 使 : sảng sĩ thiết; sư chỉ thiết tinh âm sử 史 (phiên thiết là sư + sĩ = sĩ; hoặc phiên thiết là sư + chỉ = sỉ, âm giống như sử).

*xử, 處 : xương dữ thiết (xương + dữ = xử).

(Phép phiên thiết chỉ cho cách đọc và cách viết nhưng khi chuyển từ Hán sang Việt-Hán thì có thể thay đổi âm từ i sang ư hoặc thay đổi hai dấu hỏi, ngã).

tiengvietmenyeu

Những người không thông thạo ngôn ngữ học nhưng thích chủ trương viết “xử dụng” thay vì “sử dụng“ đưa ra các kiến giải sau đây nhằm biện minh cho chủ trương của mình:

Có người nại cớ rằng phép phiên thiết là dành cho chữ Hán, sao lại có thể áp dụng cho tiếng Việt được? Họ cố tình quên rằng chẳng có ai mang phép phiên thiết áp dụng cho chữ nôm, cho các từ Việt thuần túy; phép phiên thiết chỉ có hiệu lực đối với các từ Hán-Việt vì lẽ giản dị các từ nôm na, các từ thuần Việt không thể nào được các tự điển, từ điển chữ Hán ghi nhận. Không ai tìm cách phiên thiết hai chữ trùm chăn chẳng hạn vì các tài liệu tham khảo chữ Hán không ghi từ trùm cũng như từ chăn. Có người lại hồn nhiên bảo tôi nói sao thì tôi viết vậy, tôi nói “xử dụng” thì tôi viết “xử dụng”. Họ quên rằng khi họ phát âm “xử dụng” là họ đã phát âm sai!

TH/ST