Hướng dẫn cách chơi Kéo co
Kéo co là một môn thể thao là một trò chơi dân gian thông dụng, đã tồn tại từ rất lâu ở Việt Nam nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung. Kéo co là môn thể thao không chỉ giúp rèn luyện sức khỏe, mà còn là trò chơi thể hiện tinh thần và mang tính đồng đội cao, đem lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia những trò chơi. Trò chơi này có mặt ở rất nhiều nơi trong các trường học từ hệ mầm non, tiểu học, trung học đến đại học, đến các sân chơi thể thao quần chúng như trong các buổi ngoại khóa, team building của cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể, và kể cả các sân chơi chuyên nghiệp như hội thi làng, hội thi quận…
Dụng cụ chuẩn bị để chơi kéo co
– Một sợi dây thừng dài khoảng 7m, dùng một dây vải màu đỏ buộc ở giữa dây thừng làm ranh giới giữa 2 đội để dễ phân biệt thắng thua.
– Vẽ 1 đường chỉ vạch làm ranh giới thua cuộc của cả 2 đội.
Luật chơi kéo co
Trò chơi kéo co ở mỗi nơi có những lối chơi khác nhau, nhưng bao giờ các thành viên chơi cũng chia làm hai phe, mỗi bên có số người bằng nhau và tương đương về sức mạnh.
Chuẩn bị bắt đầu trò chơi, mỗi thành viên tham gia kéo co sẽ nắm chặt sợi dây thừng phía bên đội mình ( được đánh dấu ranh giới bởi sợi dây đỏ). Sợi dây đỏ ban đầu sẽ nằm đúng tại vị trí vạch đã kẻ.
Khi có tín hiệu của trọng tài, các thành viên mỗi bên sẽ cùng nhau dùng sức mạnh để kéo về hướng hai đầu dây, ngược lại với nhau.
Người đầu hàng của bên nào giẫm chân vào vạch ranh giới thua cuộc trước là đội thua.
Ngoài ra, có thể chọn luật thắng như sau:
– Vẽ thêm 2 đường thua cuộc ở 2 bên đối xứng với vạch chuẩn. Sợi dây đỏ ở giữa dây thừng của đội nào vượt qua vạch thua cuộc của bên đối thủ là đội thua.
– Kéo co có thể được tiến hành thành 3 hiệp, đội nào thắng trên 2 hiệp trong số 3 hiệp là đội chiến thắng.
Một số kỹ thuật giúp bạn chiến thắng trong trò chơi kéo co
– Sắp xếp đội hình chuẩn
Sắp xếp đội hình là bí quyết vô cùng quan trọng để giành chiến thắng khi tham gia trò chơi kéo co. Khi sắp xếp đội hình thì bạn cần lưu ý: Cả đội chơi có thể đứng so le hoặc cùng đứng về một bên. Tuy nhiên nếu có nhiều người khỏe, trụ cột của đội thì nên đứng về một bên để tập trung lực, đó cũng là lời khuyến của các VĐV kéo co quốc tế.
Ngoài ra các thành viên đứng dãn đều nhau, tránh va chạm, dẫm đạp lên nhau khi kéo.
Người đứng đầu tiên nên là người có sức khỏe tốt, bàn tay to để bám chắc tay và có kinh nghiệm khi chơi kéo co để có thể điều khiển được sợi dây thừng trong quá trình thi đấu.
Người đứng cuối cùng giữ vai trò cực kỳ quan trọng và họ sẽ điều hướng dây thừng sao cho thẳng để tập trung lực được tốt nhất. Đứng ở vị trí cuối cần chọn người có một sức khỏe tốt, dáng người cao to và có thể điều hướng dây.
– Tư thế kéo co chuẩn
Tư thế chuẩn bị kéo co là nền tảng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của trận đấu kéo co. Tư thế chuẩn sẽ giúp đội của bạn tạo ra sự vững chãi và huy động được nhiều lực hơn khi kéo.
Tư thế kéo co chuẩn đó là bạn cần kẹp dây thừng kéo co vào nách thật chặt, chân mở rộng sao cho cảm giác thoải mái nhất (lưu ý không nên choãi quá rộng). Nếu bạn thuân tay phải, hãy đứng về bên trái dây co và ngược lại cho tay trái. Ngoài ra, để tăng độ bám đất và hệ số ma sát thì bạn nên chuẩn bị cho mình một đôi dày vải, có nhiều gân dưới đế và rãnh sâu.
– Nên giữ chặt tay và dây chỉ kéo bằng chân.không kéo bằng tay
Trong quá trình thi đấu kéo co, bạn phải nắm thật chắc lấy sợi dây thừng để tạo điểm ma sát lớn giữa tay và dây nhằm tránh trường hợp dây thừng bị trơn trượt khỏi tay hoặc bị sước da bàn tay trong quá trình thi đấu.
Bài khác
Kiến thức phổ thông
Nấm Linh Chi
Gia Lai được thiên nhiên ưu ái ban cho những cánh rừng nguyên sinh rộng lớn. Nơi đây chứa biết bao sản vật quý hiếm. Mang một nết đẹp tượng…
Cao Bá Nhạ – Quận 1
Vị trí: Đường Cao Bá Nhạ nằm trên địa bàn phường Nguyễn Cư Trinh Quận 1, khởi đầu từ góc đường Trần Hưng Đạo – Trần Đình Xu đến đường…
Xá Pấu
Là nơi tập trung đông đảo người dân tộc Hoa sinh sống nên Bạc Liêu cũng phần nào ảnh hưởng văn hóa ẩm thực của người Tiều hay còn gọi…
Đặng Thai Mai – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 7 quận Phú Nhuận, từ đường Phan Đăng Lưu đến cuối đường, dài khoảng 350 mét, lộ giới 12 mét. Lịch sử:…
Ngô Văn Năm – Quận 1
Vị trí: Đường Ngô Văn Năm nằm trên địa bàn phường Bến Nghé quận 1, bắt đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến đường Lê Thánh Tôn, dài khoảng 310m….