Hướng dẫn cách chơi Kéo cưa lừa xẻ

Trò chơi dân gian Kéo cưa lừa xẻ là một trong những trò chơi rất phù hợp cho các bé lứa tuổi mẫu giáo. Trò chơi với lời hát trong sáng, vui tươi giúp trẻ em phát triển khả năng ngôn ngữ, ghi nhớ đồng thời am hiểu hơn các kiến thức nghề nghiệp của nghề thợ mộc.

Chuẩn bị trước khi chơi

Số lượng người chơi: đối với trò chơi Kéo cưa lừa xẻ, số lượng người chơi trực tiếp cùng lúc là 2 người. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều hơn 2 người chơi thì cũng không thành vấn đề. Các người chơi sẽ bắt cặp 2 người với nhau để tiến hành chơi.

Địa điểm chơi: Vì đây là trò chơi tĩnh, không cần nhiều di chuyển và hoạt động, do đó trò chơi Kéo cưa lừa xẻ không cần một không gian chơi rộng. Vì vậy, trò chơi này có thể tiến hành ở hầu hết các không gian chơi khác nhau như trong lớp học, phòng khách, sân chơi..

Học thuộc bài đồng dao: Trò chơi Kéo cưa lừa xẻ đi liền với bài đồng dao cùng tên. Vì vậy, để khỏi bỡ ngỡ, những người chơi trước khi tham gia trò chơi nên được học qua bài hát đồng dao này, đặc biệt là các trẻ nhỏ. Nội dung bài hát đồng dao, bạn hãy tham khảo ở mục phía dưới nhé.

Cách chơi Kéo cưa lừa xẻ

– Hai người tham gia chơi ngồi đối diện nhau, tay nắm lấy tay của nhau, hai bàn chân có thể đẩy vào chân nhau ( hoặc không).

– Hai người chơi bắt đầu hát bài đồng dao theo một trong 2 phiên bản lời phía dưới. Vừa hát đồng dao, vừa đẩy tay kéo tay nhau như đang cưa một khúc gỗ ở phía giữa 2 người. Nhịp điệu đều đặn theo từng nhịp hát.

Chẳng hạn: 

Khi đọc đến từ “ kéo”, người chơi A đẩy người chơi B ( người vươn về phía trước, tay đẩy ra), người chơi B kéo người chơi A ( người ngả về phía sau, tay kéo lại).

Khi đọc đến từ “ cưa”, người chơi B lại đẩy người chơi A, người chơi A kéo người chơi B.

– Cứ như vậy lần lượt đọc hết bài đồng dao, vừa làm động tác kéo cưa.

– Trò chơi này hoàn toàn không có phân định thắng thua. Tuy nhiên có thể tăng độ hấp dẫn, vui vẻ của trò chơi bằng cách bổ sung quy định là : ở cuối bài hát, người chơi nào bị đẩy khi hát đến từ “ mẹ” ( ở lời số 1) sẽ bị chê đùa là “ bú tí mẹ” hoặc ở phiên bản thứ 2 thì là “ lười, nằm đâu ngủ đấy.”

Lời đồng dao Kéo cưa lừa xẻ

Phiên bản lời số 1

Kéo cưa lừa xẻ

Ông thợ nào khỏe

Về ăn cơm vua

Ông thợ nào thua

Về bú tí mẹ

Đây là lời bài hát phổ biến và hay được sử dụng nhất. Ngoài ra, ở một số vùng miền cũng sử dụng phiên bản thứ 2 dưới đây.

Phiên bản lời số 2

Kéo cưa lừa xẻ

Làm ít ăn nhiều

Nằm đâu ngủ đấy

Lấy gì mà kéo



Bài khác

Kiến thức phổ thông

  • Bánh ướt Diên Khánh

    Thị trấn Diên Khánh (đặc biệt là đoạn dọc quốc lộ 1A) Khánh Hòa có một món ăn rất phổ biến là bánh ướt. Món ăn này nổi tiếng đến…

  • Nhận biết ngay 7 loại thực phẩm giả dễ có nguy cơ gặp nhất

    Với trọn bộ bí kíp này, bạn sẽ không biến thành “con lừa” bị những người bán hàng dắt mũi mua phải thực phẩm “fake” nữa! Không ít vụ việc…

  • Cá cháy Trà Ôn

    Ở miệt Trà Ôn có một loài cá được mệnh danh “Thiều ngư” chỉ xuất hiện vào trước và sau tết Nguyên Đán. Đó là cá cháy mà nhắc tới là người…

  • Canh chua cá chốt

    Khi cơn mưa đầu mùa kéo hạt nhúng chồi non ở xứ miệt vườn lại xanh mơn mởn. Đám rau sau hè như được thể lại bung lên tươi tốt…

  • Cá Bống Sông Trà

    Đứng đầu tốp đặc sản ngon ở Quảng Ngãi phải kể đến “Cá Bống Sông Trà”. Cá bống vốn dĩ là món quà đươc thiên nhiên ưu ái cho vùng…