Hướng dẫn cách giải Rubik nâng cao bằng Roux Method

Không sai khi nói rằng, phương pháp Roux là một đối thủ cạnh tranh lớn với phương pháp giải Rubik nâng cao CFOP đã quá nổi tiếng. Mặc dù hầu hết những Cuber nhanh nhất sử dụng CFOP, nhưng vẫn có một nhóm người giải Roux cực kỳ tài năng và tốc độ không hề thua kém.

Giới thiệu chung về Roux Method

Phương pháp Roux ( hay Roux Method) là một phương pháp giải Rubik  nâng cao được sáng tạo bởi Gilles Roux, người Pháp. Nếu như cơ sở của phương pháp Fridrich và Petrus đó là chia Rubik thành 3 tầng và dùng các công thức để giải hoàn thành từng tầng một, thì phương pháp Roux lại tập trung vào tạo các block 1x2x3 ở hai bên trái phải sau đó đến giải các cạnh còn lại.

Roux thiên về việc tự nghiệm hơn là học nhiều công thức như CFOP và nó có số bước ít hơn hẳn.

Phương pháp Roux tuy không được sử dụng rộng rãi, nhưng đã cho thấy tiềm năng của nó thông qua nhiều thành tựu sub -15 của các Cuber  như Thom Barlow và Jules Manalang. Ngoài ra một số Cuber cũng đạt được sub -10 như Austin Moore, Alexander Lau và Kian Mansour.

Các bước giải Rubik theo Roux Method

Các bước giải cơ bản của phương pháp này bao gồm:

Bước 1: Tạo một khối 1x2x3 bất kì ( First Block – FB)

Mục tiêu của bước này đó là tạo một khối 1x2x3 ở bất cứ đâu trên khối Rubik

Bước 2: Tạo một khối 1x2x3 thứ hai (Second Block – SB)

Mục tiêu của bước này đó là rạo ra một khối 1x2x3 ở phía đối diện với khối ban đầu, mà không ảnh hưởng tới khối đó.

Sau bước này, sẽ có hai khối 1x2x3 trên Rubik: một ở phía dưới bên trái và một ở phía dưới bên phải. Trong đó, mặt U và M có thể tự do xoay chuyển.

Bước 3: Định hướng và hoán vị 4 góc mặt U (CMLL)

Mục tiêu của bước này đó là giải hoàn thành 4 góc của mặt U

Bước 4: Hoàn thiện 6 cạnh còn lại để hoàn thành Rubik (Last six edge – LSE)

Bao gồm 3 bước nhỏ lần lượt là:

Bước 4.1: Định hướng cạnh (Edge Orientation – EO)

Bước 4.2: Giải cạnh UL và UR (ULUR).

Bước 4.3: Giải tâm và cạnh mặt M để hoàn thành Rubik (Last Four Edge – LSE)

Ưu điểm của Roux Method

So với phương pháp Fridrich, phương pháp Petrus có một số ưu điểm nổi bật sau:

– Giống như phương pháp Petrus, phương pháp Roux sử dụng ít di chuyển hơn phương pháp Fridrich.

– Phương pháp Petrus trực quan hơn và đòi hỏi ít thuật toán hơn.

– Sau khi khối đầu tiên được xây dựng, phần còn lại của khối có thể được giải quyết chủ yếu bằng các chuyển động R, r, M và U do đó loại bỏ các phép quay phức tạp.

– CMLL là một trong những bộ công thức tốt nhất vì chỉ có 42 trường hợp và hầu hết các thuật toán là OLLCP từ phương pháp CFOP.

– Quá trình tạo khối và sự trực quan của phương pháp này giúp cải thiện nhanh chóng việc khả năng Lookahead và Inspection

– Bước LSE là một trong số những bước dễ nhất để thực hiện, dễ  Lookahead và thao tác nhanh.

Nhược điểm của Roux Method

Tuy nhiên phương pháp Roux vẫn có nhiều các nhược điểm, khiến cho phương pháp này ít được sử dụng rộng rãi như sau:

– Việc xây dựng các khối có thể hơi phức tạp đối với người chơi mới.

– Phương pháp Roux Method sử dụng khác nhiều các bước xoay r và M khiến nhiều người chơi gặp khó khăn vì vậy để cải thiện, người chơi cần tập luyện xoay M thành thạo.

– Do việc quay M được sử dụng nhiều, đặc biệt là các bước cuối nên có nhiều khả năng xảy ra DNF( Do not finish – không hoàn thành)  vì bạn dễ lỡ tay trượt động tác M2 hoặc M cuối cùng.

– Việc xoay M gây khó khăn với các Big Cube. Với 7x7x7 và 6x6x6, nhiều ý kiến cho rằng Roux không sử dụng được.

– Ngoài ra, việc xoay M cũng rất khó khăn với chơi Rubik 1 tay ( One hand). Người chơi OH bằng Roux hầu như luôn phải áp cục Rubik vào bàn để giữ và xoay M và luôn phải để chặt tay trên bàn hoặc bề mặt nào đó.

Cuber và kỉ lục chơi Rubik bằng Roux

Như đã nói ở phần mở đầu, hầu hết các kỉ lục thế giới hiện tại đều đến từ người giải Rubik bằng CFOP hay Fridrich, nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người chơi sử dụng Roux Method đang giữ kỉ lục thế giới.

Những người chơi Rubik bằng Roux Method nổi tiếng nhất bao gồm:

Kian Mansour

Kian Mansour là một Cuber người Canada với hạng mục chính là Rubik 3×3 One hand.. Hiện tại anh được coi là người chơi Rubik bằng Roux nhanh thứ hai thế giới sau khi đạt được mức trung bình 6,52 tại Cuộc thi Pickering Spring 2018. Anh đã đạt được vị trí thứ nhất trong vòng đầu tiên của Giải vô địch thế giới Rubik năm 2017 với trung bình 6,86 giây, nhưng đã lọt vào vòng thứ hai ở vị trí thứ 92 do đó không được vào bán kết. Kian đã phá vỡ mức trung bình kỷ lục thế giới ở hạng mục One Hand với kết quả 9,54 giây tại cuộc thi National Capital Area 2018 vào tháng 5 năm 2018.

Austin Moore 

Austin Moore (thường được gọi là BigGreen) là một Cuber người Mỹ đến từ Cottleville, Missouri. Anh cũng là một trong số những người giải Rubik 3×3 sub -10 bằng Roux nhanh nhất thế giới.

Alexander Lau

Alexander Lau là một Cuber người Anh đến từ London, bắt đầu chơi Rubik từ năm 2011. Thời gian chơi Rubik của Alexander Lau bằng phương pháp Roux là sub -8. Anh hiện đang đứng thứ 77 trên thế giới với mức trung bình giải 3×3 (7,37). (Cập nhật lần cuối kể từ ngày 12 tháng 8 năm 2019) và là nhà vô địch châu Âu 2014 của 3×3.

Trong Rubik


Bài khác

Kiến thức phổ thông

  • Cách nhận biết tương ớt sạch và tương ớt bẩn

    Người tiêu dùng hiện nay vô cùng hoang mang khi có nhiều cảnh báo về tương ớt bẩn, chứa chất gây ung thư. Làm thế nào để phân biệt tương…

  • Bánh tro Đình Tổ

    Bánh tro Đình Tổ cũng là một trong những món đặc sản nổi tiếng nhất tại Bắc Ninh mà bạn không nên bỏ qua. Bánh được làm từ gạo nếp, nước tro,…

  • Lợn quay

    So với các vùng miền khác lợn quay Lạng Sơn có những hương vị đặc trưng riêng. Sau khi sơ chế xong, đầu bếp nhồi vào bụng lợn lá mắc…

  • Lê Thánh Tôn – Quận 1

    Vị trí: Đường Lê Thánh Tôn nằm trên địa bà các phường Bến Nghé và Bến Thành quận 1, bắt đầu từ đường Tôn Đức Thắng đến ngã sáu Sài…

  • Kẹo cau

    Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi hình dáng bên ngoài của loại kẹo này giống hệt những miếng cau đã được bổ sẵn. Đây là một món quà…