Hướng dẫn chơi trò chơi “ Cá sấu lên bờ”

“ Cá sấu lên bờ” là một trong số những trò chơi ưa thích của mình hồi cấp còn học tiểu học. Bởi vì trò chơi không cần sử dụng dụng cụ hỗ trợ gì, có thế chơi ở hầu hết các không gian nên bọn mình thường chơi được ngay trong lớp học.

Chuẩn bị trước khi chơi

Số lượng người chơi:  8 -10 người. Nếu số lượng đông hơn bạn có thể thành nhiều nhóm nhỏ để chơi. Nếu chơi với số lượng quá lớn thì sẽ khó kiểm soát được trò chơi.

Địa điểm chơi: Chọn không gian chơi rộng rãi sạch sẽ như sân trường, sân chơi… nhưng thực tế bạn vẫn có thể chơi trong các lớp học, văn phòng, khi đó độ khó của chơi lại do trướng ngại của các đồ vật trong phòng. Lưu ý khi chơi tại các phòng nhỏ, đó là đảm bảo tính an toàn khi chơi.

Chọn hoặc vẽ “bờ”: Không gian trò chơi được chia làm 2 loại: “ dưới nước “ và “ bờ”. Nếu khu vực chơi có những khu vực cao hơn so với mặt bằng chung như thềm nhà, bậc thang, bồn hoa,… bạn có thể lựa chọn và quy định đây là “ bờ”. Nếu như không có các khu vực như vậy, sử dụng phấn để kẻ các khu vực rộng khoảng 3m để chọn làm bờ.

Trước khi bắt đầu trò chơi

Chọn cá sấu: Những người tham gia chơi tiến hành oẳn tù tì. Người chơi nào chơi thua sẽ phải làm “cá sấu”.

Đứng vào vị trí: Cá sấu sẽ đứng ở khu vực “ dưới nước” hay “ sông”. Những người chơi còn lại đứng ở khu vực “ trên bờ”.

Bắt đầu trò chơi

Cá sấu đi đi lại lại trong khu vực “ dưới nước” tìm bắt người nào ở dưới nước ( chạm vào người)  hoặc có một chân thò vào trong phạm vị “dưới nước”.

Những người chơi còn lại tìm cách chọc tức cá sấu như chạy băng qua các khu vực nước hoặc thò chân, thò tay vào vùng nước. Vừa chạy nhảy vừa hát “ Cá sấu,  cá sấu lên bờ.”

Người chơi nào không kịp lên bờ mà bị cá sấu bắt sẽ phải thay thế  làm “ cá sấu”.

Trò chơi bắt đầu lại khi có một “ cá sấu” mới.

Lưu ý khác

Người chơi khi qua sông không được đi nửa chừng rồi quay lại, dù vòng vèo thì cuối cùng cũng phải lên một bờ khác.

Cá sấu không được dùng tay kéo người từ trên bờ xuống nước trừ khi người đó đang ở dưới nước hoặc thò chân xuống.

Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người chơi trở lên, những người chơi đó sẽ oẳn tù tì để chọn ra người làm cá sấu tiếp theo.

Nếu cá sấu mãi vẫn không bắt được người chơi nào, thì đến lúc “ chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì đổi người.

Phiên bản chơi khác

Trong một số phiên bản chơi khác, khi những người chơi hô “ Cá sấu lên bờ”, lúc này khu vực được chiếm đóng của 2 bên sẽ đổi: cá sấu sẽ chuyển lên 1 bờ đứng, những người chơi khác phải ù té chạy khỏi bờ đó chạy tới khu vực bờ khác. Khi cá sấu xuống khỏi bờ đó, thì sẽ kết thúc 1 lần “ cá sấu lên bờ”.



Bài khác

Kiến thức phổ thông

  • Bánh tráng cuốn thịt heo

    Ngoài mì Quảng, cao lầu thì khi đến Quảng Nam du khách không được bỏ lỡ món bánh tráng cuốn thịt heo cầu kỳ độc đáo có nguồn gốc ở…

  • Cháo cá khoai

    Cá khoai vốn quen thuộc với bà con miền Tây. Thứ cá có mình trong suốt này có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Cá khoai còn tươi, mang còn đỏ…

  • Bún đỏ cao nguyên

    Bún đỏ cao nguyên là một trong những món ăn ngon tại Kon Tum mà bạn không nên bỏ lỡ. Khác với những món bún như bún bò, bún chả…

  • Bánh pía

    Không ai có thể phủ nhận vị ngon của bánh pía Sóc Trăng khi đã có dịp thưởng thức bánh pía đến từ nhiều tỉnh thành khác. Cũng không ngoa…

  • Cơm Lam Hoà Bình

    Cơm Lam từ lâu đã không còn chỉ là đặc sản của riêng Hòa Bình, tuy nhiên cơm Lam nơi đây lại có hương vị rất riêng, bởi món ngon…