Những kiểu ăn hoa quả có thể gây bệnh
Ăn hoa quả cũng phải đúng cách
Hoa quả rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên bạn nên cẩn thận, bởi có những loại quả ăn nhiều hoặc ăn không đúng cách sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.
Không được ăn nhiều mận
Mận là loại có nhiều chất chua (axit) nó có khả năng phân giải Ca – P và chất protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều, có thể sinh bệnh.
Đồng thời, vị chua quá nhiều sẽ không lợi cho tiêu hoá. Ngoài ra, chất chua còn làm thối rữa chân răng, đặc biệt răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
Ăn nhiều quýt hại dạ dày
Những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp không được ăn hoa quả nhiều. (Ảnh: internet)
Căn cứ vào nghiên cứu của các chuyên gia nước ta, một ngày không nên ăn quá 3 quả quýt. Vì nhu cầu vitamin C cần cho mỗi người trong ngày 3 quả quít là đủ. Nếu ăn nhiều có hại cho vòm miệng và răng.
Đặc biệt là không nên ăn quýt khi bụng đói vì chất toan của nước quýt sẽ kích thích rất mạnh với màng dạ dày, ảnh hưởng cho sự hấp thụ tiêu hoá bình thường của dạ dày.
Dưa hấu gây lạnh
Dưa hấu có tác dụng giải nhiệt. Trong ngày nóng bức ăn một ít dưa hấu thì tốt nhưng dưa hấu có tính hàn, nếu ăn nhiều thường xuyên thì không có lợi. Đặc biệt là những người tiêu hoá xấu, người hay đái đêm và có bệnh di tinh càng không nên ăn nhiều.
Hồng dễ gây tắc tiêu hóa
Hồng có nhiều tamin và chất béo, khi những chất này gặp vị toan sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti dễ theo phân ra ngoài. Nếu ăn nhiều hồng sẽ tăng thành phần lắng dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài có khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hoá.
Nhất là không nên ăn hồng lúc đói vì khi đó vị toan sẽ nhiều, càng dễ bị kết tảng. Nếu ăn sau bữa ăn, do các vị toan đã bị thức ăn dùng hết nên ít kết hợp với chất keo của hồng nên không bị kết tảng.
Chuối tiêu ức chế mạch máu
Trong chuối có nhiều hàm lượng Mg (Magiê), nếu ăn nhiều vào lúc đói hàm lượng Mg trong huyết tương sẽ tăng lên đột ngột làm mất cân đối giữa tỷ lệ Mg và Cancium gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Vì vậy, không nên ăn chuối tiêu khi đói bụng.
Quả đào
Theo Đông y, đào tính ấm, vị ngọt chua, rất nhiều ảnh hưởng sức khỏe trên cơ thể con người. Trong thịt quả đào chứa nhiều sắt, giúp phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt, trị ho, lợi tiểu, phòng chống ung thư… Đào là nguồn niacin, thiamin, kali và can-xi tuyệt vời. Đào cũng có hàm lượng cao beta-caroten – một chất chống ô-xy hóa chuyển thành vitamin A. Nó rất cần cho sức khỏe của tim và mắt. Người mà chế độ ăn có hàm lượng vitamin A cao ít bị đục thủy tinh thể hơn. Lượng chất chống ô-xy hóa trong quả đào cũng hỗ trợ duy trì hệ tiết niệu và tiêu hóa. Nó cũng được coi là một chất làm sạch và giải độc cho thận.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều đào sẽ tạo ra nhiệt quá mức trong cơ thể. Do đó, những người bị khát nước hoặc đau cổ họng không nên ăn quá nhiều đào.
Quả vải
Vải tươi chứa hàm lượng đường cao. Nếu bạn ăn quá nhiều vải, ăn ít tinh bột, nó sẽ dễ dàng gây hạ đường huyết, mà thường được gọi là “bệnh vải”, và sau đó dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, da nhợt nhạt, khát nước, buồn nôn, ra mồ hôi… Lý do là vải có chứa nhiều fructose, nó sẽ làm tăng đáng kể số lượng fructose trong máu. Trong trường hợp này, gan sẽ không thể chuyển đổi fructose thành glucose, do đó làm tăng lượng đường trong máu.
Xoài
Xoài được coi là “vua của các loại trái cây nhiệt đới“. Không chỉ là một loại trái cây hấp dẫn, xoài còn chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe của bạn. Xoài giàu chất chống ô-xy hóa, làm mất tác dụng của các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào và gây ra những trục trặc cho sức khỏe như bệnh tim, già trước tuổi và ung thư.
Tuy nhiên, nó không phải là thích hợp cho những người bị thiếu hụt năng lượng hoặc suy lá lách. Nếu không, nó có thể dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy và hiện tượng dị ứng khác.
Dứa
Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và cải thiện tình trạng lão hóa da, khiến da không bị khô và bong tróc. Dứa là một loại trái cây nhiệt đới, trong đó có chứa một hàm lượng cao vitamin C. Ngoài ra, dứa chứa một loại chất đặc biệt proteinase, có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày.
Vì vậy, một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, thậm chí sốc sau khi ăn dứa. Trong trường hợp này, trước khi ăn dứa, bạn có thể ngâm dứa trong nước muối khoảng 20 phút, để tiêu diệt proteinase và giảm sự xuất hiện của phản ứng dị ứng.
7 kiêng kỵ không được ăn táo tàu
Táo (táo tàu) có nhiều chất dinh dưỡng và còn là một loại dược liệu tốt dùng trong đông y nhưng nếu ăn nhiều hoặc sử dụng không đúng nó sẽ trở nên có hại.
Tổng kết trên lâm sàng đã rút ra 7 điều kỵ không được ăn là: Bụng đầy no, bệnh cam của trẻ con, bệnh ngứa lở mụn nhọt, người đau răng, sâu răng, bệnh hoàng đản, bệnh táo bón.
Người bị bệnh động mạch vành không được ăn nhiều hoa quả
Như đã nói, ăn hoa quả với lượng vừa phải sẽ bồi bổ cho cơ thể như các loại axit hữu cơ, muối vô cơ, các loại sinh tố và chất xơ xenlulo… Nhưng ăn hoa quả nhiều đối với những người bệnh động mạch vành, cao huyết áp và những người bệnh tim mạch thì càng làm tăng nặng bệnh.
Vì ngoài các chất dinh dưỡng trong hoa quả, còn có các loại đường: đường quả, đường glucosa, đường mía… Nếu ăn nhiều, các chất đó tăng lên sẽ gây nhiều mỡ trong máu và béo. Không lợi cho người bệnh.
Bài khác
Kiến thức phổ thông
Mai Thị Lựu – Quận 1
Vị trí: Đường Mai Thị Lựu nằm trên địa bàn phường Đakao quận 1, khởi đầu từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến đường Nguyễn Văn Giai, qua ngã tư Nguyễn…
Cách chơi trò Rút gỗ Jenga – Phiên bản Rút gỗ xúc xắc
Bạn là người ưa thích những trò chơi vui nhộn nhưng lại thể hiện trí tuệ? Bạn đang tìm một món đồ chơi giải trí thư giãn cùng bạn bè,…
Cầm Bá Thước – Quận Phú Nhuận
Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 7 quận Phú Nhuận, dài khoảng 140 mét, lộ giới 12 mét. Lịch sử: Đường này trước kia là con hẻm, được…
Rượu vang ngọt sim Măng Đen
Do vị trí địa lý của vùng miền núi Kon Tum và khí hậu luôn ở nhiệt độ 10 đến 15 độ C mỗi ngày đã cho ra những quả…
Bún nước lèo Sóc Trăng
Bún nước lèo vốn là một đặc sản của người Khmer, nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân Sóc Trăng đã trở thành một đặc sản riêng có….