Site icon Sài Gòn Xưa

Vì sao gọi la “LÊN ĐỒNG”

Trong tín ngưỡng dân gian, có một nghi thức giao tiếp với thế giới trời, thần, quỷ, vật gọi là “lên đồng”. Người lên đồng sẽ ăn mặc thật sặc sỡ, biểu diễn những vũ đạo kì lạ để mời gọi thần linh hoặc hồn người chết nhập vào xác mình. Sau khi đã được “nhập xác”, người này có thể cư xử, nói năng và hành động y như thần linh hoặc người đã khuất, đồng thời trả lời những người xung quanh (gọi là hầu đồng) có quyền hỏi bất cứ điều gì. Ngoại trừ một số ngoại lệ chưa rõ nguyên nhân thì đa phần lên đồng là một hình thức mê tín dị đoan, chỉ nên dừng lại là một nét văn hoá.

Điều đáng chú ý là tại sao nghi thức này được gọi là “lên đồng”? Phải chăng vì những người hành lễ nhảy múa như đang…ở trên đồng lúa?

Thực tế, “đồng” ở đây có Hán tự là 童, nghĩa là trẻ em. Đây cũng là “đồng” trong “nhi đồng”, “mục đồng”, “thần đồng”, “đồng nam”, “đồng nữ”… Đại Nam Quốc Âm Tự Vị của Huỳnh Tịnh Của có giảng: “Lên đồng: Thần quỷ nhập vào người nào, bắt phải nóng nảy, nói thấm như đứa điên; lời người ấy nói ra nhiều người tin là lời quỷ thần”. Như vậy có thể thấy do các cử chỉ điên dại như đứa trẻ chưa biết gì nên ta gọi nghi thức này là “lên đồng”.

Thư viện Hoa Sen có lời giải thích cặn kẽ hơn về tên gọi ông Đồng, bà Cốt chỉ những người hành lễ: “Đồng có nghĩa đen là trẻ con, tâm hồn trong trắng chưa bị vẩn đục. Cốt nghĩa đen là xương, người cho thần linh mượn xác. Đồng Cốt có nghĩa là những người ngồi đồng, được xem như “hạp căn”, có tâm hồn trong trắng như trẻ nhỏ, là trung gian để thần linh mượn xác về ngự và phán truyền. Đồng Bóng có nghĩa là bóng (thần linh) mượn hình đồng để tiếp xúc, khuyên dạy người ở trần gian”.

Như vậy, chữ “đồng” trong “lên đồng” đã rõ. Ngoài ra, tiếng Việt còn có hàng loạt những “đồng” khác, vô cùng phong phú như “đồng lúa”, “đồng sắt”, “đồng tiền”, “thi đồng”, “đồng lòng”,…

(Tham khảo từ nhiều nguồn)

Bài nên xem

  • Ba cha tám mẹ là những ai?

    Theo "Thọ mai gia lễ": Ba cha là: Thân phụ: Cha sinh ra mình. Kế phụ: Sau khi cha chết, mẹ lấy chồng khác, chồng mới của mẹ là kế...

  • Người Nam hay nói rút gọn

    1. Người Nam hay nói rút gọn. Trong giao tiếp hằng ngày, thay vì nói “chút xíu” người ta thường nói “xíu”: – Xong chưa? – Xíu nữa. – Đau...

  • Nguyên Sa – Màu kỷ niệm khó phai

    Nguyên Sa là một nhân vật đa diện, và những ai ở gần ông có lẽ cũng thấy ông là một nhân vật phức tạp. Quỳnh Giao chỉ thấy ở...

  • Thử Tộc Thán

    Đại diện Thử tộc thế giới là một trưởng lão Chuột Tre Sumatra đứng im lặng trước máy vi âm để Ban Tổ Chức giới thiệu thành tích phá hoại...

  • Một thời tiệm may Sài Gòn

    Sài Gòn từng có một thời các tiệm may ăn nên làm ra. Không biết thuở hoàng kim của nghề thợ may khởi phát từ lúc nào nhưng vào thời...

  • Ý nghĩa tên gọi “khổ qua”

    Chúng ta chẳng còn xa lạ gì với trái khổ qua mà ở miền Bắc gọi là “mướp đắng". Ở nhiều nơi, người ta đọc trại thành “ô qua” hay...

  • Ngói âm dương – “Đạo” trong kiến trúc

    Từ xưa đến nay, âm dương thái cực đã trở thành hồn thiêng trong văn hóa, trở thành thứ triết lý Á Đông được vận dụng vào nhân sinh một...

  • Lễ khánh thành cầu Đume – Nguyễn Khuyến gặp chuyện khó xử

    Cầu Đu-me được người Pháp khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành vào ngày 28/02/1902 nhằm mục đích nâng cao cơ sở hạ tầng để phục vụ cho...

  • Hương xưa bồ kết

    Khi nói về vẻ đẹp bên ngoài của phụ nữ, người xưa có câu “Cái răng cái tóc là góc con người”. Hàng trăm năm trước, đối với phụ nữ...

  • Đà Lạt thập niên 1990

    Loạt ảnh khó quên về Đà Lạt thập niên 1990 được đăng tải trên trang Facebook của nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro. Bên trong một quán cà phê...

  • Cuộc sống ở Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1904

    Tắm ngựa ở rạch Tàu Hủ, đám tang trên đại lộ Charner, nhà thờ Huyện Sĩ khi đang xây dựng… là loạt ảnh tư liệu đặc sắc về Sài Gòn...

  • Thi sĩ Vũ Đình Liên -từ “Ông đồ” đến “Bóng ông đồ”

    Thi sĩ Vũ Đình Liên (1913-1996) sinh năm 1913 tại phố Hàng Bạc, Hà Nội. Sau khi đậu Tú tài ở Collège du Protectorat (trường Trung học Bảo hộ ở...

Exit mobile version