Site icon Sài Gòn Xưa

Ảnh chưa công bố về chiến lợi phẩm của Liên Xô trong chiến dịch Khalkhyn Gol

Chiến dịch Khalkhyn Gol năm 1939 là chiến dịch “đẫm máu” xảy ra giữa Liên Xô và Nhật, với chiến thắng trong chiến dịch này, Liên Xô đã thu được nhiều trang bị của Nhật.

Chiến dịch Khalkhyn Gol là trận giao tranh nhưng không tuyên bố trong Chiến tranh biên giới Xô-Nhật năm 1939, nó không phải là trận đánh năm 1945 khi Liên Xô mở Chiến dịch Bão tháng Tám tại Mãn Châu. Chiến dịch Khalkhyn Gol đã mang về cho Hồng quân Liên Xô nhiều chiến lợi phẩm quan trọng.
Chiến dịch này diễn ra ở khu vực sông Khalkhyn Gol, bắt nguồn từ cuộc giao tranh nhỏ vào ngày 11/5/1939, khi một đơn vị kị binh Mông Cổ gồm khoảng 70-90 người đi vào khu vực tranh chấp để đi tìm ngựa của họ. Bị một đơn vị kị binh Mãn Châu tấn công và buộc họ quay trở lại bờ kia sông Khalkhin Gol.
Sau đó đã leo thang thành trận chiến quy mô lớn giữa Liên Xô và Mông Cổ cùng với Nhật Bản. Một số tài liệu nói rằng quân Nhật mất 45.000 người và Liên Xô là 17.000. Tuy nhiên, phía Nhật thông báo chính thức rằng họ mất 8.440 người, bị thương 8.766 người, trong khi lúc dầu Liên Xô khẳng định con số thương vong tổng cộng là 9.284 người.
Chiến dịch này đã khẳng định thêm “tên tuổi” của những chiến sĩ Hồng quân Liên Xô. Chiến dịch diễn ra trong bối cảnh Nhật có nhiều ưu thế trên không, Sư đoàn đặc biệt số 57 của Liên Xô đã đồn trú trên lãnh thổ Mông Cổ, cách hiện trường chiến sự 300 km. Sư đoàn số 57 bao gồm lữ đoàn không quân hỗn hợp số 100 – khoảng 80 máy bay chiến đấu, máy bay tấn công và máy bay ném bom, đại đa số đã lạc hậu và hầu như không được bảo vệ.
Trong khi đó, Nhật được trang bị hiện đại, chỉ trong ngày đầu tiên của trận chiến, quân đội Liên Xô đã mất gần 20 máy bay, trong khi quân Nhật chỉ mất một chiếc. Vài tuần sau, Liên Xô đã phát triển các chiến thuật chiến đấu mới, cải thiện hệ thống giám sát và liên lạc và cung cấp thiết bị cho các đường băng mới gần tiền tuyến. Các phi đội đã nhận được những phiên bản nâng cấp của máy bay chiến đấu.
Đến tháng 6/1939, trận không chiến lớn nhất đã diễn ra trên bầu trời Khalkhin Gol với hơn 200 máy bay từ cả hai bên. Trong trận không chiến đó quân đội Liên Xô đã mất 17 máy bay chiến đấu, quân Nhật – khoảng 30 chiếc. Tình hình bắt đầu cải thiện. Vào tháng 7/1939, Nhật Bản đã cố gắng trả thù cho thất bại, khoảng 70 nghìn binh sĩ và sĩ quan, 500 khẩu súng, gần 200 xe tăng và 700 máy bay đã được kéo tới Khalkhin Gol. Trong nhóm quân Liên Xô đã có 57 nghìn binh sĩ, khoảng một nghìn xe tăng và xe bọc thép, 500 khẩu pháo và súng cối, và 500 máy bay.
Tuy nhiên, Bộ chỉ huy Liên Xô đã hành động nhanh hơn các tướng lĩnh Nhật Bản. Đến ngày 20 tháng 8, Hồng quân đã phát triển kế hoạch chiến dịch tấn công quyết định cục diện cuộc chiến. Cuộc tấn công của Hồng quân là một bất ngờ đối với đối phương. Nhóm quân Nhật đã bị bao vây và bị đánh bại hoàn toàn trong 6 ngày.
Các trận đánh giải phóng lãnh thổ Mông Cổ khỏi quân Nhật đã tiếp tục cho đến cuối tháng 8/1939, những đụng độ trên mặt đất và trên không thỉnh thoảng xảy ra cho đến giữa tháng 9/1939. Phải nói rằng, quân Nhật đã chiến đấu đến người cuối cùng, đã phát động một số cuộc tấn công trả đũa tuyệt vọng. Vào ngày 15/9/1939, họ đã ký hiệp định ngừng bắn.
Trong những năm gần đây, nhiều tài liệu mật của Liên Xô được công bố, con số chính xác hơn về số binh sĩ Liên Xô thiệt mạng là 7.974 người, số bị thương là 15.251 người. Một cuộc nghiên cứu tương tự về phía Nhật Bản vừa mới được bắt đầu. Mặc dù rất ít ai biết được trận chiến này, song nó vẫn quan hệ mật thiết với Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó được coi là trận đánh mang tính quyết định của Chiến tranh thế giới thứ hai.

Đức Trí (lược dịch)

Bài nên xem

  • Nguồn gốc dân tộc Việt Nam

    Nhờ tiến bộ của Di truyền học (DNA), phải chăng đã đến lúc chúng ta có thể khẳng định được nguồn gốc của dân tộc Việt Nam? PHẦN DẪN NHẬP...

  • Chai rượu trắng – Một thời khốn khó

    Hồi những năm 1960 ở miền Bắc thực hiện hợp tác xã triệt để nên ở vùng nông thôn cái gì cũng thiếu thốn, khó kiếm, khó mua. Bữa cơm...

  • Người Việt bắt đầu có họ từ khi nào?

    Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc các họ của người Việt, đó là ban đầu người Việt không có họ, trong thời Bắc thuộc, khi sống trong sự...

  • Phương tiện chuyển thư thời xưa

    Nhớ ngày còn đi học, trong giờ sử cô giáo đặt câu hỏi phương tiện vận chuyển thư từ thời xưa ra sao. Đám học trò giơ tay xin trả...

  • Quảng Trị năm 1992 trong ảnh của Hans-Peter Grumpe

    Những chứng tích của cuộc chiến tranh khốc liệt vẫn ngổn ngang ở mảnh đất Quảng Trị năm 1992. Những hình ảnh do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực...

  • Câu ‘Nam Mô A Di Đà Phật’ rốt cuộc có ý nghĩa như thế nào?

    “Nam Mô A Di Đà Phật” là câu niệm Phật hiệu phổ biến nhất, được nhiều người sử dụng nhất, xuất hiện khắp nơi trong cuộc sống, phim ảnh, truyền...

  • Sai Dùng Lâu Thành Đúng?

    Lời vào bài: Nói chuyện chữ nghĩa là nói đến kho tàng văn học, mà văn học thì chỉ có khởi điểm, không thể có kết thúc. Do đó, người viết...

  • Học lại chữ Tàu

    Câu chuyện dưới đây, tôi đã nghe gần mười cụ kể lại, nhưng vẫn cứ nghi ngờ. Vì nghi ngờ nên phải kiểm soát, và nhờ kiểm soát, nên sự...

  • Bí ẩn những ngôi mộ trong nhà thờ Đức Bà

    Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có sức chứa 1.200 người, có 20 bàn thờ lớn nhỏ và đặc biệt nền nhà thờ là một nghĩa địa lớn với ngôi...

  • Tư Duy Trong Thơ Nguyễn Khuyến

    Hơn nửa thế kỷ vừa qua, trong chính sách văn hóa, chính quyền toàn trị đã thuyên chuyển Nguyễn Khuyến vào ngạch văn công yêu nước, thơ Nguyễn Khuyến trở...

  • Thoại Ngọc Hầu

    Tức ngài Nguyễn-văn-Thoại (có sách chép là Thụy), ông vốn người huyện Diên-Phước, tỉnh Quảng-Nam, sanh năm 1762, vô Nam-kỳ khi nhỏ, 15 tuổi đã theo phò chúa Nguyễn-Ánh. Nguyễn-văn-Thoại...

  • Những ghi chép đầu tiên về nghề làm giấy tại Việt Nam

    Bài nói của tác giả (TG) được giới hạn ở một vài suy xét có tính chất giai thoại về lịch sử nghề làm giấy, cụ thể hơn, là về...

Exit mobile version