Site icon Sài Gòn Xưa

Vợ chồng xưng hô với nhau thế nào?

Người Việt Nam ta từ nhỏ đến lớn, đến già nói chuyện với nhau đã quen tai nhưng nếu diễn giải cho người nước ngoài biểu đạt được đầy đủ sắc thái ngôn ngữ kể thật lý thú . Ví dụ: “Nhà tôi” dịch ra tiếng Pháp là “Ma maison” thì người Pháp làm sao hiểu nổi.

Thời nay vợ chổng trẻ xưng hô với nhau “anh anh em em” âu yếm thân thiết biết bao! Dẫu chồng ít hơn dăm ba tuổi vẫn là anh. Lùi lại bốn mươi năm trước, những gia đình ít nhiều được Âu hoá, vợ chồng gọi nhau bằng “mình” cũng thể hiện được tình cảm đậm đà, gọi nhau bằng “cậu, mợ” cũng thanh nhã, nhưng những từ đó còn xa lạ với nông thôn, một số tân tiến muốn gọi nhưng vẫn còn ngượng ngùng với hàng xóm, chỉ thầm kín tỏ tình với nhau trong buồng, thỏ thẻ chỉ đủ hai người nghe với nhau. Cách gọi nhau bằng tên “trống không”cũng là một bước cải tiến lớn, chứ các cụ ngày xưa, thời trẻ chỉ gọi nhau bằng “bố thằng cu”, “u nó”, “mẹ hĩm”… Người mới lấy nhau chưa có con, chồng chẳng có chức vị gì mà gọi thì làm sao? Bí quá, có cô mới về làm dâu, muốn gọi chồng đang chơi bên nhà hàng xóm về, chẳng biết xưng hô ra sao bèn ra ngõ gọi thật to “ai ơi! Về nhà ăn cơm”. Từ “ai” ở đây không phải là đại từ nghi vấn, hay đại từ phiếm chỉ mà có nghĩa là “chồng tôi ơi”.

Còn khi nói chuyện với người khác thì giới thiệu vợ mình hay chồng mình là “nhà tôi”. Từ “nhà tôi” thật là đậm đà gắn bó, “mình ” và “tôi” tuy hai nhưng một. “Nhà tôi” tức là “chồng tôi” hay “vợ tôi” chứ không thể nói “vợ anh”, “chồng nó” là “nhà anh nhà nó”.

Vợ chồng nói chuyện với nhau thường hay nói trống không “Này! Ra tôi bảo!” hoặc “nào ai bảo mình”…

Bài nên xem

  • Ngôi nhà cấp 4 làm mê mẩn lòng người ở Hội An

    Nằm giữa cánh đồng bao la, ngôi nhà tại Hội An hiện là đề tài được cư dân mạng bàn tán. Không gian sống mang hơi hướng đồng quê này...

  • Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Dẫn Nhập – Ðại lược về Khoa cử

    "Sĩ nhiều thì nước thịnh mà con đường tìm người tài giỏi, chọn lựa được nhiều nhân tài thì không phép nào bằng Khoa cử." Phan Huy Chú, Khoa Mục...

  • Sau khi thân nhân mất, gia đình cần làm những gì?

    Chúng tôi chỉ nêu lên những việc làm đối những trường hợp người già yếu, mất tại nhà, theo phong tục cổ truyền. Trường hợp mất tại bệnh viện hoặc...

  • Ảnh cổ Việt Nam và tư liệu – Phần 10

    Những bức ảnh Việt Nam xưa được sưu tầm từ nhiều nguồn giúp chúng ta hình dung được khung cảnh Việt Nam trong quá khứ. Mời quý vị cùng xem....

  • Quốc Học 100 năm

    Tại cố đô Huế, 10-2016, trường THPT chuyên Quốc Học hân hoan kỷ niệm 120 năm thành lập. Trân trọng mời quý độc giả gần xa đọc lại Quốc Học...

  • Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ @

    Viết tắt tự tạo                                                                       Viết tắt theo quy luật chung                                        Viết tắt chữ có dấu Hai đoạn thơ viêt tắt chữ có dấu                                                    III. Lời cuối Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt, phần nhiều là chữ không dấu, khi “chat” trên mạng hoặc viết tin nhắn ở điện thoại di động, … Đây là một trào lưu không ngăn chận được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt. Người thích viết tắt cho rằng chat hoặc nhắn tin là sự trao đổi riêng tư giữa hai người, không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên cũng không cần theo những quy định về câu chữ; do vậy nó không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Để hỗ trợ cho những ai thích viết tắt, bài này xin trình bày 2 loại viết tắt chữ Việt: - Viết tắt tự tạo. - Viết tắt theo quy luật chung. Ai kết hợp được hai loại viết tắt này sẽ tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc khi chat hoặc nhắn tin.   1.VIẾT TẮT TỰ TẠO  Viết tắt tự tạo rất phổ biến ở các phòng chat hoặc ở điện thoại di động. Cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng, nó có theo một quy luật nào đó thì cũng chỉ áp dụng cho một số từ thường dùng. .Vài ví dụ viết tắt tự tạo: Ta dễ dàng tìm thấy nhiều ví dụ khi gõ hàng chữ như  “viet tat trong ngon ngu chat va tin nhan” vào Google Search trên internet. Sau đây là một số ví dụ viết tắt tự tạo trích từ các mạng:...

  • Về danh xưng Faifo – Hội An

    Tìm hiểu cội nguồn của danh xưng Faifo – Hội An được bắt đầu từ rất lâu và đây là một đề tài thu hút nhiều nhà nghiên cứu khoa...

  • Ý nghĩa mỗi loài hoa trên tà áo dài Tết của phụ nữ Việt

    Không chỉ điểm xuyết cho vẻ đẹp thanh tân và quyến rũ của người phụ nữ, họa tiết hoa trên những tà áo dài Tết còn mang nhiều tầng ý...

  • Bức tranh tổng quan về tục thờ Thần Nông ở Nam bộ

    Thần Nông là vị vua trong huyền thoại, có công dạy dân cày cấy, giúp cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Vị thần này được thờ cúng...

  • Khoa Cử Việt Nam – Thi Hương – Phần 2: Chương 1 – Định Kỳ – Phép Thi

    Thi Hương là kỳ thi quan trọng cấp đầu để lấy người đỗ Cử-nhân ra làm quan, cũng gọi là Trung khoa (Ðại khoa tức thi Hội, thi Ðình, là khoa thi...

  • Hương vị cà quống

    Cà cuống chết đến đít còn cay! Ca dao Bên nước ta có nhiều loại cà. Trừ cà kheo, cà mèn, cà rá, cà ròn, cà sa, cà vạt, ...những...

  • Sài Gòn năm xưa – Kỳ 4/9 – Xác định vị trí

    Có cả thảy mấy vị trí mang tên “Sài Gòn” và tùy thời đại xoay hướng đổi chỗ như thế nào? 1. Prei Nokor,Sài Gòn của Cổ Cao Miên, trước...

Exit mobile version