Site icon Sài Gòn Xưa

Vì sao người xưa cực sùng bái chim phượng hoàng?

Nhiều giai thoại, truyền thuyết cổ xưa có đề cập đến loài chim phượng hoàng. Loài chim này tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý. Theo đó, hình ảnh phượng hoàng xuất hiện trong nhiều bức tranh, kiến trúc cổ như cung đình, đồ trang sức…

Một số nền văn minh trên thế giới như Ai Cập, Hy Lạp… có những giai thoại, truyền thuyết cổ xưa về chim phượng hoàng. Điểm chung của những câu chuyện về loài chim này là nó tượng trưng cho điềm lành và sự cao quý.

Phượng hoàng được miêu tả trong các truyền thuyết là một loài chim bất tử.

Cụ thể, đầu và mỏ của phượng hoàng giống gà, cổ hơi dài giống như con hạc tiên và thân to lớn như một đại bàng hay công.

Phượng hoàng có bộ lông dài và rực rỡ nhiều màu sắc như đỏ, vàng, tím. Nó có đôi mắt màu xanh và tỏa sáng như những viên ngọc bích.

Loài chim phượng hoàng có khả năng đặc biệt gồm: nước mắt có thể chữa lành mọi vết thương hay bệnh tật, máu thịt giúp trường sinh bất tử hay tiếng hót có tác dụng diệu kỳ về tinh thần. Thậm chí, khi người nào ở gần phượng hoàng thì không thể nói dối.

Phượng hoàng không bao giờ chết hẳn khi vòng đời của nó không bao giờ kết thúc.

Nguyên do là vì khi già yếu, bị thương nặng thì phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình. Kế đến, nó tự thiêu bằng nguồn nhiệt của bản thân.

Từ đống tro tàn, phượng hoàng sẽ hồi sinh dưới hình dạng của một chú chim non và tiếp tục một vòng đời mới. Điều này được lặp đi lặp lại nên nó trở thành sinh vật bất tử.

Nhờ khả năng đặc biệt trên mà phượng hoàng trở thành biểu tượng của sự sống và cái chết.

Ngoài ra, phượng hoàng còn là biểu tượng của giả kim. Nó đại diện cho những thay đổi trong các phản ứng hóa học với những biến đổi về màu sắc, tính chất của các nguyên tố hóa học. Vì vậy, hình ảnh chim phượng hoàng được người xưa sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như hội họa, kiến trúc cổ như cung đình, đồ trang sức… Video: Phượng hoàng mùa xuân: Nhạc nước triệu đô miễn phí (nguồn: VTC Now)

Bài nên xem

Exit mobile version