Site icon Sài Gòn Xưa

Những cách lý giải khác nhau về nguồn gốc của “Tàu”

Phải nói là có nhiều thuyết khác nhau về nguồn gốc của từ Tàu này.

Từ Tàu để chỉ người hay nước Trung Hoa đã xuất hiện từ rất lâu đời trong tiếng Việt. Từ điển của Pigneaux de Béhaine (TK 18) ghi nhận từ “Tàu” này.
Có thuyết cho rằng Tàu là từ 艚 (tào) “tàu bè, tàu thuyền” mà ra. Huình-Tịnh Paulus Của viết “Người An Nam thấy tàu khách qua lại nhiều, lấy đó mà gọi là nước Tàu, người Tàu”. Gia Định Báo (số 5, năm thứ 6, phát hành ngày 16/2/1870) giải thích:

“…An-nam ta kêu là Tàu, người bên Tàu, là vì khách thường đi tàu qua đây, lại dùng tàu chở đồ hàng hóa qua đây buôn bán; nên kêu là Tàu, hàng Tàu, đồ Tàu v.v…”

Lê Văn Hòe trong Tầm nguyên tự điển cũng có ý kiến tương tự khi cho rằng Tàu là vì người Trung Hoa sang nước ta thông thương, thường đóng các thuyền rất to, nên người dân gọi là người dưới tàu, người đi tàu rồi dần biến thành người Tàu.

Có thuyết cho rằng Tàu là đọc trệch từ chữ Tào, chỉ nước Ngụy mà ra. Đó là ý kiến của Vương Duy Trinh trong “Thanh Hóa Quan Phong” khi ông cho rằng Tàu là biến thể ngữ âm của Tào, là tiếng mà từ đời Tam Quốc, người Việt đã dùng để gọi nước Ngụy của Tào Tháo.

Có thuyết cho rằng Tàu là từ chữ Tào (nghĩa là quan). An Chi nhận xét Tàu là âm cổ Hán Việt của từ ghi bằng chữ 曹 mà âm Hán Việt hiện đại là tào, có nghĩa rộng là “cơ quan triều đình”, hiểu rộng ra là “quan”. Trong thời Bắc thuộc, nói chung giới cai trị là người Trung Hoa cho nên dân chúng đã quan niệm rằng người Trung Hoa là “tàu”, nghĩa là “quan”.

Có thuyết cho rằng Tàu có thể là một biến âm của đậu hay đẩu. So sánh các cách dùng đậu hủ 豆腐 còn gọi là đậu phụ, tàu hủ; tàu vị yểu (nước tương), chè tàu (táu) soạn …

Có thuyết cho rằng Tàu có thể liên hệ đến Tiều: các đợt di dân đến VN từ vùng Đông Nam TQ như dân Triều Châu 潮州 (Triều 潮 vần tiêu 宵, giọng Mân Nam đọc là tiau5, tio5 với âm đầu T-) chẳng hạn, cũng như nhà Trần từng có nguồn gốc đánh cá thuộc Mân tộc (từ tỉnh Phúc Kiến), do đó hai danh từ tàu và nước có phạm trù nghĩa rất đặc biệt và có vị trí quan trọng trong văn hóa ngôn ngữ VN (‘một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ’) (dẫn theo Nguyễn Cung Thông).
Thực ra, mỗi cách giải thích trên đều có lí của nó, cho nên câu trả lời về Tàu hiện vẫn còn chưa thực sự ngã ngũ.

Tuy nhiên, từ “Tàu” cho đến giữa thế kỉ XX vẫn được sử dụng một cách chính thức trong các văn bản báo chí, nghiên cứu… mà không hẳn đã mang một nét nghĩa miệt thị nào.

Bài nên xem

  • Ông Nguyễn Hùng Trương và nhà sách Khai Trí

    Khi đồng bào miền Bắc di cư vào Nam năm 1954 sau Hiệp Ðịnh Geneve (20/7/1954), nhà sách Khai Trí đã có mặt tại Sài Gòn từ hai năm trước...

  • Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo thời Lý – Trần

    Sau hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ, với chiến  thắng Bạch Đằng năm 938, nước ta đã bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc...

  • Về tục thờ Bà Đen ở Nam Bộ

    Nếu như ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, dạng thức thờ Bà Chúa Xứ ảnh hưởng vô cùng mạnh mẽ trong tâm thức của cộng đồng người trong khu...

  • Việt tộc dựng nêu ngày Tết

    Cây nêu là một từ 100% của Việt tộc ,vì cùng ăn Tết Nguyên Đán song người Tàu không có tục dựng cây nêu trước sân như người Việt Cắm...

  • Tử Cấm Thành của triều đại Tây Sơn

    Xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, Bình Định ngày nay vẫn còn lưu giữ một di tích đặc biệt của triều đại Tây Sơn. Đó là thành Hoàng Đế...

  • Nhỏ mà không học lớn làm MC

    Câu nói đùa này không biết nhập vào đầu tôi từ bao giờ mà mỗi lần nghe thiên hạ bàn chuyện gẫu về MC tức người dẫn chương trình, nó...

  • Nguồn gốc nghi thức lên đồng

    Lên đồng là phương thức khai thông với thần linh được sáng tạo và sử dụng sớm nhất của các dân tộc tin theo Shaman giáo. Vì sao phải lên...

  • Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

    Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

  • Dinh Gia Long – Nét kiến trúc hoa mỹ của Sài Gòn xưa

    Trong lịch sử tồn tại, Dinh Gia Long đã rất nhiều lần đổi chủ, được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như bảo tàng, dinh thống đốc, dinh...

  • Chân dung vua Gia Long

    Để có những hình ảnh đáng tin cậy về vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau. Những...

  • Xem ngày kén giờ

    Việc cưới xin, việc làm nhà cửa, việc vui mừng khai hạ, việc xuất hành đi xa, việc khai trương cửa hàng, cửa hiệu, việc gieo mạ cấy lúa, việc...

  • Hà rầm hà rạc là nghĩa gì?

    Hà rầm hà rạc là chuyện kể của người Cơ Tu, giáo dục các bạn nhỏ phải biết yêu thương, đùm bọc anh chị em và là bài học quý giá...

Exit mobile version