Lên đồng là phương thức khai thông với thần linh được sáng tạo và sử dụng sớm nhất của các dân tộc tin theo Shaman giáo.
Vì sao phải lên đồng?
Lên đồng là một nghi thức trong hoạt động tín ngưỡng dân gian của nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam. Các nghi lễ lên đồng thường được tổ chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh, phủ mẫu… Đến nay, người dân và cả những người nghiên cứu trong và ngoài nước vẫn có những quan điểm trái ngược nhau về lên đồng. Có người cho rằng, lên đồng là nét văn hóa tâm linh, còn những người khác lại xem đây là hoạt động mê tín dị đoan.
Trong Truyền thuyết về lên đồng, lên đồng là phương thức để khai thông với thần linh được sáng tạo ra và được sử dụng sớm nhất của dân tộc tin theo Shaman giáo.
Những người tin theo Shaman giáo thừa nhận, sự tồn tại của quỷ thần và tin rằng quỷ thần có thể can thiệp được việc của con người, đưa người đến với họa phúc, may rủi. Ngay từ khi loài người còn ở thời kỳ thị tộc và bộ lạc, để cầu mong sản xuất được mùa, đuổi ma, chữa bệnh, hoặc an táng người chết…, dân tộc tin theo Shaman giáo đều tổ chức nghi thức lên đồng. Về sau, cùng với sự sa sút và thay đổi của Shaman giáo, quy mô những hoạt động nhảy đồng giảm dần đi nhưng việc lên đồng chữa bệnh thì vẫn lưu truyền mãi.
Nghi lễ lên đồng được lưu truyền liên quan đến quan niệm về bệnh tật của Shaman giáo. Người Shaman giáo cho rằng, người ta mắc phải bệnh tật là do thần kinh buồn bực mà làm cho linh hồn người bệnh không yên, thậm chí có thể đuổi linh hồn người bệnh đi. Bởi vậy, muốn làm cho người ta khỏi bệnh phải nghĩ cách làm cho thần linh vui mà không quấy nhiễu linh hồn người bệnh nữa, khiến cho linh hồn người bệnh được yên ổn. Người ta cho rằng, cách tốt nhất để làm thần linh vui vẻ là nhảy đồng, lên đồng.
Lên đồng nghĩa là thông qua miệng của Shaman có thể khai thông được ý muốn của thần linh, tìm hiểu người bệnh vì sao đắc tội và đắc tội với vị thần linh nào, phải tế hiến vật gì để làm dịu đi cơn giận của thần linh và thôi không quấy nhiễu nữa. Đôi khi, Shaman tưởng tượng rằng cưỡi chim bay thú chạy đi xuống cõi âm, chiến thắng được thần quấy nhiễu, cướp lại được linh hồn cho người bệnh.
Để chuẩn bị cho nghi lễ lên đồng, Shaman phải cầm chiếc trống tay được bưng một mặt bằng da thú, đội mũ thần, đi giày thần, mặc áo thần… Chỗ vai áo thần phải được trang trí hơn chục hàng vỏ sò nhỏ đối xứng. Trước và sau áo thần phải đeo vào vài chục tấm gương đồng to nhỏ khác nhau, trong đó hai tấm to nhất được treo vào giữa ngực và giữa lưng, tác dụng của nó là để chiếu yêu ma. Có những áo thần trên vạt áo còn đính ba hàng lục lạc nhỏ đối xứng và ngay ngắn.
Nghi thức lên đồng
Thời gian lên đồng tốt nhất là vào buổi tối vì lúc đó mới dễ mời “thần tổ” giáng lâm. Địa điểm lên đồng thường được chọn ở một nơi gần nhà người bệnh trên một mặt bằng tương đối rộng, mặt bằng đó được quét dọn sạch sẽ, bởi vì thần linh không thích chỗ dơ bẩn. Giữa mặt bằng đó phải đốt lên một đống lửa, đốt cỏ thơm, và cả nhà người bệnh phải ngồi xung quanh mặt bằng.
Mọi việc chuẩn bị xong xuôi, Shaman sẽ bắt đầu vào cuộc. Tay trái cầm trống, tay phải cầm dùi trống, ông (bà) đồng ngồi vào chỗ dành riêng, mắt lim dim, sau khi ngáp liên tục mấy cái, bắt đầu đánh trống. Tiếng trống là tín hiệu thông báo tổ thần giáng lâm, tiếng trống ngày càng nhanh hơn, mạnh hơn. Cùng với nhịp điệu đó, Shaman bắt đầu rung môi, hai mắt nhắm lại, mặt ngoẹo đi, toàn thân run rẩy, lắc lư, răng nghiến ken két. Tiếp sau đó, Shaman bắt đầu trầm giọng, ngâm nga lảm nhảm một điều gì đó nhưng không rõ từ. Tiếng trống lúc nhanh lúc chậm và đổi nhịp, biểu thị thần linh ám vào thân thể của Shaman.
Sau một trận rung vai hoặc co giật vai kịch liệt, Shaman dường như đã mất cảm giác. Rồi bỗng tiếng trống dừng hẳn, toàn thân Shaman rung mạnh. Trên áo thần những lục lạc, gương đồng vỏ sò va chạm nhau leng keng, lạch cạch đệm cho tiếng ca được cất cao giọng. Cứ Shaman hát mỗi câu thì những người có mặt cũng hát theo một câu trong cổ họng. Lát sau, Shaman lại chuyển điệu, đánh trống lúc to lúc nhỏ rất có tiết tấu. Đến đó, linh hồn của tổ thần đã chuyển vào người Shaman và mượn miệng của Shaman để hỏi lý do sự việc.
Sau khi người nhà bệnh nhân hoặc người giúp việc Shaman trả lời vì người nào nhà nào mắc bệnh, Shaman mới đứng dậy vừa đánh trống, vừa hát, không ngừng nhảy nhót hết vòng này đến vòng khác. Lúc đó, Shaman thông qua thần tổ mời những vị thần khác giáng lâm, tìm nguyên nhân mắc bệnh. Còn về việc thần nào được mời đã đến, thần nào không mời cũng tự đến, thông qua miệng của Shaman với tinh thần hoảng hốt nói ra mà biết được. Với những vị thần đã mời mà không đến, Shaman còn làm ra vẻ chạy nhanh hoặc bay đi, tỏ ý đến tận những chốn xa xăm để mời họ đến.
Sau khi chư thần đã đến đủ, Shaman mới lần lượt vấn an từng vị thần đã gây chuyện bắt đầu nói, thừa nhận chính ngài đã gây ra chuyện và nói rõ nguyên nhân gì, cần phải hiến tế vật gì… Khi đã đến bước đó, thông thường kết thúc việc lên đồng.
Tuy vậy, cũng có lúc, những vị thần gây chuyện rất ngoan cố không chịu trả lại linh hồn cướp đi của người bệnh. Trong trường hợp đó, Shaman sẽ cùng với thần tổ tưởng tượng xuất chinh ta trường, quyết đấu với hung thần đó để cướp lấy linh hồn của người bệnh đã bị cướp đem trở lại. Shaman nhún xuống đất, nhảy nhót liên tục, quay tít cả người, dang hai tay làm động tác bay. Tiếp đó, lấy hết sức lực vung vẩy đôi tay đánh bên nọ, đỡ bên kia, miệng thở hổn hển. Có lúc trong cuộc quyết đấu, sức lực của Shaman không đủ nên ngã xuống ngất đi. Một lát sau, người giúp việc của Shaman đỡ họ dậy, Shaman lại cố gắng tiếp tục quyết đấu. Nếu Shaman tuổi cao thì có người còn chuẩn bị sẵn điếu đóm hoặc nước sôi để vào chỗ để trống cho Shaman dễ dàng đụng tới. Cứ tiếp tục cuộc chiến như vậy mấy lần cho đến lúc hung thần thua chạy, cướp lại được linh hồn của người bệnh lúc đó Shaman mới mệt mỏi dừng lại và lần lượt tiễn các vị thần linh ra về.
Nghi thức lên đồng ở Việt Nam hiện nay còn mang nặng tính Shaman. Tuy nhiên, theo truyền thống tín ngưỡng Việt Nam, việc lên đồng ngoài để giao tiếp với thần linh, thì người ta còn tin tưởng rằng sau khi chết, linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cô, đồng cậu để trò chuyện với thân nhân đang sống. Thông qua cuộc trò chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá cố về mồ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc đối thoại này, người sống cũng biết được vận mệnh tương lai của mình. Nhiều người lợi dụng lên đồng vào mục đích xấu nên hoạt động này mới bị chính quyền xem là mê tín dị đoan.
Theo KIẾN THỨC