Site icon Sài Gòn Xưa

Áo dài Việt Nam thay đổi thế nào trong hơn 100 năm qua?

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chít eo, ôm sát vào người. Áo dài cổ thuyền ra đời năm 1958 đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà.

Triển lãm nằm trong khuôn khổ hội thảo khoa học “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, gia trị và bản sắc”. Khoảng năm 1645, do khổ vải dệt chỉ từ 35-40 cm, thân áo trước là 2 tà tách riêng, hai thân áo sau được khâu ghép lại thành một đường dài gọi là sống áo, nên gọi là áo tứ thân.

Áo dài 5 thân gồm 2 khổ vải được may nối lại với nhau thành thân trước, có một thân phụ nằm phía dưới về phía bên phải. Bốn thân áo bên ngoài tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu là cha mẹ mình và cha mẹ người thương, còn thân áo thứ 5 tượng trưng cho người mặc. Áo luôn có 5 cúc (khuy) thể hiện đạo lý làm người nhân – lễ – nghĩa – trí – tín. Có 2 loại áo năm thân tay hẹp và áo năm thân tay rộng.

Ở miền Bắc, từ thập kỷ 1910-1920, phụ nữ thích may áo dài năm thân thêm một cái khuyết phụ khoảng 3 cm bên phải cổ áo và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ duyên hơn và cũng để khoe chuỗi hột trang sức quấn nhiều vòng quanh cổ, bên trong cổ áo.

Áo dài tân thời Lemur do họa sĩ Nguyễn Cát Tường (1912-1946) khởi xướng. Năm 1937, để việc đổi mới y phục tân thời có kết quả tốt đẹp, ông Cát Tường mở hiệu may LEMUR, quảng cáo trên báo Ngày nay. Tên tuổi ông Nguyễn Cát Tường được vinh danh trên cuốn Đại từ điển các danh nhân thế giới của Nhật Bản.

Áo dài cổ cao từ 1950. Thập kỷ 1950-1960, áo nịt ngực ngày càng phổ biến nên áo dài được may chit eo, ôm sát vào người. Thân áo sau, rộng hơn thân áo trước, nhất là ở phần mông. Cổ áo rất cao, trong khi gấu áo cắt thẳng ngang và dài đến mắt cá chân.

Kiểu áo cổ cao từ năm 1950 tôn lên rất nhiều vẻ đẹp hình thể và vóc dáng người mặc.

Áo dài cổ thuyền từ năm 1958. Kiểu áo độc đáo này do đạo diễn Thái Thúc Nha vẽ, đã gây chấn động trong thế giới thời trang quý bà và vẫn phổ biến đến ngày nay

Áo dài tay Raglan từ năm 1958. Từ 1957, áo dài thời trang rất thịnh hành, đó cũng là thời điểm ông Đỗ Thành – tự Dung (1918-1970) áp dụng lối ráp tay raglan xéo vai trong âu phục vào áo dài để vai áo bớt nhăn. Ý tưởng sáng tạo này đã cho ra đời chiếc áo dài tay Raglan đầu tiên.

Vào cuối thập niên 1960, do ảnh hưởng trào lưu ăn hóa thời trang Hippies bắt nguồn từ Mỹ thể hiện cho triết lý sống “Live fast, die Young – Sống hết mình”, Áo dài Hippies (mini) xuất hiện. Ngay lập tức, nó trở thành mốt thời thượng với chất liệu nhẹ nhàng, màu sắc sặc sỡ của các họa tiết cỏ cây hoa lá…

Áo dài vẽ từ năm 1989. Là họa sĩ giảng viên mỹ thuật, thiết kế thời trang, Sĩ Hoàng đã đưa ngôn ngữ hội họa vào trong áo dài truyền thống. Nó mở đầu cho trào lưu áo dài được vẽ bằng tay trên vải với những trang trí hình hoa lá, lập thể, hoa văn cổ…

Bài nên xem

  • Nổi cơn Tam Bành nghĩa là gì?

    Trong văn chương, người đầu tiên dùng chữ Tam Bành có lẽ là đại thi hào Nguyễn Du. Trong Truyện Kiều, trùm lầu xanh Tú Bà đã sai gã chồng hờ là giám sinh...

  • Vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940

    Khám phá nét độc đáo của vỉa hè Sài Gòn cuối thập niên 1940 qua loạt ảnh do người Pháp thực hiện. Xe bán bánh của người Hoa trên đường...

  • Xe kéo tay ở Hà Nội (1884-1950)

    Xe kéo tay xuất hiện đầu tiên ở Hà Nội vào năm 1884. Đó là hai chiếc xe do Công sứ Bonnal cho nhập từ Nhật Bản về, một chiếc...

  • Nga Sơn miền quê cổ tích

    Ca dao xưa có câu: Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông Ngay mở đẩu ta đã nghe tới Nga Sơn, vậy đây...

  • Nón Tây Hồ – Chiếc nón bài thơ

    Từ lâu chiếc nón bài thơ gắn với tà áo dài đã trở thành biểu tượng của người con gái Việt nói chung và người thiếu nữ Huế nói riêng. Nói...

  • Ảnh về khu chợ Đông Ba – Huế

    “Chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay là đà, chiều thiết tha…”, hình ảnh chợ Đông Ba hiện lên trong “Mưa trên phố Huế” có cái gì đó...

  • Ta đã đi qua mấy mùa hoa phượng nở?

    Tháng 5 là lúc cái nắng hè oi ả xuất hiện, tiếng ve kêu râm ran, mùa hoa phượng nở đỏ rực cả sân trường. Tháng 5 là lúc báo...

  • Nhớ lại ngã 6 đường Phù Đổng Thiên Vương

    Có lẽ không người Việt Nam nào là không biết đến truyền thuyết về Đức Phù Đổng Thiên vương, người đã có công đánh đuổi giặc n trong buổi bình...

  • Bùi Viện – Người phát triển thủy quân dưới triều Nguyễn

    Bùi Viện (1839 - 1878) là danh sĩ đời Tự Đức, hiệu Mạnh Dực, người làng Trình Phố, huyện Kiến Xương (nay thuộc xã An Ninh, huyện Tiền Hải, tỉnh...

  • Từ “ Thầy” hay “Thầy Giáo” có từ bao giờ ?

    Đối với dân Nam kỳ lục tỉnh thời Pháp thuộc, cứ hễ dân công chức, có ăn có học thời người ta gọi là thầy Hai, người Hoa buôn bán...

  • Lo trời đổ

    Ngày nay, chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà lo khi trời đổ, đất...

  • Yến lão

    "Yến" là tiệc rượu. Nhiều làng có tục yến lão, hàng năm hay hai ba năm một lần, thết tiệc mừng thọ các quan lão. Có thể nói đây là...

Exit mobile version