Hiểu đơn giản, diệt chủng là “sự phá hủy có chủ ý và hệ thống toàn bộ hoặc một phần của một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia”. Trong những năm tháng của lịch sử thế giới, đã có rất nhiều tội ác diệt chủng diễn ra.

Một số tội ác diệt chủng ít được nhắc đến trong lịch sử

Dưới đây là 4 nạn diệt chủng ít được nói đến trong lịch sử.

1. Oliver Cromwell và cuộc thanh trừng tại Ireland

Hai thập kỷ từ 1640 – 1660 có thể coi là bước đột phá đầu tiên của chủ nghĩa cộng hòa tại Anh. Đây là khoảng thời gian có những sự thay đổi đáng ghi nhận, nhưng cũng là giai đoạn “không may mắn” cho những nhà hoạt động cấp tiến.

Câu chuyện bắt đầu với việc vua Công giáo Charles cùng quốc hội Tin lành ký kết một hiệp ước với Liên đoàn Công giáo Ireland còn non trẻ. Tuy nhiên, một nhóm khá lớn tín đồ Thanh Giáo có thái độ khinh miệt tàn bạo với người Công giáo.

Họ gửi đến một đội quân với sự lãnh đạo của Oliver Cromwell (người sau này là lãnh tụ Thanh Giáo) nhằm dọn đường cho tín đồ Tin Lành định cư trên Ireland.

Về cơ bản, từ khi Oliver Cromwell đặt chân lên Ireland cũng là lúc người Ireland bị sát hại. Tại Drogheda, thị trấn đầu tiên quân đội bao vây, Cromwell thẳng tay sát hại gần 3.000 người bao gồm cả mục sư Công giáo La Mã vì không chịu đầu hàng sớm.

Khi chuyển đến Wexford, Cromwell không “đếm xỉa” đến những cuộc thương lượng đầu hàng mà chỉ nhằm tận diệt thị trấn. Lực lượng đáng gờm nhất của Ireland – đội quân Ulster mất 1/3 số người trong một trận chiến.

Không đủ lực lượng đối chọi, quân đội Công giáo Ireland sử dụng chiến thuật du kích vào năm 1650. Để đáp lại, Cromwell ban hành một chính sách tổng chiến tranh, thiêu rụi kho lương thực tại các làng trên đảo, tống giam tất cả những người có liên quan đến đảng Bảo thủ của Anh. Nạn đói gia tăng, dịch hạch hoành hành đã quật ngã 40% cư dân đảo.

Trong toàn bộ chiến dịch của Oliver Cromwell ở Ireland, người ta ước tính rằng 50.000 người đã thiệt mạng, bị đuổi ra khỏi nhà và bị trục xuất. Tại Scotland, ông đã tàn sát 2.000 người ở Dundee và san bằng bến cảng của thành phố.

2. Thanh niên Thổ “tẩy rửa” đế quốc Ottoman

Người Armenia bị diệt chủng dưới bàn tay của đế chế Ottoman là sự kiện đầu tiên trong lịch sử được gọi là diệt chủng, với mục tiêu là những công dân Kito giáo.

Từ năm 1915 đến 1923, với sự lãnh đạo của đội quân Thanh niên Thổ (the Young Turks), đế quốc Ottoman bắt giữ những phụ nữ , trẻ em mang sắc tộc Hy Lạp, Assyri, và Armenia.

Đàn ông bị bắt làm việc đến chết tại những trại lao động cưỡng bức, trong khi người thân của họ bị buộc phải đi bộ hàng trăm dặm qua sa mạc Syrian mà không có các nhu yếu phẩm.

Người Thổ được phép cướp bóc, hãm hiếp, sát hại bất kỳ ai trong đoàn, để lại một hàng dài những xác người bên trại giam và bờ sông Euphrates. Theo ước tính, đã có 500.000 đến 1,5 triệu người Armenia bị sát hại trong cuộc diệt chủng này.

Đến năm 1919, các quan chức Ottoman bị đưa ra tòa án quốc tế vì cáo buộc chống lại nhân loại, tuy nhiên họ không bị kết án. Người Armenia trả thù sau đó với “chiến dịch báo thù” (The Nemesis operation) do Liên đoàn Cách mạng Armenia khởi xướng, săn đuổi những quan chức và chính trị gia cấp cao của đế quốc Ottoman.

3. Một triệu người bỏ mạng sau cuộc chiến Kavkaz (1817 – 1864)

Kể từ cuộc chiến tranh bên bờ biển Đen thuộc Caucasus, Sa hoàng Alexander II đã có được vùng Circassia. Với ý định ban đầu trục xuất người dân bản địa ra khỏi quê nhà, Nga đã có thỏa thuận với đế quốc Ottoman để không phải chịu trách nhiệm về những người Hồi giáo tị nạn.

Vụ diệt chủng này là một hệ quả của bộ máy quan liêu yếu kém và cẩu thả. Người Nga trục xuất người dân bản địa ra khỏi quê nhà, nhưng người Thổ không đáp ứng được những nhu cầu cơ bản, buộc người di cư phải sống trong vùng núi khắc nghiệt không lương thực, nước uống.

Khi người Circassia cố gắng quay lại Nga, Sa hoàng Alexander từ chối do lo sợ âm mưu châm ngòi chiến tranh của người Anh và Thổ Nhĩ Kỳ. Không chỉ do bộ máy quan liêu, lính của Sa hoàng còn sát hại rất nhiều dân thường và san bằng nhiều ngôi làng.

Ngoài 200.000 người chết do chiến tranh, việc tái định cư người Circassia không được coi trọng, dẫn đến thảm họa diệt vong của 1 triệu người. Và trớ trêu thay, những người Circassia ở lại Thổ Nhĩ Kỳ là nguồn gốc của đội quân Thanh niên Thổ (the Young Turks), đội quân đã tẩy rửa đế quốc Ottoman trong Chiến tranh thế giới thứ I.

4. Chiến dịch quân sự Operation Searchlight tại Bangladesh

Mọi việc diễn ra không thuận lợi như mong muốn khi đội quân Tây Pakistan tiến hành chinh phục Đông Pakistan. Với hy vọng kết thúc trong vòng 1 tháng, đội quân phía Tây đã mở chiến dịch Operation Searchlight (Chiến dịch Đèn pha) năm 1971.

Cuộc chiến đã khiến bao người tử nạn, máu “đổ” nhiều đến mức xuất hiện cụm từ “diệt chủng tại Bangladesh”.

Khi việc chiếm đóng đã sang đến tháng thứ 3, quân đội Tây Pakistan quyết định áp dụng các biện pháp cực đoan hơn. Theo lời một người lính còn sống kể lại:“Hãy giết 3 triệu kẻ thù và số còn lại sẽ tự đầu hàng” – đó là lệnh mà họ đã nhận được từ người chỉ huy.

Nhưng những gì họ nhận lại chỉ là sự kháng cự mạnh mẽ hơn, dường như càng chiếm đóng, điều này càng là động lực cho phong trào độc lập nổi dậy đấu tranh mạnh mẽ hơn.

Tuy nhiên, hơn 200.000 phụ nữ ở Bengal bị những người lính phía Tây hãm hiếp, rất nhiều bé gái 13 đã bị ép làm nô lệ tình dục, …. Tại Dhaka, những kẻ chống đối bị trói vào từng nhóm và bị đẩy xuống sông.

Theo ước tính của nhiều nhà sử học, tổng số nạn nhân lên của chiến dịch này lên tới 1,5 triệu người. Sau đó, nhờ sự viện trợ của Ấn Độ và Liên Xô, Bangladesh giành độc lập. Họ vẫn đang đấu tranh đòi công bằng cho một vụ diệt chủng không được công nhận bởi chính quân đội Tây Pakistan.

Theo MASK ONLINE