Hệ thống giáo dục Mỹ vẫn luôn được đánh giá là hệ thống giáo dục tiến bộ hàng đầu thế giới. Mỗi năm có hàng triệu du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đến học tập và làm việc trong hệ thống giáo dục này. Hệ thống giáo dục Mỹ vì sao lại thu hút đến như vậy? Trong bài viết này hãy cùng khám phá xem hệ thống giáo dục này có gì đặc biệt nhé.
1. HỆ THỐNG GIÁO DỤC TẠI MỸ
Hệ thống giáo dục Mỹ là một mô hình vô cùng toàn diện với những cấp bậc khác nhau. Hiện tại hệ thống này bao gồm những cấp sau:
1.1. NHÀ TRẺ VÀ MẪU GIÁO
Nhà trẻ và mẫu giáo ở Mỹ dành cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi theo học. Tại cấp bậc này trẻ em Mỹ chủ yếu học cách nhận biết thế giới xung quanh và phát triển các kỹ năng cơ bản trong cuộc sống.
1.2. BẬC TIỂU HỌC VÀ TRUNG HỌC
Đây là giáo dục tiểu học ở Mỹ áp dụng cho trẻ em trên 5 tuổi. Kéo dài từ khi học lớp 1 cho đến hết lớp 12. Khi học sinh tốt nghiệp bậc trung học phổ thông sẽ được nhận bằng công nhận tốt nghiệp. Tất cả công dân Mỹ từ bậc tiểu học đến hết trung học đều được miễn hoàn toàn học phí.
Các sinh viên quốc tế thường sẽ bắt đầu học tại Mỹ từ năm lớp 11 và 12. Sau đó tốt nghiệp và thi lên bậc Cao đẳng/Đại học tại đây. Học sinh quốc tế thường nhập học vào mùa thu (từ tháng 5 – tháng 9).
Ngoài các môn học bắt buộc của học phổ thông ở Mỹ như Văn học và Toán học. Tại bậc phổ thông, học sinh sẽ được tự do chọn môn học và giờ học phù hợp với bản thân. Thậm chí hệ thống giáo dục Mỹ cho phép học sinh có thể học tại nhà mà vẫn thi vào đại học/ cao đẳng với điểm đầu vào SAT hoặc ACT đủ tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, học phí trung học phổ thông ở Mỹ cũng như tiểu học hoàn toàn miễn phí.
Giáo dục tiểu học ở Mỹ đến trung học hoàn toàn miễn phí
1.3. GIÁO DỤC BẬC CAO
Nền giáo dục Mỹ bậc cao chia làm nhiều cấp bậc từ Cao đẳng cho đến nghiên cứu sau tiến sĩ. Cụ thể chúng ta có thể thấy sự sắp xếp như sau:
Đại học – Cao đẳng
Phương pháp giáo dục Mỹ, sinh viên sẽ mất 2 năm để theo học Cao đẳng và 4 năm để theo học Đại học. Có thể học Cao đẳng cộng đồng để có mức học phí rẻ hơn sau đó lấy bằng chuyển tiếp và xin học Đại học trong 2 năm tiếp theo. Tuỳ vào ngành theo học mà sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp các bằng Cử nhân tương ứng.
Bậc học này cho phép sinh viên tự do lựa chọn thời khóa biểu ngoài lịch của các lớp bắt buộc. Sự linh hoạt này cho phép sinh viên theo đuổi bất cứ ngành học nào phù hợp với khả năng của họ. Một sinh viên được phép học nhiều ngành và không giới hạn độ tuổi để theo học.
Thạc sĩ
Để nâng cao trình độ và cơ hội nghề nghiệp sinh viên sẽ chọn học thạc sĩ. Chương trình học thạc sĩ sẽ đòi hỏi một số những tiêu chuẩn như điểm GRE, GMAT, LSAT hay MCAT…tùy theo các lĩnh vực. Theo đó sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được nhận bằng M.A tương đương với ngành học của họ.
Đa số người muốn theo học thạc sĩ theo hệ thống giáo dục Mỹ đều cần viết luận văn thạc sĩ hay hoàn thành đề án thạc sĩ. Một số ngành đặc biệt sẽ cho sinh viên đi thực tập trong một khoảng thời gian trước khi tốt nghiệp hoặc yêu cầu sinh viên làm trợ giảng. Trong đó, các sinh viên theo học bậc thạc sĩ sẽ phải tự chi trả học phí. Ngoại trừ trường hợp sinh viên nhận được học bổng từ bên ngoài.
Các sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học có thể bắt đầu học Thạc sĩ
Tiến sĩ
Sinh viên đa số phải lấy bằng thạc sĩ trước khi học lên tiến sĩ và sẽ mất ít nhất 4 năm để hoàn thành chương trình này. Trong 2 năm đầu đa số cũng tiết học sẽ là đứng lớp hoặc tham gia hội thảo sau đó thì nghiên cứu và phát triển các luận văn. Chỉ khi có nghiên cứu được công bố và nhận được đánh giá tốt từ giới chuyên môn sinh viên mới có thể hoàn thành chương trình Tiến sĩ.
Nghiên cứu sau Tiến sĩ
Bậc học này đòi hỏi sự nghiên cứu chuyên sâu hơn và sẽ là tiền đề tốt khi bạn muốn xin vào làm việc như một giảng viên chính thức tại các ngôi trường danh tiếng. Trong quá trình học thì học viên cần công bố những bài nghiên cứu chuyên môn có chất lượng và thời gian học sẽ phụ thuộc vào trường hợp cụ thể. Phần lớn những nghiên cứu sinh theo học sẽ nhận học bổng hay sự hỗ trợ tài chính từ trường hoặc các đơn vị liên quan.
Nghiên cứu sau tiến sĩ thường được hỗ trợ tài chính
2. CÁC LOẠI HÌNH GIÁO DỤC TẠI HOA KỲ
Các loại hình giáo dục Hoa Kỳ rất đa dạng với các mô hình đào tạo công lập, tư thục, cộng đồng…Về cơ bản thì các hệ thống trường này có những đặc điểm như sau:
2.1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC CÔNG LẬP
Đây là các trường được chính quyền tại các bang hỗ trợ hoặc trực tiếp điều hành. Mỗi bang đều thành lập ít nhất một trường cao đẳng hay đại học công lập trực thuộc bang đó.
2.2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG VÀ ĐẠI HỌC TƯ
Đây là các trường giáo dục ở Mỹ có học phí cao hơn và quy mô nhỏ hơn do tư nhân thành lập và điều hành. Có nhiều trường trong số đó liên kết với tôn giáo và chỉ chấp nhận các học sinh theo cùng tôn giáo vào học. Cũng có một số trường chỉ cho nam sinh hoặc nữ sinh theo học.
2.3. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
Đây là trường cao đẳng với thời gian theo học 2 năm, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể nhận bằng khoa học ứng dụng để bắt đầu làm việc hoặc nhận bằng chuyển tiếp để theo học đại học.
2.4. HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ
Đây là các trường chuyên đào tạo trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ với thời gian là 4 năm. Một số chương trình đào tạo ngắn hạn tại trường chỉ áp dụng với cao học và thạc sĩ.
Tại các học viện công nghệ có chương trình đào tạo ngắn hạn
3. TÌM HIỂU NHỮNG “CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI” TẠI ĐẤT NƯỚC MỸ
Có một số điều tưởng chừng như rất khó hiểu nhưng nó lại diễn ra trong hệ thống giáo dục Mỹ.
3.1. TRẺ EM MỸ KHÔNG CẦN ĐẾN TRƯỜNG
Trẻ em Mỹ có thể không cần đến trường học mà học tại nhà theo chế độ homeschooling. Tại gia đình, cha mẹ sẽ tự mình dạy dỗ con cái để trẻ em phát huy tính chủ động thay vì tiếp thu kiến thức theo cách thụ động tại trường học.
Mỗi gia đình được lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp để phát triển năng lực cá nhân của con trẻ. Nghiên cứu cho thấy ngày càng có nhiều gia đình Mỹ áp dụng phương pháp này và hiện đã có khoảng 1 triệu gia đình tại đất nước này đang thực hiện thành công.
3.2. TRẺ EM MỸ KHÔNG CẦN HỌC THEO MỘT CHƯƠNG TRÌNH THỐNG NHẤT
Chương trình giáo dục tại Mỹ không thống nhất giữa các bang và các trường phổ thông. Các chương trình giáo dục có thể thay đổi do tác động của vùng miền hay tôn giáo.
Hệ thống giáo dục Mỹ tập trung phát triển sự tự lập và tính dân chủ của học sinh cho nên học sinh là đối tượng chủ động tìm kiếm những phương pháp giáo dục phù hợp với bản thân. Việc thi tốt nghiệp hay vấn đề điểm số không quan trọng đối với học sinh Mỹ vì các trường học ở đây không chú trọng đến mục đích thi cử.
Giáo dục Mỹ coi trọng việc cho trẻ tự do phát triển tiềm năng
3.3. CÁC TRƯỜNG TẠI MỸ KHÔNG CÓ SÁCH GIÁO KHOA CHUNG CHO CẢ NƯỚC
Trong hệ thống giáo dục Mỹ không hề có sách giáo khoa chung mà sẽ được thay đổi dựa trên nhiều yếu tố. Mỗi một địa phương tại đất nước này có một hệ thống sách giáo khoa khác nhau phụ thuộc vào cán bộ phụ trách, nhà trường cũng như ý kiến phụ huynh. Những cuốn sách này nếu như nhận được ý kiến phản hồi không tích cực sẽ được đánh giá, lấy ý kiến để cân nhắc đưa vào hoặc không sử dụng trong hệ thống trường học của từng bang.
3.4. NHÀ TRƯỜNG ĐƯỢC XEM NHƯ LÀ DOANH NGHIỆP
Các trường học ở Mỹ cho phép thương mại hóa ngành giáo dục cho nên trường học cũng giống như một doanh nghiệp. Những nhà giáo dục Mỹ học tập là quyền tự do của con người cho nên cơ hội học tập là như nhau, họ không quan trọng thi đầu vào.
Nếu muốn có kiến thức thì bạn cần bỏ tiền ra để có trách nhiệm hơn với việc học của mình. Tất nhiên vẫn có nhiều trường rất quan trọng về chất lượng sinh viên cho nên dù có bỏ tiền cũng không thể theo học được các trường đó. Chỉ cần vào được những trường này sinh viên sẽ được nhận vào làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Hệ thống giáo dục Mỹ cho phép thương mại hoá giáo dục
4. NHIỀU “CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI” NHƯNG TẠI SAO MỸ CÓ ĐƯỢC CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC BẬC NHẤT THẾ GIỚI?
Mặc dù có rất nhiều điều không tưởng trong hệ thống giáo dục Mỹ nhưng đến nay hệ thống giáo dục này vẫn là hệ thống giáo dục có chất lượng hàng đầu thế giới. Lí do là bởi vì Mỹ là đất nước:
4.1. TỰ DO VÀ TÔN TRỌNG TỰ DO CỦA NGƯỜI KHÁC
Người Mỹ rất tôn trọng quyền tự do của con người. Do vậy sinh viên Mỹ có khả năng thích nghi tốt và tư duy rất sáng tạo. Những chương trình giáo dục tại Mỹ đều đề cao tính trải nghiệm nhằm khuyến khích sinh viên phát triển ý kiến cá nhân và tư duy độc lập.
Học sinh trong hệ thống giáo dục Mỹ được quyền lựa chọn và không cần theo quan điểm của giáo viên miễn là họ có thể chứng minh nhận định của cá nhân là có cơ sở. Đó là điều nền giáo dục của các nước Châu Á đều nên học hỏi.
4.2. MÔI TRƯỜNG SỐNG ĐƯỢC ĐỀ CAO
Môi trường sống ở Mỹ khá tốt. Không cần quá lo lắng về các vấn đề ô nhiễm. Chính phủ Mỹ cũng hết sức tạo điều kiện hỗ trợ tài chính để không xảy ra hiện tượng phân biệt đối xử giữa các tầng lớp trong xã hội. Môi trường sống văn minh và cơ sở hạ tầng phát triển khiến hệ thống giáo dục Mỹ hoàn thiện nhất thế giới. Nước Mỹ trở thành miền đất hứa đối với những người có năng lực, có ý chí tiến thủ, không ngại thử thách.
Môi trường sống và môi trường giáo dục Mỹ đều rất tốt
4.3. KHÔNG ÁP LỰC THI CỬ
Hệ thống giáo dục Mỹ không đặt nặng vấn đề về điểm số. Do đó học sinh cũng không có áp lực nhiều đối với vấn đề thi cử. Khác với ở Việt Nam hay các nước Châu Á, hệ thống giáo dục Mỹ chỉ tập trung vào việc nâng cao tính tự lập và phát triển năng lực cá nhân của mỗi người. Những nỗ lực trong việc thúc đẩy tư duy giúp học sinh luôn có cảm giác tự tin thể hiện bản thân.
4.4. NỀN GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG
Bất kể bạn thuộc tầng lớp nào, đến từ đâu, miễn là bạn có tài năng, bạn sẽ được công nhận tại Mỹ. Trong hệ thống giáo dục Mỹ các học sinh đều bình đẳng với nhau. Được giáo viên hỗ trợ, tạo điều kiện như nhau. Bản thân học sinh tại đây cũng đến từ nhiều nền văn hoá khác nhau nên có xu hướng cùng xây dựng, cùng giúp đỡ nhau phát triển.
4.5. BẰNG CẤP ĐƯỢC CÔNG NHẬN TOÀN CẦU
Các sinh viên tốt nghiệp tại Mỹ đều có năng lực cạnh tranh. Được đánh giá cao khi làm việc trong những môi trường khác nhau. Hệ thống giáo dục Mỹ đã tạo tiền đề cho sự phát triển các kỹ năng thực tế. Phù hợp với xu hướng phát triển của nhân loại. Giúp sinh viên thích ứng với mọi hoàn cảnh. Do đó, những bằng cấp tại hệ thống giáo dục đặc biệt này đều có giá trị và được công nhận ở mọi nơi trên thế giới.
Sinh viên tốt nghiệp trong hệ thống giáo dục Mỹ đều có năng lực cạnh tranh cao
Ngày càng nhiều quốc gia học hỏi và học theo mô hình giáo dục Mỹ. Mặc dù chưa hoàn hảo và có những điểm cần thay đổi nhưng đây vẫn là hệ thống giáo dục toàn diện nhất thế giới. Hệ thống giáo dục Mỹ với sự cởi mở và linh hoạt tại đây sẽ còn thu hút ngày càng nhiều học sinh đến từ khắp nơi trên thế giới!