Chùa Một Cột được xây dựng tại phố Ngọc Thanh, Hà Nội, trước đó thuộc đất làng Thanh Bảo, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Tên gọi ban đầu của ngôi chùa là chùa Diên Hựu, sau đổi thành chùa Một Cột. Lịch sử ngôi chùa được ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư: “…Mùa đông, vào tháng 10 năm 1049 [sau Công nguyên], chùa Diên Hựu được xây dựng sau giấc chiêm bao của vua [Lý Thái Tông] thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột đá như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn chung quanh tụng kinh cầu vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu… (Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2, mặt khắc 37 m- Mộc bản triều Nguyễn).

Nghiên cứu của Trần Hàm Tấn[1], đăng Trên Tạp chí Dân Việt Nam, bản tiếng Pháp

Chùa Một Cột được xây dựng tại phố Ngọc Thanh, Hà Nội, trước đó thuộc đất làng Thanh Bảo, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Hà Nội. Tên gọi ban đầu của ngôi chùa là chùa Diên Hựu, sau đổi thành chùa Một Cột. Lịch sử ngôi chùa được ghi chép trong Đại Việt sử kí toàn thư: “…Mùa đông, vào tháng 10 năm 1049 [sau Công nguyên], chùa Diên Hựu được xây dựng sau giấc chiêm bao của vua [Lý Thái Tông] thấy Phật Quan Âm ngồi trên tòa sen, dắt vua lên tòa. Khi tỉnh dậy, vua đem việc ấy nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành. Có nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất, làm tòa sen của Phật Quan Âm đặt trên cột đá như đã thấy trong mộng. Cho các nhà sư đi vòng lượn chung quanh tụng kinh cầu vua sống lâu. Vì thế gọi là chùa Diên Hựu… (Đại Việt sử ký toàn thư, quyển 2, mặt khắc 37 m- Mộc bản triều Nguyễn).

Chùa Một cột, nguồn sưu tầm

Năm 1080, vua cho đúc một chiếc chuông lớn cho chùa, nhưng đúc xong thì chuông không kêu. Vì không muốn tiêu huỷ nên người ta đem chuông ra để ngoài ruộng rùa. Do đó, chuông được người dân gọi là Chuông Quy Điền.

Năm 1105, vua Lý Nhân Tông cho đào hồ ở quanh cột đó có toà sen, gọi là hồ Linh Chiểu. Vào tháng 10, Hai toà tháp lợp mái trắng được xây dựng. Hàng tháng, vào ngày mồng 1 và ngày rằm, người ta tổ chức lễ tại chùa. Ngày lễ 8 tháng 4 (Lễ Phật đản) được tổ chức cả ngày. Nhà vua đến dâng lễ cầu hạnh phúc và tiến hành nghi lễ tắm Phật

Tuy nhiên, một tư liệu khác về ngôi chùa này là thác bản văn bia số 20917 của Thư viện Viện Viễn đông bác cổ. Tư liệu này có ghi:

“…Nước Việt ta xưa trong thành Long Biên có một cái hồ hình vuông. Năm đầu niên hiệu Hàm Thông Đường, dựng một cái cột đá giữa hồ, trên cột xây một tòa lầu ngọc, trong đó đặt tượng Quan âm để thờ cúng. Khí đất chung đúc anh linh, cầu gì được nấy. Đến triều Lý xây dựng Kinh đô ở đây cũng noi theo dấu cũ, ngày càng sùng kính, nên càng linh thiêng. Khi Lý Thái Tông chưa có hoàng tử nối dõi, thường đến đó cầu nguyện. Một đêm nằm mộng thấy Phật Quan âm mời lên lầu, ôm một đứa bé đặt vào lòng. Tháng đó hoàng hậu có mang hoàng tử. Vua bèn cho sửa thêm ngôi chùa Diên Hựu ở bên phải chùa Nhất Trụ để mở rộng việc thờ cúng, làm sáng tỏ sự tôn sùng…

Nhờ có tấm bia ở chùa mà ta biết chính xác Chùa Diên Hựu được xây dựng trước thời Cảnh Trị (1663-1671) và vào thời nhà Lý. Theo bản rập văn bia số 350 của Việt Viễn Đông Bác cổ, bia có niên đại năm Thiệu Trị 7 (1847), Tổng Đốc Hà Nội và Tổng đốc Ninh Bình Đặng Văn Hoà thấy ngôi chùa bị phá huỷ đã cho quyên góp tiền để sửa chữa và trùng tu tượng Phật. Chùa được mở rộng và có thêm hành lang hai bên. Công tam quan và gác chuông cũng được xây dựng.

Một bản rập văn bia khác số 345, bia có niên đại năm Giáp Tý, năm Tự Đức 17 (1864) cũng chép việc sửa chữa ngôi chùa và 2 viên tổng đốc đã cung tiến lương bổng để trung tu chùa.

Năm 1922, Thống sứ Bắc Kỳ cho trích ngân sách để trùng tu chùa dưới sự giám sát của Trường Viễn Đông Bác cổ. Việc trùng tù này không làm thay đổi diện mạo ban đầu của ngôi chùa. Ngôi chùa được đưa vào danh sách các công trình lịch sử, được Viện Viễn Đông Bác cổ bảo vệ theo Nghị định số 16 ngày 5 tháng 5 năm 1925.

Có nhiều nghiên cứu và tư liệu về chùa Một Cột.Chùa Một Cột đã tồn tại cùng với lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời Lý và trở thành một trong những biểu tượng của thủ đô Hà Nội.

Hoành đồ Chùa Một cột, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Đỗ Hoàng Anh (lược dịch)

[1] Trần Hàm Tấn (1887-1957), người quê Hưng Yên, sinh ra tại Hà Nội. Ông làm việc cho Viện Viễn đông bác cổ từ năm 1913, ở đó ông chép lại sắc phong của các đình chùa nổi tiếng và rập văn bia. Sau đó, ông từng làm thầy giáo rồi lại trở lại làm việc tại Viện Viễn Đông bác cố năm 1920. Ông làm việc ở đó liên tục đến khi nghỉ hưu rồi tiếp tục làm hợp đồng cho tới khi mất năm 1957. Ông đã có nhiều bài viết và công trình nghiên cứu và các công trình tôn giáo tín người, tiêu biểu như: Chùa Trán Quốc, Đền Trấn Vũ, Đền Ngọc Sơn, Chùa Một Cột, Chùa Lý Quốc Sư, Văn Miếu…

TH/ST