Thời xưa, bậc tiểu học ở miền Nam gồm 5 khối lớp, được gọi là lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (bây giờ là lớp 1, 2, 3, 4, 5), học trò chỉ học 1 buổi sáng hoặc chiều, còn lại một buổi sẽ về nhà giúp gia đình làm những công việc vừa sức với tuổi nhỏ.

Từ năm 1954, chương trình giáo dục bậc tiểu học vẫn được tiếp nối từ chương trình ban hành từ năm 1949, sau đó qua các đợt chỉnh sửa vào năm 1956 và 1959. Chương trình Tiểu học cơ bản bao gồm các môn học: Việt ngữ (Ngữ vựng, Tập đọc, Học thuộc lòng, Chính tả, Văn phạm, Tập viết, Tập làm văn), Đức dục, Công dân Giáo dục, Quốc sử, Địa lý, Khoa học thường thức, Toán, Vẽ, Thủ công, Hoạt động thanh niên (vui chơi, cắm trại), Thể dục, Nữ công gia chánh, Ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Pháp).

Từ thập niên 1960, các trường Tiểu học có chương trình Sữa học đường, cứ đến giờ ra chơi là mỗi học sinh được phát một ổ bánh mì và một hộp sữa, chương trình phát sữa miễn phí cho học sinh tiểu học nhằm chống còi xương và tăng cường thể trạng, thể chất cho trẻ em Việt Nam. Ngày nào cũng được phát đến nỗi có nhiều học sinh ngán quá phải giấu đem bỏ đi.

Điểm nổi bật của chương trình Tiểu học miền Nam thời kỳ 1955-1975 là được biên soạn theo hướng tích hợp, liên môn. Trong phương pháp dạy học yêu cầu giáo viên phải biết liên hệ giữa các môn học và liên hệ thực tế để học sinh hiểu được vấn đề. Ví dụ như trong chương trình Việt ngữ đã có lưu ý: “Trong lúc dạy Việt ngữ, giáo chức nên nhớ rằng chương trình ấy không phải đứng tách hẳn chương trình của các môn học khác như Đức dục, Công dân giáo dục, Quốc sử, Địa lý… mà phải cố tìm cách cho chương trình các môn học ấy và khoa Việt ngữ có liên lạc với nhau”. Như vậy, ngay từ những năm 1960, chương trình Tiểu học đã được biên soạn theo hướng tích hợp và yêu cầu phương pháp dạy học cũng phải tích hợp, liên môn và khoa học.

Chương trình giáo dục bậc Tiểu học giai đoạn này được xây dựng trên tinh thần chú trọng phát triển nhân cách, năng khiếu, gắn liền với đời sống, các giá trị nhân văn, dân tộc và quan trọng là rèn cho học sinh tinh thần phê phán, khoa học. Điều đó chứng tỏ rằng giáo dục cho trẻ ngay từ giai đoạn chập chững trên ghế nhà trường là bước giáo dục quan trọng để hình thành nhân cách, phát triển tài năng và giúp trẻ tự lập trong tương lai.

Mời các bạn xem lại những hình ảnh học trò tiểu học ngày xưa:

http://bacai.free.fr/le_college.htm

http://bacai.free.fr/college3.jpg
Association FRATERNITÉ de SAIGON – CHOLON (BÁC ÁI)
(Lycée Franco – Chinois)
http://bacai.free.fr/

http://bacai.free.fr/annee68-69.htm

La Cochinchine scolaire, 1931
http://sach.nlv.gov.vn/sach/cgi-bin/sach?a=d&d=BVpQeNbvG1931.2.2.1&e=——-vi-20–1–img-txIN——-

http://bacai.free.fr/college1.jpg

L’enseignement en Indochine
http://belleindochine.free.fr/enseignement.htm
Enseignement primaire supérieur
https://fr.wikipedia.org/wiki/Enseignement_primaire_sup%C3%A9rieur
L’enseignement primaire supérieur (E.P.S.) est un ordre d’enseignement qui a existé en France entre 1833 et 1941. Il est supprimé par Jérôme Carcopino qui sépare les écoles primaires supérieures de l’enseignement primaire en les transformant en collèges modernes (1941). Une partie survit dans le cadre des “cours complémentaires” donnés dans le Primaire, mais disparaît en 1959.
Cet enseignement était suivi par les élèves après l’école primaire proprement dite, mais relevait toujours de l’enseignement élémentaire et non de l’enseignement secondaire. Il était délivré soit dans les écoles primaires sous forme de « cours complémentaires », soit dans des établissements scolaires spécifiques appelés dès lors écoles primaires supérieures (EPS).

Binh Duong – Ben Cat 1920-1929 – Les élèves de l’école d’Agriculture assistent à une plantation de stum

Nhà hát d?u tiên c?a Hà N?i. T? nam 1910 noi này là tru?ng n? sinh ECOLE BRIEUX và hi?n nay là tru?ng THCS Thanh Quan (s? 29 ph? Hàng Cót, Q. Hoàn Ki?m)

TH/ST