Trong tiếng Việt, cửu tuyền nghĩa là nơi chín suối, tức âm phủ.

Về từ nguyên, cửu tuyền là phiên âm của chữ Hán 九泉 (đọc là Jiǔquán). Chữ 九泉 trong tiếng Hán lại có nguồn gốc từ chữ Cửu nguyên (九原 – đọc là Jiǔyuán) – tên của một nghĩa địa chôn cất thi hài các khanh sĩ (tức các quan khanh – đại phu) nước Tấn thời Xuân Thu bên Trung Quốc (nay ở về phía Bắc tỉnh Sơn Tây – Trung Quốc). Về sau người ta dùng chữ Cửu nguyên để chỉ cõi của người chết hay cõi của những linh hồn người chết đến trú ngụ.

Theo cách đồng âm trong ngôn ngữ, người ta cho tên đất Cửu nguyên 九原 thành Cửu nguyên 九源  là Chín suối (chữ Nguyên có bộ thủy là suối, là nguồn nước), để từ đó dịch ra là Cửu tuyền, cũng để chỉ cõi Âm phủ.

VĂN NGHỆ: Âm tào địa phủ có một bức câu đối, nhất định bạn phải ...

Trong bài thơ Khốc Trường Tôn thị ngự (哭長孫侍禦  – Khóc quan thị ngự Trường Tôn), thi thánh Đỗ Phủ có mấy câu thơ nhắc đến Cửu nguyên nghĩa là chín suối như sau:

Lưu thuỷ sinh nhai tận (流水生涯盡)
Phù vân thế sự không (浮雲世事空)
Duy dư cựu đài bách (唯餘舊臺柏)
Tiêu sắt cửu nguyên trung (蕭瑟九原中)

Tạm dịch:

Cuộc sống thì chấm dứt nhưng nước kia cứ vẫn trôi
Việc đời vốn trống không như đám mây trôi
Chỉ còn lại cây thông bên cơ quan cũ
Người dưới chín suối thấy buồn thiu

TH/ST