Tôi không biết trước giờ giải phóng, từ Bến Hải trở vào, trong số trên 20 triệu dân có bao nhiêu người vội vã di cư để trốn cộng sản. Dăm bảy ngàn hay vài chục ngàn? Người nào cũng có tâm trạng não nề: bỏ quê cha đất tổ, bỏ thân thích bạn bè, bỏ cả sản nghiệp (có người mới mua được ngôi nhà vài ba chục triệu – hồi đó khoảng 100.000 đồng cũ một lượng vàng – chưa ở được 5-6 tháng đã phải bỏ lại) để qua nước người ăn nhờ ở đậu, làm thứ công dân “da màu”, một thứ công dân hạng hai, và bắt đầu xây dựng lại từ đầu; như vậy ai mà vui cho được? Những người đi đó hoặc là quân nhân, công chức trong các chính phủ trước, hoặc đã có thời sống với cộng sản ở Bắc, sợ chế độ ngoài đó, đã di cư một lần nay lại di cư lần thứ hai. Những người ở lại, xét chung, đều sẵn sàng chấp nhận chế độ mới, dù chưa biết rõ nó sa sao; một số đông còn hăng hái tiếp tay với chính quyền mới để xây dựng một xã hội tốt đẹp cho tương lai nữa. Nhưng chẳng bao lâu nhiều người thất vọng, qua năm 1976, đã có lác đác một số thanh niên vượt biên. Họ không có tổ chức, không chuẩn bị kĩ, lên miền cao nguyên ở Trung rồi kiếm đường qua Lào, từ Lào sẽ qua Thái Lan. Họ bị bắt hoặc thấy nguy phải quay về.

Trương Kim Báu – Vượt biên – khoahocnet.com

Từ năm 1977 người ta dùng đường biển, phong trào vượt biên phát triển rất mạnh tới mức độ một bà già nông dân miền Tây phải nói: “Cây cột đèn nếu đi được thì cũng đi”. Dù phải gian lao cực khổ tới mức nào, hễ ra khỏi nước là sướng rồi, làm mồi cho cá mập vẫn còn hơn ở lại trong nước mà chết lần chết mòn, người ta nghĩ vậy. Cha mẹ già chỉ có mỗi một người con mà cũng khuyên nó vượt biên; chồng đi “cải tạo” – nghĩa là bị giam trong những trại tập thể chưa biết bao giờ mới được về vì là “ngụy hạng nặng”, phải cải tạo tư tưởng, đời sống – cũng nhắn vợ con vượt biên được thì cứ vượt, dắt con theo. Một thanh niên vượt biên thoát mới tới Thái Lan đánh điện về cho cha mẹ: “Ba má nhớ hôm nay là ngày sinh nhật của con không?” và cha mẹ mỉm cười, hiểu.

Có ba cách vượt biên.

Cách chính thức, sướng nhất là có người thân, cha mẹ, vợ chồng hay con cái ở ngoại quốc xin cho được đoàn tụ gia đình. Trường hợp đó được chính phủ cho phép, được Ủy hội quốc tế tị nạn (Haut commissariat des réfugiés: H.C.R) giúp đỡ. Ðơn gởi rồi, sáu tháng hay một hai năm sau được đi. Sớm muộn là tùy mình biết “phải trái” hay không. Ði thì gia sản để lại hết, chỉ được mang theo ít tư trang với ít tiền ăn đường.

Báo La Croix nhìn lại lịch sử thuyền nhân Việt Nam sau năm 1975

Cách bán chính thức, theo nguyên tắc, cho người Việt gốc Hoa, nhưng người gốc Việt mà muốn thành gốc Hoa thì cũng không khó. Có tiền là được hết.

Một người đứng ra tổ chức, nộp đơn xin cho cả nhóm người -khoảng vài trăm- vượt biên kèm theo hồ sơ của từng người, và nộp cho chính phủ 4 lượng vàng. Chính phủ cho phép rồi, bọn người đó tập trung lại một nơi, hùn nhau đóng thuyền, đóng xong, chính phủ sẽ cho công an xuống xét thuyền, xét lí lịch, hành lí từng người (mỗi người cũng chỉ được mang theo ít tiền thôi), rồi cho phép nhổ neo ra khơi, chính phủ bảo đảm an ninh cho tới khi ra hết hải phận quốc gia, rồi từ đó thuyền muốn đi đâu thì đi, chính phủ không biết tới. Rất ít nước chịu tiếp thu bọn đó, và xét kĩ từng người rồi mới cho lên bờ.

Sự kiện thuyền nhân Việt Nam sau 1975 | Nghiên Cứu Lịch Sử

Có thuyền chở khẳm quá, thuyền đóng cho 200 người thì chở tới 300, lại thêm chính quyền địa phương gởi một hai trăm người nữa, ngồi chen chúc nhau như cá hộp, không nhúc nhích được, như vậy ba bốn ngày, ăn uống, đi tiểu rất bất tiện mà cũng rán chịu. Có chiếc vừa ra khơi được vài chục hải lí, gặp cơn dông, chìm, xác chết tấp vào bờ, ngổn ngang trên bãi cát.

SBS Language | Ký ức tháng Tư: Chuyện của Tuấn

Có trường hợp chính phủ đã nhận đủ vàng, thuyền đóng chưa xong thì có lệnh trên hoãn các cuộc vượt biên chính thức lại; hoãn cả năm rồi và hiện nay (1980) còn rất nhiều người phải ở chỗ đóng thuyền, vì họ làm khai sinh giả, nhà đã bị tịch thu, chỗ đâu mà về. Họ xin chính phủ trả lại số vàng, chính phủ chỉ trả một phần ba, hoặc trả tất cả theo giá vàng chính phủ định, không bằng 1/5 giá vàng trên thị trường. Họ lêu bêu, thành một bọn vô gia cư, vô nghề nghiệp, sống cực điêu đứng.

Phong trào vượt biên sau 1975 - Trích hồi ký Nguyễn Hiến Lê

Cách thứ ba là đi chui, nghĩa là đi lậu. Một người đứng ra tổ chức, một nhóm từ 20 đến 4-5 chục người, hùn nhau từ 4 đến 7-8 lượng vàng đóng thuyền, kiểu thuyền đánh cá, mua một bãi biển, nghĩa là đút lót cho công an, chính quyền ở làng có bãi biển, đút lót cả cho công an vài nơi chung quanh để người vượt biên khỏi bị xét hỏi, thuyền yên ổn được rời bến ban đêm. Công an những nơi có bãi biển đó nhờ vậy làm giàu rất mau, có kẻ chỉ một hai năm được vài chục lượng vàng và ôm vàng vượt biên. Do đó mà trong dân gian xuất hiện truyện tiếu lâm dưới đây.

“Một hôm nọ, người canh gác lăng bác Hồ bỗng thấy xác ướp của bác biến đâu mất, hoảng hốt đi tìm khắp nơi, tìm ở nhà sàn của bác không thấy, về quê hương bác ở Nghệ an cũng không thấy, nghi rằng bác vào chơi thành phố của bác, liền vào Sài Gòn kiếm, sau cùng một đêm, thấy bác ngồi một mình, rầu rĩ ở bến Sáu kho, thành phố Hồ Chí Minh, hỏi bác, sao lại ra ngồi đấy, bác đáp: Bác không muốn ở nước này nữa, muốn qua phương Tây đây, mà tụi công an đòi bác sáu cây, bác có cây đâu mà nộp cho chúng.”“Cây”“cây hai lá rưỡi” nói tắt, tức một lượng vàng vì mỗi lượng có hai lá rưỡi vàng.

Thường là thoát được, ít khi gặp tàu tuần; nhưng nhiều khi gặp bão, thuyền chìm, làm mồi cho cá mập, hoặc gặp bọn cướp biển Thái Lan. Chúng vơ vét hết, chỉ chừa cho mỗi người một cái quần cụt, và có thiếu phụ bị chúng hiếp dâm tới 19 lần. Sau cùng may phước tới được bờ biển Thái Lan hay là một đảo Mã Lai – sướng nhất là được một tàu phương Tây vớt – lúc đó mới kể là còn sống.

38 năm sau 1975, người Việt Nam lại vượt biển - Tạp chí tiêu điểm

Có một trường hợp xui lạ lùng. Một đoàn người lên được một đảo Mã Lai, ở được ít lâu rồi một hôm chính quyền trong đảo lùa họ xuống hết thuyền của họ, bảo để đưa đến một đảo khác; nhưng ra khơi, chúng cắt đỏi cho thuyền trôi đâu thì trôi (máy móc bị chúng gỡ rồi) và ít ngày sau, thuyền giạt vào bờ biển Cà Mau, bị bắt giam hết, người thì 5-6 tháng, người thì 3 năm.

Mặc dầu nguy hiểm như vậy, người ta vẫn không sợ, thua keo này bày keo khác. Có người tới lần thứ tư mới thoát, lại có người lần thứ 10 vẫn chưa thoát, mà sản nghiệp tiêu tan hết, không biết sống bằng nghề gì.

Có người mạo hiểm dám băng ra khơi bằng một chiếc tắc ráng (ho-bo): loại xuồng nhỏ, chở được độ mươi người, chạy bằng xăng, lướt trên nước rất mau. Vậy mà thoát được.

Từ cuối 1979 thêm một cách vượt biên nữa bằng đường bộ, ngã Cao Miên. Hoặc theo xe nhà binh, hoặc theo người Miên đi buôn lậu, lên tới Nam Vang rồi tới Battambang, Siophon. Phải mang theo vàng để đóng thuế mãi lộ. Tới biên giới Thái Lan, nếu biết tiếng Anh, tiếng Pháp thì sẽ được Ủy hội quốc tế tị nạn giúp đỡ. Nghe nói cách đó chỉ tốn 2-3 lượng, mỗi chuyến đi chỉ được vài ba người ăn bận như bọn buôn lậu. Cũng nguy hiểm như vượt biển. Một đứa cháu nhà tôi trong túi chỉ có 100 đồng, không biết tiếng Miên, không quen ai ở Miên mà cũng vượt biên cách đó.

Người nào vượt biên được một nước nào tiếp thu rồi, được trợ cấp hay kiếm việc làm rồi, cũng gởi ngay về cho thân nhân một gói thực phẩm, thuốc uống, quần áo… bán được một hai ngàn đồng. Họ làm lụng cực khổ, (rửa chén trong quán ăn…) nhịn hút thuốc để giúp gia đình vì biết rằng người ở lại thiếu thốn gấp mười họ.

Chính nhờ họ mà nhiều gia đình miền Nam mới sống nổi, nhờ họ một phần mà dân miền Nam có thuốc tây để uống, có vải may quần áo, không đến nỗi rách rưới quá. Trong hoạn nạn tình cha mẹ, con cái, vợ chồng lúc này lại đằm thắm hơn xưa. Cái rủi thành cái may.

Về vật chất họ được đầy đủ, nhưng về tinh thần họ rất đau khổ. Nhớ bà con họ hàng, nhớ quê hương xứ sở, nhớ day dứt, gia giết. Họ khóc thương thân phận anh hay em ở trong các trại cải tạo mỗi bữa chỉ được một nắm bo bo; thân phận cha mẹ chú bác phải đẩy chiếc xe bán củi, bán chuối dưới mưa, dưới nắng, đau ốm không có thuốc uống; thân phận con cháu quanh năm không được một li sữa, một cục đường. Ở một xứ gần như trời luôn luôn u ám, họ ước ao được nhìn thấy một tia nắng, một nền trời xanh, và khi trời xanh, ánh nắng hiện lên thì họ càng nhớ quê hơn nữa; họ muốn vuốt ve thân cây chuối nhẵn bóng và mát rượi; được nhìn thấy ánh vàng nhảy múa trên những tàu dừa phe phẩy dưới gió nồm; nhìn hoài những con đường thênh thanh trải nhựa, họ chán ngấy, mơ tưởng được đi chân không trên những con đường đất ở giữa hai bờ cỏ, dưới bóng lưa thưa của hàng so đũa, ven một cánh đồng lúa xanh; mặt đất ấm hơn mặt đường nhựa biết bao mà có gì thơm mát bằng mùi lúa xanh, sau mấy năm ngửi mùi xăng nhớt.

Có những thiếu phụ thay đổi hẳn tính tình: ở nước nhà thì thích trang điểm, đi dạo phố, họp bạn; qua nước người thì suốt ngày ở trong phòng lau chùi, quét tước, nấu ăn cho chồng con, không chịu ra đường, chồng con lôi kéo cũng không đi; một ngày kia họ sẽ loạn tinh thần mất. Khổ nhất là những bà 50-60 tuổi, không biết ngoại ngữ, không sao thích ứng được với đời sống Tây phương, mới xa quê được một năm đã đòi về, ngày nào cũng ngóng tin nhà, và được thư thì đọc đi đọc lại tới thuộc lòng. Ngày đêm họ cho quay băng “Sài Gòn ơi, li biệt” của Thanh Thúy, băng “Ta chẳng lẽ suốt đời lưu vong” của Phạm Duy mà khóc mướt. Giọng ảo não không kém bài hát của dân tộc Do Thái khi bị đày ở Babylon hồi xưa.

Trong số những người ở lại, đáng thương nhất là những cặp vợ chồng già không có con cái, bị chính phủ chặn lương hưu trí, rán sống lây lất vài năm, bán hết đồ đạc để ăn rồi tự tử.

Rồi tới những người sản nghiệp tiêu tan vì đi kinh tế mới hoặc vì vượt biên mấy lần mà thất bại, sống cầu bơ cầu bất ở vỉa hè các thành phố lớn nhỏ như bọn ăn mày.

Nhân chuyện 39 “thùng nhân “đọc chuyện vượt biên,vượt biển “bán ...

Rồi những cô giáo, cô kí chồng đi cải tạo 5 năm đằng đẵng, ở nhà xoay xở đủ cách, làm việc đêm ngày, nhịn ăn nhịn mặc để nuôi bốn năm đứa con, vài tháng lại tiếp tế cho chồng một lần. Họ vì hoàn cảnh mà hóa đảm đang, tư cách lại càng cao lên, không chịu nhận sự giúp đỡ của họ hàng, bạn bè.

Rồi những thiếu nữ học hết Ðại học sư phạm hay Luật mà không muốn làm công nhân viên vì lương thấp quá, kiếm một cái sạp nhỏ nửa thước vuông bán thuốc rời hay quần áo cũ, thuốc tây ở lề đường, vất vả nhưng kiếm được 10-15 đồng mỗi ngày, đủ cơm cháo cho cha mẹ và em. Họ lễ phép, chăm chỉ, dễ thương.

Tất cả những người đó và còn nhiều hạng người khác nữa đáng tự hào là ngụy. Ngụy mà như vậy còn đáng quí gấp trăm bọn tự xưng là “cách mạng” mà tư cách đê tiện.

Có ai chép Ba đào kí cho thời đại này không nhỉ? Trong tập kí đó dày ít cũng vài ngàn trang, truyện buồn rất nhiều mà truyện vui cũng không thiếu, truyện nào cũng cảm động, đánh dấu một thời và làm bài học cho đời sau được.

Trích hồi ký Nguyễn Hiến Lê (Tập 3)
Đăng lại từ Diễn Đàn Thế Kỷ

TH/ST