Ngày nay, tại các tòa án, khi xét xử, các bị cáo thường đứng trước một vành gỗ mà người ta thường gọi đó là “vành móng ngựa”. Vậy xuất xứ của cụm từ  này như thế nào?

Ấy là xưa kia, thường là vào tháng hai trong năm, các nhà nước La Mã lại tiến hành xử tử những kẻ có tội. Họ thường trừng trị phạm nhân bằng cách dùng ngựa để xé xác hoặc giày xéo lên thân thể họ. Về sau, vành móng ngựa trở thành biểu tượng của uy lực và sự nghiêm khắc của pháp luật và người ta đã làm cái vành gỗ giống cái móng ngựa để dùng làm chỗ đứng riêng cho các bị cáo.

Vợ 'dan díu' ngay tại nhà, chồng đứng trước vành móng ngựa lĩnh án ...
Tuy nhiên, hình móng ngựa thì lại được xem là may mắn, đặc biệt đối với những người theo đạo cơ đốc giáo, xuất phát từ một câu chuyện ở châu Âu vào giữa thế kỷ 10. Vào thời đó, trước khi trở thành Tổng giám mục xứ Canterbury, Dunstan nguyên là một thợ rèn (blacksmith). Một hôm, quỷ Satăng đến lò rèn của Dunstan với ý định gắn móng ngựa cho móng chân chẻ của mình. Dunstan nhận ra ngay hắn là loài quỷ dữ nên bảo phải cột hắn vào tường mới có thể gắn móng được. Sau khi đã cột chặt Satăng vào tường một cách cẩn thận, Dunstan bắt đầu thực hiện việc đóng đinh lên giày gây đau đớn cho quỷ đến độ hắn phải năn nỉ xin tha. Dunstan bảo với Satăng rằng ông sẽ thả nếu như hắn hứa sẽ không bao giờ bước vào nhà một người theo đạo cơ đốc. Quỷ Satăng nhanh chóng chấp thuận điều kiện nhưng hỏi thêm là làm thế nào nhận ra nhà của người cơ đốc. Sau một lúc suy nghĩ, Dunstan bèn giơ cao móng ngựa và nói rằng đó là những căn nhà sẽ treo hình móng ngựa ở trước cửa. Kể từ đó, móng ngựa được xem là dấu hiệu của sự may mắn.

TH/ST