Chúng tôi tin rằng người Thượng Việt là gốc tổ của Lạc bộ Trãi và Thượng Nam Dương là gốc tổ của Lạc bộ Mã.

Đại danh từ Any đã cho thấy gốc tổ ấy ra sao và người MẠ đã giữ được. Nhưng chúng tôi có lưu ý quý vị rằng người Mạ không phải là đầu đàn, vì họ chỉ may mắn giữ được có một đại danh từ đó.

Chính người Sơ Đăng mới là đầu đàn, ít lắm cũng ở Đông Nam Á. Nhưng còn Nam Ấn và Trung Mỹ nữa, mà chúng tôi chưa kịp học ngôn ngữ cho nhiều. Đại Hàn ngữ, chúng tôi cũng chỉ mới bắt đầu học khi viết gần xong quyển sách này.

Tin Thượng Việt

Thượng Việt không có chịu ảnh hưởng ngoại lai, đời sống bình yên nên ít thay đổi và ít biến dạng danh từ.

Tại sao Đa Đảo cũng nói AKA mà chúng tôi chỉ xem Thượng Việt là gốc? Vì Đa Đảo ở biển, chịu quá nhiều ảnh hưởng ngoại lai. Ngày nay nhiều đảo, toàn dân là Tây lai, hoặc Tàu lai. Riêng Hạ-uy-di, thì có thể cho đó là một đảo Nhựt lai.

Tuy phong tục và ngôn ngữ ở Đa Đảo (Polynésie) cứ còn là phong tục và ngôn ngữ Mã Lai. Nhưng họ đã biến bậy quá nhiều rồi.

Danh từ Mã Lai được giữ nguyên vẹn rất lâu đời, nhưng trái lại cũng có một số danh từ bị biến đến không còn truy ra được nếu không học đủ ba bốn chục sinh ngữ Á Đông để tìm những cái khoen nối kết.

Nếu không có người Chàm Bình Tuy thì không làm sao mà ai biết được rằng TAI của Thái do MẤT (chết) của Việt Nam mà ra:

Người Thượng ở Tây Nguyên - Kỳ 3: Đất Thượng của người Thượng | Luật Khoa tạp chí

Nam Dương:          MATI

Việt Nam:               MẤT

Chàm Ninh Thuận: MƯ TẠI

Chàm Bình Tuy:    HTAI

Thái:                        TAI

Khi ta thấy KƠPAO là TRÂU biến ra, TAI là MẤT biến ra thì những danh từ trông xa lạ với nhau mà chúng tôi cho là đồng gốc, không phải là chúng tôi nói liều, mà đã học cẩn thận rồi, nhưng thiếu chỗ để viết hết ra xâu chuỗi biến dạng đó thôi.

Thí dụ biểu đối chiếu dưới đây, tuy vài dân đã cho nó nghĩa khác, nhưng truy ra đều đồng gốc hết:

Việt Nam:   SÂU

Miền Dưới:    SAUÚA (Sawah)

Nhựt Bổn: SAUUA ( Sawa)

Cao Miên:   CHRÂU

Mạ:              ZIRÂU

Bà Na:         JRÂU

Sơ Đăng:    TRÂU

Xi Tiêng:     JƠRU

Miền Dưới chỉ dùng tĩnh từ nầy trong một trường hợp độc nhứt: RUỘNG SÂU. Còn Nhựt thì cho SAWA cái nghĩa là đầm lầy.

Tin Sơ Đăng

Người Mạ sống cạnh người Nam Kỳ thuở xưa. Còn người Sơ Đăng chỉ có các cố đạo là nỗ lực lên trên ấy, mà những danh từ Việt được các cố đạo dạy họ, ta đã biết cả.

Nhưng danh từ không do các cố đạo dạy họ mà trùng với Việt thì vô số kể, kể cả những danh từ rất tế nhị như LỒI ỐI đã nói đến rồi. Đó là những danh từ mà cả người Mạ, sống lẫn lộn với người Nam Kỳ cũng không có.

Những ông lái buôn quế ở Tam Kỳ thì có tiếp xúc được với Sơ Đăng tại Trà Mi. Nhưng họ hẳn không bỏ công ở lại Trà Mi để dạy Sơ Đăng LỒI ỐI, vì Trà Mi tuy ít núi non, vẫn là vùng sơn lam chướng khí mà trừ quân đội ra, không ai ở lại để làm gì, còn Sơ Đăng thì chê Trà Mi ít núi nên không thèm ở.

Chúng ta đã thấy vai trò đầu đàn của Sơ Đăng trong hai danh từ quan trọng NHÀ và NGƯỜI.

Nhưng không phải chỉ có thế, nhìn vào bản đối chiếu danh từ MƯA, ta cũng thấy rõ như vậy:

Xi Tiêng:                    MI

Mạ:                            MIU

Các phụ Chi Mạ:      MI

Mã Lai Á:                  AMA

Nhựt Bổn:                 AMÊ

Việt Nam:                 MƯA

Sơ Đăng:                   MÊI

Chính danh từ Sơ Đăng là cái khoen nối kết giữa danh từ MÂY và MƯA của các nhóm Trãi. Mây đẻ ra Mưa. Mêi đẻ ra MƯA và MÂY.

Sơ Đăng có những tiếng Việt sơ khai mà không nhóm Thượng nào có cả:

Uâng      = Muấng

Noa         = Nua (Già)

Ngo        = Ngàn (Núi)

Inúa        = Núi

Luô         = Lụt (nước lụt)

Jolón       = Sóng

Hmôi      = Mai (sớm mai)

Lo           = Lố (dạng)

Xẻ            = Xế (chiều)

Rồ           = Hồi

Xrua        = Xưa

Drối        = Trước

Potok      = Bao tử( Dạ dày)

Roma      = Mỡ

Pit           = Béo

Ning       = Nín

Xẹt          = Xẹo (thẹo)

Xong       = Sưng

Uán        = Uốn

Tói           = Nói

Mnháu   = Nhạo (báng)

Ngán      = Ngắm

Luan       = Thoáng

Hván      = Hám (hôi hám)

Khíu        = Hiu (buồn hiu)

Xau         = Sợ

P’loang   = Lo

Nguán    = Ngoan

Mona      = Mau

T’Xrống = Xuống

K’Têang = Ngang

Mung     = Mượn

Xróng     = Chông (gai)

Hén         = Bén (sắc)

Ap           = Áp (chảo)

Chôu       = Cháy

Ngói       = Khói

Vó           = Vò (rượu)

Hat         = Hát

Xoang     = Xang (Múa vũ)

Vêang     = Gian (nhà)

Nêố         = Nữa

Trung     = Trong (ở)

Ngêi        = Nghêu (lêu nghêu)

Ropong   = Dòng (họ)

Tovó        = Tròn vo

Đây là những danh từ giống thẳng, nhưng còn hàng ngàn danh từ giống nhưng phải có xâu chuỗi mới thấy được. Cũng nên biết rằng người Mường giống ta một trăm lần hơn, nhưng không nên kể đến vì họ sống chung với ta từ 2500 năm rồi còn người Sơ Đăng thì không có tiếp xúc với ta

Bình Nguyên Lộc