Con Rồng là truyền thuyết, là sự tưởng tượng của dân gian, cho rằng nó từ cá chép mà thành. Rất có thể từ một truyền thuyết mà có câu chuyện trên, rồi từ chuyện đó mà nên thành ngữ “cá chép hóa rồng” để răn dạy sự học hành, thi tài của người đời, nếu chịu khó, quyết tâm sẽ thành đạt, trở nên danh giá…Tuy nhiên cũng có kẻ may mắn, gặp thời mà “lên xe xuống ngựa”, nhưng phải nhớ rằng gốc gác, cội rễ của mình cũng chỉ từ sự bình thường mà nên. Chớ lấy cái danh giá của hiện tại mà coi thường người khác.
Theo truyền thuyết ở Trung Quốc hằng năm vào ngày mồng 1 tháng 11 và ngày 21 tháng 12 âm lịch, mưa to gió lớn. Khi ấy, các loài tôm cá tụ tập nhau về cửa sông Trường Giang thuộc đất Tứ Xuyên để thi tài. Vùng này hiểm trở, nước đổ vào chân núi có ba vực sâu do vua Hán Vũ đào để trị thủy nên còn gọi là Ba Tầng Cửa Vũ hay Vũ Môn Long Vân.
Tôm, cua, ốc, ếch, rùa, ba ba và các loại cá khắp nơi đổ về đăng ký thi tài. Cuộc thi gọi là vượt vũ môn. Khi thi, con nào vượt được 3 vực sâu có sóng lớn tức là thắng cuộc. Tất cả cá lớn, cá bé các loài đều ra sức thi tài nhưng lần lượt bị loại. Duy chỉ có con cá chép ở phía nam sông Thanh Lãnh ba lần nhảy đều được chấm điểm ưu, vì nó đã vượt qua được ba vực sâu sóng lớn.
Giám khảo ếch oang oang tuyên bố:
– Anh chép lực lưỡng sông Thanh Lãnh là thí sinh được giải. Mọi người nghe đây: “Chép đã dầy công ôn luyện mấy năm nay, nhờ vậy đã giành phần thắng và được hóa rồng đỏ gọi là Xích Long”.
Nói xong, Ban giám khảo ếch khoác lên mình cá chép những vẩy bạc long lanh.
Con Rồng là truyền thuyết, là sự tưởng tượng của dân gian, cho rằng nó từ cá chép mà thành. Rất có thể từ một truyền thuyết mà có câu chuyện trên, rồi từ chuyện đó mà nên thành ngữ “cá chép hóa rồng” để răn dạy sự học hành, thi tài của người đời, nếu chịu khó, quyết tâm sẽ thành đạt, trở nên danh giá.
Phận gái lấy được chồng khôn
Xem bằng cá vượt vũ môn hóa rồng
Tuy nhiên cũng có kẻ may mắn, gặp thời mà “lên xe xuống ngựa”, nhưng phải nhớ rằng gốc gác, cội rễ của mình cũng chỉ từ sự bình thường mà nên. Chớ lấy cái danh giá của hiện tại mà coi thường người khác.
Theo Điển tích thành ngữ của Tiêu Hà Minh – Nhà xuất bản thông tấn