Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Quận 1

Vị trí:
Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa nằm trên địa bàn các phường Cầu Kho, Bến Thành quận I và các phường 6, 7, 8 quận 3, bắt đầu từ Bến Chương Dương đến cầu Công Lý giáp quận Phú Nhuận, qua ngã tư Nguyễn Công Trứ, ngã ba Nguyễn Thái Bình bên trái, các ngã tư Hàm Nghi, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, các ngã ba Hàn Thuyên , Lê Duẩn, bên phải các ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, ngã ba Ngô Thời Nhiệm bên trái, ngã tư Điện Biên Phủ, ngã ba Tú Xương bên trái, các ngã tư Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Lý Chính Thắng.

Đường lưu thông 2 chiều đoạn từ cầu Công Lý đến Võ Thị Sáu và một chiều đoạn từ Võ Thị Sáu đến đường Chương Dương.

Bán nhà 199 MT đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, 940m2, giá bán trên 300 tỷ | tinbatdongsan.com

Lịch sử:
Đường này thuộc loại xưa nhất, lớn nhất và quan trọng nhất của vùng Sài Gòn nói riêng,, thành phố Hồ Chí Minh nói chung. Đường này qua dinh Thống Nhất và dẫn tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời Pháp thuộc mang tên đầu tiên là đường số 26. Từ ngày 1-2-1865, đặt tên đường Impératrice. Năm 1870, đổi tên là đường Mac Mahon, khi người Pháp trở lại chiếm Sài Gòn. Ngày 28-12-1945, họ cắt đoạn từ đường Lý Tự Trọng đến cầu Công Lý, đổi tên đường là Général De Gaulle. Đến năm 1952, tướng De Lattre de Tassigny chết trên chiến trường miền Bắc Việt Nam, được truy phong là Thống chế, ngày 15-1-1952, người Pháp đổi đoạn từ đường Lý Tự Trọng ra đến bến Chương Dương là đường Maréchal De Lattre de Tassigny. Từ ngày 22-3-1955, chính quyền Sài Gòn nhập hai đường làm một và đặt tên đường Công Lý đoạn từ cầu Công Lý đến sân bay Tân Sơn Nhất gọi là Côn g Lý nối dài. Đến ngày 16-5-1955, chính quyền Sài Gòn hồi đó cắt đoạn từ cầu Công Lý đến cổng sân bay Tân Sơn Nhất đặt tên là đường Ngô Đình Khôi. Sau đảo chính 1-11-1963, chính quyền quân nhân Sài Gòn đặt tên là đường Cách Mạng 1-11. Ngày 14-8-1975, Chính phủ cách mạng lâm thời nhập đường Cách mạng 1-11, đường Công Lý làm một và đặt tên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ngày 4-4-1985, UBND thành phố lại cắt đoạn từ cầu Công Lý đến sân bay Tân Sơn Nhất ngang đường Hoàng Văn Thụ thành đường riêng và đặt tên đường Nguyễn Văn Trỗi. Đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa còn lại chiều dài như hiện nay.



Bài khác

Kiến thức phổ thông

  • Gỏi cá bỗng sông Lô

    Sông Lô hiền hòa tắm mát người Tuyên Quang và cũng là nơi có nguồn hải sản dồi dào. Ai đến sông Lô đều đôi lần nghe đến loài cá bỗng…

  • Mắm cáy

    Dù chỉ là một món ăn dân dã nhưng mắm cáy cũng thuộc hàng đặc sản xứ Thanh ai cũng muốn nếm một lần cho biết. Cáy thường có hình dạng giống…

  • Nhiêu Tứ – Quận Phú Nhuận

    Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 7 quận Phú Nhuận, từ đường Trần Kế Xương đến cuối đường đi vào trong xóm, dài khoảng 100 mét, lộ giới…

  • Gạo Nếp Phì Điền

    Trong suốt gần 30 năm qua, người dân ở xã Phì Điền, Lục Ngạn đã sản xuất và cung cấp ra thị trường một loại gạo nếp đặc biệt thơm…

  • Hủ tiếu Sa Đéc

    Khác với hủ tiếu của các tỉnh thành khác, hủ tiếu Sa Đéc nổi tiếng với du khách bởi những sợi bánh vừa phải, mềm mà không bở, không dai,…