Chuyện một cô lưu lạc

(nhan nầy do bà V.A. chọn như vậy).

Nếu tôi cứ ăn ở theo sách, cứ lấy chồng trong làng, cứ an phận tuỳ duyên, cui lục làm ăn, gánh nước nấu cơm giũ mùng giặt áo, thì bất quá về già trở nên một mụ trầu, nếu may mắn lắm, chồng là con thây Cai tổng, thì nay lên mặt bà xã, bà hương, tốt phúc hơn nữa, ông Cai có đất điền, thì tôi sẽ nối giữ ruộng vườn, làm bà chủ điền, rồi con bầy cháu lũ, sáng trông nom quết chuối nuôi heo, chạng vạng tối coi trẻ tắt bếp đóng cửa, rồi thỏn mỏn chết rụi trong bóng tối, rồi đời một kiếp hoa. Tột bực đi nữa, chồng là học trò giỏi, thi đậu làm ông nầy ông kia, lên đến tột phẩm nhơn thần trong nầy là đốc phủ, chú quận. Chi cho bằng trốn cha trốn mẹ, một khi sấn bước giang hồ, thế mà được ăn sung mặc sướng, lên xe xuống ngựa một lúc, nay chễm chệ trời Tây một ghế, hỏi ai hơn ai? Tôi không dám khuyên lấy gương tôi mà bắt chước, cũng không biểu đừng noi dấu tôi mà bước theo. Đèn nhà ai, nấy sáng. Và đại phàm, “Mỹ nhơn tự cổ như danh tướng, Bất hứa nhơn gian kiến bạch đầu” (cổ thi). (Tôi dịch theo tôi: “Ngàn xưa người đẹp như danh tướng, không hẹn cho ai thấy bạc đầu” (Xin giữ y nguyên văn cho tôi, – ý muốn của đàn bà).

*

Kể trong Nam người biết dùng son phấn kiểu đàn bà Tây phương, thì nghe nói lại ở Chợ Lớn năm xưa có nhà ông Đốc phủ Sư, bà dùng nhan sắc chiêu dụ các quan Tây, quan An nam còn danh từ “bằng cấp da” vì đã lấy cái da bì bạch trong thơ bà Đoàn Thị Điểm để thực hành, mảnh bằng ngày xưa bên Pháp viết trên da thú thuộc chế cho da còn đời đời; sao bằng da người thêm tươi mát, nõn nà, chồng mau thăng cấp. Bà chế ra son để vẽ môi, chế ra phấn đê tô mặt, giấy nhang phấn chì bà đâu thèm xài, và các có con bà, mặc áo mong mời cháo đêm khuya, các tay bài, mê cái trắng hở hang, khách quên nước bài, bổ khạp bổ đôi, càng mau sạt nghiệp. Nhà của bà, nay dấu tích còn trên đại lộ Hồng Bàng, chỗ có mấy cái tháp giữa lộ, vì khu đất là một ngôi chùa cổ, ông châm một câu tiếng Pháp, Tây dẹp chùa thưởng đất cho ông làm chủ.

Kể về người đẹp trong Nam, xưa hơn hết, có có Ba, con thầy bông Chánh – thông Chánh dám xách súng bắn biện lý Táy Jabouin ở Trà Vinh, năm xửa năm xưa, con là cô Ba được hãng xà bông Việt Nam in lại hình trên mỗi viên xà bông bán chạy vo vo, không lửa sao có khói, và cũng vì bóng sắc sa mê mà tên giữ công lý kia đến quên đường đạo đức: chết cũng đáng.

Xứ xứ hữu giai nhân kỳ nữ:

Đất Bắc thơm tho, đại biểu là cô Tư Hồng, với càu:

Ngũ phẩm sắc phong hàm cụ lớn

Trăm năm danh giá của bà to.

Một câu lơ thơ có 14 chữ, nghe rất nôm na; có người vội vàng tưởng “hàm cụ lớn” đối với ‘của bà to”, thì chữ “của” nghe không được chỉnh, ấy chết, có ngờ đâu chính chữ “của” mới là đắc thế nhất của nhà nghĩ ra chữ nầy. Nối bật lên, có thể làm rung động cám giác người già nua có lẽ là tiếng trống ngũ liên giữa khoảng làng đêm vắng. Có chữ “của” câu đối mới hay: một mình nó ký thác cá hai ý muốn: vừa khen tâng bốc, vừa xỏ ngấm ngầm. Khi moi được chữ “của” đế gieo vào câu văn, giá ai gạ đổi chữ “của” lấy một xe hơi Hoa Kỳ, đám chắc nhà nho kia nào ưng đổi chác. Nhứt là cụ Tam nguyên Yên Đổ, cha sanh chữ nầy, lúc ấy đã loà hai mắt, còn thiết tha gì ô tô xe Mỹ quốc? Nhưng kể về văn chương cụ còn giàu sụ, chưa hết tứ, cụ còn hạ thêm câu:

Có tàn, có tán, có hương án thờ vua, danh giá vang lừng băm sáu tỉnh,

Này biển, nầy cờ, nầy sắc phong cho cụ, chị em hồ dễ mấy lăm người.

Tiện đây đế ghi lại những danh hoa đởi trước, tuy chưa phải hoa khôi, nhưng đã làm tiền phong cho chị em lưu lạc sau nầy.

Đó là:

– Cô Chánh Bẹt-tăng, ở Sốc Trăng, chồng là tham biện Pháp, nhìn một người con sau làm thanh tra Sở mật thám, nhưng được chữ hiền, không làm hại ai, tên Gaston Bertin, em ông nầy, học lớp nhứt trường tỉnh cùng tôi đồng trang lứa, vì không có khai sanh nên không thi tiểu học được và mất tích luôn, là anh Jean Tình.

Ở Sóc Trăng, lối 1918, có cô Hai Đẩu, chồng lập nhà hàng bán những món ngoại hoá âu châu: đèn man chon, sa von thơm, phấn chà răng v.v…, nhưng dân trong xứ còn quê mùa, thấy cách trưng bày quá sang, y như nhà hàng Tây, nên không dám vào mua chác, sau phải dẹp quán, lui về sinh sống ở Sài Gòn. Đời nầy không dùng chữ Bà, dùng chữ cô (cô Chánh Bẹt-tăng, cô Hai Đẩu, v.v…) là đã nể nang lắm rồi.

Sau cô Bẹt-tăng ở Sốc Trăng, có cô Ba Thọ, nhà ở xóm nhà thờ. Tuy rỗ hoa mè, nhưng cô Ba rất có duyên ngầm, cô không dùng son phấn, để mặt tự nhiên mà lại quyến khách hơn ai, cô dong dảy người, cao ráo, cô đáng hàng cô bác, nhưng lối năm 1933, mỗi lần cô ngồi xe kéo tay, xe đi ngang nhà, để vô đinh ông chủ tỉnh, tôi ngó quên thôi, tuy vẫn biết đó là món hàng của ông bô mình. Chủ tỉnh ở Sốc Trăng những năm ấy là Giudicelli, nhất hạng tham biện, vì có bịnh hút nên đường công danh không leo đến ghế thống đốc Nam Kỳ, nhưng các thống đốc, khâm sứ đều kiên tài viết văn, cô Ba như cây kiểng xinh xinh để gần bàn đèn cho ông ngắm, chồng ngày vợ tháng, hai người không xơ múi gì, cô nhờ ông như chùm gởi đóng nhành me, ông bám cô như thằn lằn ôm cột cầu, tuy vậy mà mối tình tương đắc.

Chép đến đây, tôi xin nối lời bà V.A., vì là trang khai màu, kể tiếp luôn nhũng danh kỵ lừng danh thôi Pháp thuộc, lắm cô chỉ “văn kỳ thinh”, vài cô vẫn được diễm phúc “kiến kỳ hình” và xin đừng hỏi tôi thêm, tội lắm. Đó là: không sắp theo thứ tự, vả lại mỗi cô có một sắc thái riêng biệt, biết làm sao sắp xếp cho vừa lòng cả chị lẫn em, chị tuy lé nhưng răng đều đều như hạt dưa, nào thua em, tuy tươi tốt mới mười tám thanh xuân, nhưng phải nỗi khi đến gần, phảng phất mùi ni chà, mất hứng. Thôi thì, xin lỗi nhé, đành dành riêng mỗi người một chiếu, và lần hồi sẽ kể sau đây, cũng không dám đi quá sâu vào đề, e đụng chạm làm chinh lòng người còn sống, đã là nhắc lại đây như điểm binh ai còn ai mất, hà tất tranh luận ngôi thứ cho thêm phiền. Chuyện đã lui vào dĩ vãng, nay nhớ chừng để tưởng niệm các cô:

– Cô Ba Pho, tộc danh là Lê Thị Ngọc, thánh danh là Rosalie, từng làm chủ một nhà may, náo nức yến anh, đường Sabourain (Tạ Thu Thâu – nay là Lưu Văn Lạng) buổi trước;

– Cô Tư Ăng lê, không rõ tên gì cho hản, tay bài kéo xệp câu tôm của bà nhạc, mỗi lần đến nhà để “câu cá”, vẫn sóng thu mắt liếc như dao;

Cô Marie Huê, ngồi kết nhà bán cơm Việt “Đông Pháp lữ quán” đường Espagne cũ;

– Cô Ba Cù là, có giọng khao khao, mỗi lần hỏi tôi mượn tiền, dầu không có, mắt cô ướt ướt, mũi cô đo đỏ, dẫu tiền không một xu dính túi, cũng phải đào cho ra.

– Cô Hai Thời, nhà ở ngang nhà hàng cơm Tây ở đất Hộ (Dakao), cùng một dãy với rạp chớp bóng nay gọi Rạp Cầu Bông; tôi nhớ địa chỉ rõ, vì cô là kế thất của ông Bô, thông ngôn toà án Sài Gòn, nhiều người còn nhớ danh, ông Trần Văn Kính;

– Cô Lucie Bandeau, gọi làm vậy là cô bị đế dấu tích trên trán, nhỏ thôi, nhưng đế che vết nầy, cô thường lấy một băng màu che khuất mà thành danh luôn;

Cô Chapuis, gọi theo tên chồng, trước ở Cần Thơ, sau lên Sài Gòn, khiêu vũ nghề riêng ăn đứt không nhường cô gái nhảy Cẩm Nhung sau nầy.

– Cô Năm Cần Thơ, kết bạn với một vị luật sư quê ở Châu Đốc, cùng đi kháng chiến, không hiểu vì sao keo tan hồ rã, cô bỏ về và biệt tích luôn ở Sài Gòn.

Cô Sáu Hương, em công tứ Bích, cả hai vốn con nhà giàu lớn xứ Trà Vinh, đi ăn chơi theo tiếng gọi trái tim chớ không vì sinh kế.

– Cô Tư Nhị, trẻ trung và đang độ xuân thì, quê ở Nam Vang xuống.

– Cô Ba Trà, nõn nà lấn hơn Tư Nhị, và vẫn là địch thủ, giành riêng một công tử sẽ nói nơi sau;

– Cô Bảy Hột Điều, vì khuôn mặt chữ điền, y như “Hột Điều” nay đã khoát áo nâu sồng, sắp như vầy, vì cô có một sự tích ly kỳ, hồi sau phân giải;

Và còn nữa, nào Sáu Én, Chín Én, Mười Tóc Đỏ, làm sao kể đủ, mỗi cô như hoa riêng mỗi sắc, chỉ thua các chị về bề thẻ, vè địa vị, chớ kể về nhan sắc há thua ai.

Đến đây xin tạm ngừng, nếu sơ sót sẽ thêm sau, và chép tiếp chuyện theo bà V.A. đã viết

Dẫn

Bức thơ của bà V.A. và tập bồi ký viết tay nầy, do một tiến sĩ nguyên tử học từ bên Pháp nhân về thăm gia đình, ghé trao tôi vào buổi sáng ngày 14 tháng tám dương lịch 1979, là ngày 22 tháng 6 nhuận năm Kỷ Mùi. Thú thật, hôm đó lòng tôi đang ngổn ngang rối rắm vì còn phải chạy vô Chợ Lớn, cho kịp trước giờ cất đám anh Lê Ngọc Trụ (mất vào chiều thứ bảy 11-8-1979, (tức 19 tháng sáu nhuận Kỷ Mùi) khiến nên tôi chỉ nói vắn tắt vài lời xã giao cùng cô ấy, rồi cáo lỗi để lo làm phận sự đối với anh bạn chí thân Lê Ngọc Trụ.

Mãi đến tháng ba năm 1982 nầy, tôi xán cảm nặng đến lo sợ không còn viết lách chi được nữa, khi ấy tôi mới hồi tâm lấy tập hồi ký của bà V.A. ra đọc và ra công đánh máy lại sạch sẽ, hầu giữ lời với bà V.A., nếu có dịp thuận tiện sẽ tự xuất bản, bổ túc quyển “Sài Gòn năm xưa” như lời bà đã khuyên. Hoặc giả chưa xuất bán được thì cũng cứ sắp xếp cho sẵn sàng. Dẫu có ra đi theo ông bà cũng mặc kệ, phú cho người đi sau, muốn sử dụng cách nào cũng tốt, vì tôi nào còn ở đây mà cản trở hoặc cho ý kiến kiếu thọc gậy bánh xe.

Ngày 9 tháng sáu Dương lịch 1982

Vương Hồng Sển