Bún Song thằn

Sở dĩ có tên gọi “song thằn” vì khi làm bún, người ta thường bắt dây bún từng đôi một. Nhiều người đọc trại thành bún “song thần”. Bún song thằn nổi tiếng vì có hương vị thơm ngon đặc biệt và có giá trị dinh dưỡng cao vì làm từ đậu xanh. Đậu xanh đem phơi nắng cho thật khô rồi đem ngâm nước lạnh độ 24 giờ cho nở đều mới đem xay. Việc xay bột là cả một nghệ thuật đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Lúc xay phải tốn thật nhiều nước để cho bột lắng qua nhiều đợt, vì vậy mà việc xay bột phải dùng đến nước sông mới xuể, và phải là nước sông Kôn thật trong và mát.

Du lịch Quy Nhơn thưởng thức bún Song Thằn gia truyền - ChuduInfo

Trung bình 5 kg đậu sau nhiều lần xay, đãi, lắng lọc mới được 1,2 kg bột và làm thành 1kg bún, bởi vậy giá thành rất cao nên không thông dụng. Để bún được ngon, người thợ nhào bột cho đều với nước lạnh. Cái khó nhất là khâu nhào bột làm sao cho vừa, không khô mà cũng không nhão.  Bún song thằn thường dùng để nấu với tôm, thịt nạc, ăn ngọt và mát. Hãy đến An Thái, thưởng thức tại chỗ một tô bún nấu với lòng gà và mua một vài kg làm quà giới thiệu đặc sản quê hương.



Bài khác

Kiến thức phổ thông

  • Cam xoàn Trà Ôn

    Hầu hết các tỉnh miền Tây đều là nơi bảo bọc của những vườn cây sai trái. Mỗi nơi đều gắn liền với một thứ trái ngọt. Như dừa ở Bến…

  • Thịt lợn đen

    Lợn đen Nà Hang – Tuyên Quang vốn là giống nuôi theo kiểu chăn thả nên thịt rất ngọt và săn chắc. Lại có lượng mỡ và nạc cân bằng nên…

  • Mắc Khén

    Nhắc về các món ăn Yên Bái hẳn đã có lần bạn nghe đến tên mắc khén. Thứ hạt rừng bé tí ti này được xem như một trong những bí quyết tạo…

  • Rêu đá

    Có thể nói đây là món ăn cực kỳ độc đáo của người dân Lai Châu. Nó đã trở thành một món ăn truyền thống và không thể nào thiếu…

  • Mận Tam Hoa Mù Cang Chải

    Đến vùng đất Mù Cang Chải vào tháng 5 du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang nổi tiếng, những bản làng thơ mộng nằm e ấp bên…