Cách giải Rubik nâng cao – Bước 2: Giải First two layers ( F2L) phương pháp Fridrich

Như ở bài trước đã đề cập, phương pháp Fridrich hiện tại là phương pháp phổ biến nhất mà các người chơi Rubik trên thế giới đang sử dụng nhằm nâng cao tốc độc xoay Rubik.

Về Phương pháp Fridrich nói chung

Phương pháp Fridrich bao gồm 4 bước là

Bước 1: White Cross – Làm dấu cộng nâng cao

Bước 2: First two layers ( F2L) – Giải đồng thời tầng 1 và 2

Bước 3: Orienting the last layer ( OLL) – Định hướng lớp cuối cùng

Bước 4: Permutate the last layer ( PLL) – Hoán vị lớp cuối cùng

Như vậy sau khi giải xong bước đầu tiên đó là Tạo dấu cộng nâng cao, chúng ta sẽ đến với bước thứ 2 đó là First two layers ( F2L), hay Giải đồng thời tầng 1 và 2, nhằm giảm thời gian đáng kể so với phương pháp xoay Rubik thông thường.

Giải First two layers ( F2L) – Giải đồng thời tầng 1 và 2 của phương pháp Fridrich

Mục tiêu của bước thứ 2 của Phương pháp Fridrich đó là giải 4 mảnh góc của lớp trên cùng và các mảnh cạnh lớp giữa. Trong phương pháp xoay Rubik cho người mới bắt đầu việc giải quyết này được tách làm 2 bước.

Để thực hiện được điều này, những người chơi Rubik chuyên nghiệp trước tiên sẽ quan sát khối lập phương và sau đó lên kế hoạch các bước mà họ sẽ thực hiện. Ở bước này sẽ có 41 trường hợp tương ứng với 41 công thức khác nhau. Thực tế bạn có thể giải quyết bằng trực giác nhưng những thuật toán giúp bạn luyện tập để thực hiện thông thạo và nhanh hơn hơn.

41 công thức F2L được chia thành 6 nhóm vị trí. Các nhóm này được chia ra dựa trên vị trí của mảnh góc trắng so với mạnh cạnh đi kèm với nó.

Và lưu ý ở bước này: đó là Giữ mặt màu trắng ở dưới nhằm giảm thời gian xoay Rubik.

Nếu gặp khó khăn trong quá trình đọc hiểu các kí tự dưới đây, bạn tham khảo thêm Bài viết: Tổng hợp các kí hiệu cần nhớ khi chơi Rubik.

Trường hợp 1: Trường hợp đơn giản

Đây là  những trường hợp may mắn khi có thể chỉ cần giải trong vòng 3 – 4 bước quay.

Trường hợp 2: Góc ở dưới, cạnh ở tầng trên cùng

Ở đây ta sẽ kết hợp với thuật toán cơ bản cho người mới bắt đầu:

Trường hợp 3: Góc ở trên, cạnh ở giữa

Trường hợp 4: Góc hướng sang bên, cạnh ở lớp trên cùng

Trong trường hợp này, chúng ta thường đưa khối Rubik về trường hợp cơ bản, định hướng lại góc trắng trước tiên.

Trường hợp 5: Góc hướng lên trên, cạnh ở lớp trên cùng

Trường hợp 6: Góc ở dưới, cạnh ở giữa.

Việc ghi nhớ tất cả 41 trường hợp trên quả là sẽ khiến bạn gặp không ít khó khăn. Nhưng quá trình luyện tập sẽ giúp bạn cải thiện được kĩ năng này và giảm thiểu rất nhiều thời gian xoay.

Trong Rubik


Bài khác

Kiến thức phổ thông

  • Lê Ngô Cát – Quận 3

    Vị trí : Đường nằm trên địa bàn phường 7 quận 3, dài khoảng 185 mét. Lịch sử : Đường này trước kia thuộc đất của tư nhân. Từ ngày…

  • Cách chơi bài xì dách Blackjack

    Cách chơi bài xì dách ăn tiền hiệu quả? Nếu bạn đang lang thang tìm kiếm cho mình một phương pháp thực chiến có thể ứng dụng được. Thì bạn…

  • Cách phân biệt sáp vuốt tóc nam giả và thật

    Hiện nay trên thị trường có vô số các loại sáp vuốt tóc dành cho nam với nhiều mẫu mã đa dạng. Tuy nhiên, sáp vuốt tóc được làm giả…

  • Tỏi tía Phù Yên

    Tỏi cô đơn là loại tỏi quý được trồng trên đất Phù Yên của tỉnh Sơn La. Tỏi rất nhiều công dụng ngoài để ăn ra còn dùng để ngâm…

  • Lê Quý Đôn – Quận 3

    Vị trí: Đường nằm trên địa bàn phường 6, 7 quận 3, dài khoảng 879 mét qua các ngã tư Võ Văn Tần, Nguyễn Đình Chiểu, Ngô Thời Nhiệm, Điện…