Les premières années de Saigon theo Jean Bouchot)

a) Tác giả, năm 1983, tự nhận lỗi và tự phê bình:

Hôm nay là 22 tháng chín dương lịch 1983, là ngày 16 tháng tám âm lịch Quý Hợi, sau một đêm mất ngủ, tưởng đã đi đời vì ăn bánh Trung thu rồi trúng thực, may sao qua khỏi, lật đật viết mấy trang nầy, tự nhũ và phê bình, viết ngay trên máy, không cần giấy nháp tự sự như sau:

Chiều ngày 14 (trung thu tiền nhất nhựt), bỗng có người đem lại nhà cho mượn tập Pháp văn “La naissance et les Premières Années de Saigon, ville francaise”. Ban đâu tôi từ chối không muốn đọc, vì xét đã quá già, cận địa, còn đọc làm gl văn ngoại quốc. Nhưng nghĩ sao, rồi lại xin giữ cuốn kỷ yếu nầy, giữ và đọc kỹ, và có mấy cảm tưởng ngổn ngang, nay viết ra đây, độc giả mặc tình lượng xét:

Gẫm lại mình thật là sơ sót và thiển cận. Tính coi, bộ tam cá nguyệt san “Trung Quốc cổ học hội” (Bulletin de la Société deb Etudes Indochinoises), mình đã mãi từ ngày giải phóng 30-4-1975, cho rảnh nợ, duyên chi vương vấn nay có người mang tới nhà cho mượn đọc tập nhỏ nầy, là tập số 11, số 2 của tam cá nguyệt tháng 4 đến tháng 6 năm 1927, cũ xì.

Trường học xưa thời Pháp thuộc ở Nam Kỳ - Hình Ảnh Lịch Sử - Bộ sưu tập Hình Ảnh Lịch Sử Việt Nam và Thế Giới

Cái tánh khinh thương, già mà chưa bỏ, thật là đáng toi. La Naissance et les Premières Années de Saigon, ville francaise, dịch là “Sự xuất sinh và những năm đầu của thành phố Sài Gòn…”, mi đã đọc chưa? Hỡi ngươi là tác giả của “Sài gòn năm xưa?

Tự hỏi mà trả lời ngay “chưa”, lòng thấy xấu, thẹn vô cùng. Suốt đêm 14, trời mưa nặng hột và đêm nằm, ông cao xanh buồn tình nỗi gì mà giấu mất trăng dưới những giọt tuôn là chã sao hại trẻ con mất dịp hát bài “Trăng tháng tám”, riêng tác giả Sài gòn năm xưa ăn cái bánh, nay hình vuông chớ không tròn vin như mặt trăng nữa nghĩ cũng buồn cười, tại thằng thợ muốn dễ lấy ra khuôn, hay tại đã đổi đời, thôi thì mặc kệ, cũng không hơi đâu lo và hãy để trí đọc muộn cuốn nầy, rút tỉa một bài học đích đáng: Sài gòn năm xưa là cuốn sách chạy gạo. Không đè sách in hai lần, kể sách khảo cứu mà được như vậy là khá đến, không ngờ nay tụi bỏ chạy lại lấy chụp và phóng ảnh in y nguyên, bán lấy tiền mà quên tác giả, thiệt là đờ tệ. Việc đâu còn đó, chỉ biết bởi có chút nhan sắc nên bị “hãm”, còn than nỗi gì!

Như đã nói, Sài gòn năm xưa là sách viết để chạy gạo, để kiếm cơm, vì năm xưa ấy, vô làm công nhựt trong viện bảo tàng sở thú, lương ít quá, không đủ nuôi vợ con, nên buộc phải viết, chớ dám thề độc, không lòng lên mặt khảo cứu chút nào. Bây giờ, biết lại, hối quá, nhưng đã trễ rồi. Từ ngày có bậc đàn anh vô đây giải phóng, bảo Sài gòn năm xưa viết không khoa học, không trật tự, và thường hay lập đi lập lại nhiều lần, nhiều đến không biết bao nhiêu mà đếm”. (Biểu viết lại nhưng biết sống bao lâu mà làm?)

Nay xin thưa ra đây, bổn tánh thuở nay là vậy, nhứt định không gò gẫm, không “hành văn” và chỉ chuyên viết theo lối “nói miệng tày”: Nói thì phải nói đi nói lại, có vậy hoạ may lời nói sẽ in sâu vào tai người nghe và lập lại là sự thường, khó tránh và cũng “cố tình không muốn tránh”. Nay giờ đã gần hết, xin trối lại mấy ý nghĩ nầy để cho mai sau có người nào muốn viết lại, thi nên tìm những tài liệu sau đây, ghi trong sách dẫn thượng, mà tác giả là Jean Bouchot trước kia đã từng quyền quản thủ viện bảo tàng nơi vườn bách thảo, lúc có chiến tranh và có binh đội Phù Tang chiếm đóng ở đây, – riêng tôi, không còn thì giờ viết lại, và quả khi xưa viết là nằm dưới đáy giếng mà dám tả cảnh mông lung trên trời!

Những ai tốt phước được ngụ bên Paris, nên tìm đọc những sách nầy, nơi “văn khố quốc gia” (Bibliothèque Nationale), cất ở bên nầy, thì không chắc gì còn gặp, và dẫu biết nơi tàng trữ, cũng không chắc gì được xem, và đều là sách nên đọc:

Báo Illustration, xuất bản từ 4-3-1843, có hình Tự Đức (nhưng râu rìa, tôi e không đúng chân dung vị vua nầy), hình phái đoàn bộ ba đi sứ dưới trào vua Napoléon III (Phan Thanh Giản, Nguỵ Khắc Đản, Phạm Phú Thứ, hình vua Norodom và hình một phái đoàn xứ Xiêm La quốc, lạy móp sát đất đến vua Pháp nhức mắt ra lịnh đứng dậy cũng không dám tuân lịnh, vì luật lệ Xiêm đứng dậy trước mặt vua là có ý không tốt, tội đáng chém đầu;

Báo Revue des Deux Mondes, xuất bản từ 1861, có nhiều tài liệu quý và xưa;

Sách Les premières années de la Cochinchine của Paulin Vial (Chauamel in) 1874, 2 quyển.

– Histoire de l’Expédition de Cochinchine en 1861 của Léopold Pallu de la Barrière, theo Bouchot có đến hai bản khác nhau: (Bản in năm 1864, chỉ toà bố Chợ Lớn có tàng trữ 1 quyển, nhưng nay ắt không còn, bản nầy mặc dầu “không khoa học”, nhưng đó là “bản tiên khởi”, tài liệu đầy đủ và chân thật; bản in lại năm 1888, tuy sắp đặt lại có trật tự, nhưng vì chêm thêm xen lộn quá nhiều chi tiết thêm thắt, nên có thể nói “màu hồ đã mất đi rồi” không khác một gái quê sửa dọn quá hớp, cạo lông mày, bịt thêm răng vàng, mất “tân”; (bản 1888 do Bergerlavrault et Cie xuất bản);

– Cochinchine francaise et rơyaume du Cambodge, của Charles Lemire viết, nhà Challamel xuất bản, lần đầu năm 1869 và cũng như sách của Pallu, sách năm 1869 nầy lấy sửa và in lại nhiều lần, đến lần thứ sáu, năm 1887, thì xen lộn chi tiết không đúng thời gian tính, theo tôi là “gái đã mất tân”, có bịnh là khác. Charles Lemire không đúng là nhà chuyên khảo, qua đây chạy gạo và xin vô đóng một vai tuồng trong sở Bưu cuộc, nhưng nhờ duyên dáng nên sách in sáu lần. Trong mấy bản sau, có nhiều đoạn không in lại vì Pháp che đậy những gì xấu.

– Onze moi de souspréfecture en Basse-Cochinchine, của L. de Grammont, xuất bản năm 1862, tôi không có cuốn nầy và tiếc hủi hụi, vì theo J. Bouchot, de Grammont có tài kể chuyện, sau đó tác giả de Grummont thâu gọn lại làm một bài phúc trình đọc tại Hội khảo cứu sử địa ở Paris là hội Société de géographie, bài nói năm 1864 (có in thành sách do nhà Challamel in năm 1864), bài nầy khảo xét nhiều về người bản xứ, tục ăn trầu, vân vân, và sẵn tánh tọc mạch, tôi muốn đọc để cho biết người Pháp thời đó, nói về chúng ta những gì;

– Apercu sur la Basse-cochinchine của H. Abel Rieunier (in năm 1861);

– La question de Cochinchine au point de vua des intérêts francais, của Abel Rieunier, Paris, Challamel 1864; (sách binh vực chủ nghĩa không trả đất cho ta);

– Souvenirs de campngne et de voyage en Indochine của Colonel Henri de Ponchalon (theo Bouchot, ở đây chỉ có nơi trường nhà dòng Mỹ Tho có tàng trữ một quyển, nhưng sao dời vật đổi, nay biết còn chăng);

– Les commencements de l’Indochine francaise par Albert Septanh, Challamel 1867.

– Les expéditions de Chine et d’Cochinchine, d’après les documents olcrlciels của de Bazancourt, phần thứ 1 (1857-1858), Amyot, Paris 1861; phần thứ 2 (in năm 1862). Sách làm sưu tập phẩm để chơi, hơn là sách để đầu nằm

Đó là đại khái những sách theo tôi là đáng đọc. Ngoài ra độc giả muốn tường tận vấn đề, phải theo những sách kể trong cuốn của Bouchot là tôi lượt bớt không ghi lại đây, Bouchot nầy vẫn chê cuốn Abrégé de l’Histoire d’Annam của Alfred Chreiner, mà Bouchot chê là thiên vị; (năm xưa tôi được ông Nguyễn Văn Mai, thầy dạy Việt văn ở trường Chasseloup, biếu tôi một cuốn với câu đề tặng “Souvenir à 1 élève Vương Hồng Sển, en récompense de son application au cour que Je professe au collège Chasseloup- Laubat, Sài gòn le 22-2-1921. ký N.V.M.) tôi quý hơn vàng, sau đó ra xóm bán sách lạc son ngang nhà ga xe lửa Mỹ Tho, tôi chưng hửng vì sách bán có năm hào mỗi cuốn sách mới toanh, mà không ai thèm ngó.

Nhưng sơ sót hay cố ý, Bouchot không kể cuốn La Cochinchine Contemporaine của A. Bouinais et A. Paulus (Challamel, Paris, 1884), và rõ là kỳ thị, và mặc dầu gọi tặng là “l’histoirien annamite” Bouchot đã quên mất quyển chải chuốt rặt giọng Việt Nam của văn hào, học giả miền Nam là Trương Vĩnh Ký, “Cours d’Histoire Annamite, er volume”, in tại Sài gòn năm 1875, nhà in chánh phủ, gọi Imprimerie du Gouvernement, và quyển 2, in lần đầu năm 1879, cũng tại nhà in du Gouvernement nầy, nghiên cứu cho tôi biết, trước kia toạ lạc nơi nay là Sở Đại chánh khám đạt (Cadastre), tồn tại được ba chục năm từ Pháp qua đây, và khi chánh phủ Pháp thôi dùng nữa, đã sang lại cho phụ thân tướng Nguyễn Văn Xuân là ông Nguyễn Văn Của, lối năm 18… hoặc đầu năm 19…, với giá tượng trưng là 1$ (một đồng bạc thuở đó). Trên đây, với tánh già lẩm cẩm, tôi đã dài dòng văn tự, đón ngõ ngăn rào, để nhìn nhận cái tội năm xưa quá lêu lỏng, không biết chữ “nhứt” mà dám bàn và phê bình chữ “thập” chữ “mười mươi”, tuy vậy trót đã lỡ cho ra đời quyển Sài gòn năm xưa và sách đã được công nhận đến nỗi các cha bỏ chạy đã in và bán trên đầu trên cổ, từ Mỹ qua Tây, thôi thì, nay còn chút giờ sống sót và được đọc quyển của J. Bouchot đã nói nãy giờ, thôi thì, tôi lặp lại, độc giả hãy cho tôi viết thêm một đoạn dài nầy, gọi bổ túc, ai kia đọc được Pháp văn, thì xin hãy tìm quyển Pháp văn dẫn thượng, đầy đủ hơn. Đoạn viết thêm ấy như vầy:

– Kể từ đây là tôi theo cuốn La Naissance ét les Premières années de Saigon của Jean Bouchot, để lựa nhón và phê bình theo ý tôi, riêng cho đồng bào không đọc được nguyên văn bản chữ Pháp:

Trang17 – Vào năm 1859, theo sách của Philastre, ông Bouchot chép lại rằng: “Vào thời ấy, Sài Gòn vẫn có hai đường cái, chạy dài theo sông Sài Gòn và kinh arroyo chinois, hai đường nầy vẫn có nhà lợp ngói hai bên, tức phố xá buôn bán, và đó là nơi gọi Bến Nghé và Chợ Sỏi. Phố và nhà nầy day đít ra bờ sông, vả có cất thêm nhà cao cẳng chờm ra mé nước (bài ký Philastre, đăng trong báo Courrier de Saigon (Sài Gòn tân văn) đề ngày 201-1868). Để nhấn mạnh tài liệu viết trên đây là đúng, Bouchot trích dẫn đoạn văn dưới đây, của ông Trương Vĩnh Ký viết, ông học giả họ Trương nầy, bất đắc dĩ, tác giả Bouchot phải mượn lời nói để bảo đảm lời nói của Philastre và của chính mình, chớ bề trong, vẫn kỳ thị không phải người Lang Sa, tuy viết được văn Lang sa không thua gì họ; “Theo Pétrus Ký, thì Bến Nghé là cái vùng gồm một phần của vùng gọi “thành thị nơi buôn bán cũ” của người An Nam, rải rác có nhà ở và phố buôn, bọc theo những con đường nhỏ, ít năng được tu bổ của bốn thôn: Hoà Mỹ. Tân Khai, Long Điền và Trung Hoà, ranh giới đụng sát đường Mac-mahon, còn phần trên của thành thị nói đây vẫn thuộc làng Mỹ Hội, tức vùng có xây thành Sài Gòn gọi “Citadelle de Saigon” (theo sách của Trương Vĩnh Ký).

Đến đây, Bouchot viết thêm rằng: “Chợ Sỏi chạy dài từ cột cờ Thủ Ngữ đến dường Mac-mahon) (tức nhại lời Trương Vĩnh Ký), còn “Chợ hàng đinh” (village des clous), vẫn gồm khu từ đường Catinat qua Tây bắc đường La Grandière”.

Xóm Vườn Mít, thì ở chỗ Toà Pháp đình ngày nay.

Chợ Da Còm, ở ngay vị trí Khám Lớn cũ, sau phá đi, xây Thư viện Quốc gia.

Xóm Đệm Buồm thuộc về khu đường Tong Keou, sau đổi gọi đường Lê Văn Duyệt.

Đường Tập trận (plaine des Tombeaux), thuộc khu Tây nam đường Tong Keou nầy.

Cái thôn gọi Phú Hoà ở ngay chỗ Nghĩa trang Đô thành, trước gọi Đất Thánh Tây. Hai thôn Hiệp Hoà và An Hoà, ở khoảng giữa hai cầu 2 và 3 trên rạch Bà Nghè và thuộc mé hữu của con rạch này.

Thành trì gọi của Olivier de Puymanel, phóng kiểu, tức thành xây năm 1837 luôn và bở và hào thành, vào năm 1859, vẫn cỏ và bèo mọc loạn xị, thường là đất trống bỏ hoang. Những đường năm 1859 do chánh phủ An Nam để lại và được trào Tây mở ra rộng lớn sau nầy là những đường có tên gọi theo Pháp lả Catinat, Paul Blanchy, d Espagne, đường Chasseloup-Laubat và đường Luro, lối 1859, gọi đại lộ thành trì (boulevard de la Citadelle), chạy bọc theo hào thành xây năm 1837.

Trang 35. Lính I-pha-nho, theo đóm ăn tàn, kéo theo lính Tây đánh ké, gọi làm vậy, chớ gồm phần đông là lính nay gọi Phi Luật Tân xưa kia gọi quân Ma Nì (Mallille), thủ đô Phi Luật Tân, bọn linh nầy, đến ngày 31-3-1863 thì rút về xứ họ.

Trang 38. Cái sườn nhả gỗ trong Sài gòn năm xưa của tôi có in hình, tức nlà đầu tiên bằng gỗ do thuỷ sư đề đốc Bonard ở, là do ông Bollard nầy mua tại Singapore chở về Sài Gòn và dựng lên nơi khu đất nay là trường Nhà dòng Taberd, cho đến năm 1873 mới xây dựng thiệt thọ dinh sau gọi Dinh Toàn Quyền, sau phá đi và xây dinh gọi Dinh Độc Lập trước đây, và để cho mau hiểu, thường gọi palais Norodom. Năm 1867, dinh bằng gỗ nầy (nhắc lại vị trí là chỗ trường Taberd), vẫn có dựng thêm một toà nhà bằng gỗ, sức chứa được sáu trăm tân khách, và năm 1867, đề đốc La Grandière, có tổ chức một cuộc tiếp tân có khiêu vũ gọi bal La Grandière, mời hết nhơn vật tai mắt đương thời Tây – Nam – Chà – Chệc (Phan Thanh Giản, Tôn Thọ Tường v.v…) và sau này vào năm 1927, thống đốc Nam Kỳ Blanchad de la Brosse có tổ chức tái diễn buổi tiếp tân long trọng sáu chục năm xưa, và người được mời, toàn là tai to mặt lớn thời ấy, phải chạy mượn hoặc may sắm, cho ra lễ phục, đại phục, tỷ như: kinh lược Phan Thanh Giản (Tổng đốc hàm Phạm Văn Tươi ở Vĩnh Long thủ vai nầy), tổng đốc Phạm Phú Thứ (đốc phủ Tụ, Cái Bè); Án sát Nguỵ Khắc Đản (đốc phú Nhựt, Cai Lậy); Trương Vĩnh Ký (do con là Trương Vĩnh Tống đóng vai); rồi nào lãnh binh Tấn, Tôn Thọ Tường, vân vân, đều do những người có tên như sau: Nguyễn Văn Mai, Nguyễn Hiền Năng, đốc phú Hải, Gò Công, Nguyễn Văn Lân (cò mi Lân), Trần Văn Kính (thông ngôn toà đại hình), Nguyễn Bá Hội (Thủ Thiêm), Lê Quang Ngôn (toà án), Thái Minh Phát (phủ dinh thống đốc), Thái Minh Kim (sinh viên), Phan Chấn Thế (toà đại hình), Trần Tư Ca (con là Trần Tứ Khuê, đóng vai), Trần Tứ Hoàng, Trần Văn Khá… Tôi đọc lượt bớt không kế ra đây người Pháp, và xin kể giới Cao Miên có quận chúa Pok Hell đóng vai Pra-keo Pha, giới Hoa kiều, vai Bang Tai (Hoàng Thái) do Tây Méchin đóng, Li-tak, do Alinot, hoạ đồ, đóng; vai Seng-tek do Lévy đóng;… Tan-kang-sinh, do Bille đóng… (thuật nhón theo B.S.E.I năm 1927, janv/mars, trang 53).

Gẫm lại các ông các bà năm xưa, chưng diện cho xuê, ăn chơi cho sướng, phè phỡn nhảy đầm và nịnh hót cho đã đời, không làm gì nên thân, ngày nay con cháu ông bà trả nợ đã đành, mà chúng tôi vô cớ cũng phải gánh chịu, tức thì kẻ hèn nầy phải xì hơi cho bớt tức, chớ các cha “ỉa cho chúng tôi hốt”, khổ quá mà. Nhắc lại cái nhà hay dinh gỗ nầy, sau bị mối mọt xơi nát, và cái phòng tiếp tân đãi khách, cũng bằng cây ấy, (salle des fetes), trước kia vị trí day mặt ra đường Catinat, hồi đó gọi “công trường đồng hồ” (place de l’Horloge), kế bên có chuồng ngựa (lúc nầy chưa có ô tô) vẫn ở chỗ phòng ăn của các thầy dòng Frères nơi trường Taberd đó). Trên đây tôi quên nói: năm 1927, thống đốc Blanchard de la Brosse cho mượn dinh sau gọi dinh Gia Long nơi đường La Grandière thiết dạ yến (bal) nên long trọng lắm.

Trang 39. Gọi là place de l’Horloge, nhưng cái đồng hồ đặt nơi đó không dùng chỉ định giờ chính thức, và từ 30-7-1862, giờ đúng và chính thức vẫn do Sở thuỷ binh nơi mé sông Sài Gòn chánh thức báo tin bằng một tiếng súng đồng bắn nơi bờ sông, khi đúng ngọ.

Trang 41. Sở Bưu Cuộc (Postes) thời đó đặt thuộc Bộ Tài chánh, còn Sở Dây thép (Télégraphes) vẫn thuộc Bộ Nội vụ, vì vậy, buổi ấy Sở Ngân khố và Sở Bưu cuộc luôn Bưu điện, vẫn dựng nơi Công trường Đồng hồ nay vị trí là nơi gọi Sở Hiến binh (Gendarmene), khít và sau lưng Thư viện 34 La Grandière. Như đã nói rồi, nhà in của chánh phủ Tây thời đó, vị trí nơi Sở Địa chánh (Cadastre), mang tên tuỳ lúc, khi là Imprimerie Impériale (thời Napoléon 3), kế ba chục năm sau bán cho ông Huyện Của, (ông nầy già đời ưng làm huyện hàm, tuy hàm tri huyện, nhưng đào tạo nhiều thế hệ đốc phủ hàm và huyện, phủ thiệt thọ, và ông là thân phụ của tướng Pháp tịch Nguyễn Văn Xuân).

Trang 43. Đọc trương 43 nầy và nói chuyện “ăn trầu gẫm bã” nghe chơi, thật vận mạng nước nhà của ta sao thời trước, quả là “bạc mạng”. Nếu sử viết được bằng “chớ chi…” và “nếu mà…”, thì đâu có như vầy. Bàn rộng ra, quả hoàng đế Pháp, Napoléon 3, lúc đó phân vân lắm, nếu ta có người theo dõi và khéo vận động, thì có lẽ việc chuộc đất của phái đoàn ông Phan Thanh Giản có phần hy vọng thành công tràn trề, và nếu không có lão Chasseloup-Laubat, lúc đó làm bộ trưởng coi Bộ Thuỷ binh, làm kỳ đà, cùng với nhiều người từng qua đây, khăng khăng không ưng cho chuộc đất bồi thường, thì có lẽ đế Napoléon 3 đã hạ bút châu trả đất Nam Kỳ lại rồi, bằng không nữa, nếu triều vua Tự Đức có người tín cẩn khôn khéo, biết thừa dịp Pháp bại trận năm 1870-1871, biết chống cự dữ dội trì chí thì có lẽ giành lãnh thổ miền Nam khi Tây bại trận ấy được rồi, nhưng như đã nói, “Sử có khi nào viết bằng chữ “nếu…”. Việc đã qua rồi, bàn nữa chỉ tốn bọt cáp.

Một bằng cớ Pháp lúc đó phân vân bất nhứt, không muốn ở lại đất Nam là:

1) Trang 43. Đất thổ trạch châu thành Sài Gòn, Pháp cắt ra từng lô (lot) phân hạng, và định giá thuế đóng mỗi năm và mỗi thước vuông thật thấp, thật rẻ, cốt ý lấy lại đất của người bản thổ, đổi với những người nầy cho đất chỗ khác, và đất tốt dành ưu tiên cho người da trắng tức Pháp kiều, nhưng họ chỉ ham ở vùng đất cao ráo gọi zône des plateaux, họ không dám ở gần người bản xứ, vì sình bùn ướt át, thêm không được an ninh, và phải nói họ sợ bệnh truyền nhiễm (dịch lệ, kiết lỵ) hơn là sợ sức kháng cự dân bản xứ (dao mát, tầm vông vạt nhọn).

2) Trang 45. Vấn đề “nên giữ làm thuộc địa hay nên trả đất lấy tiền bồi thường chiến tranh”, ở triều đình Pháp rất là phân vân bất nhứt, bọn qua đây thấy bề thế Nam Kỳ dễ làm ăn thì muốn giữ còn chính hoàng đế Napoléon 3 thì muốn trả, và việc nhất định giữ vĩnh viễn và việc ra sắc lệnh làm thuộc địa, chỉ quyết định từ ngày 19-1-1865 mà thôi.

3) Trang 45 và trang 48. – Ngày 15-6-1865, thuỷ sư đề đốc Roze, thay thế đề đốc La Grandière, và ký sắc lịnh bán đất thành phố Sài Gòn, theo lối bán có đấu giá, Roze không cho nhà bằng lá còn tồn tại trong châu thành, mở rộng đường, ra chỉ thị nhà cất theo lề lối Tây phương, chỉnh trang ngay ngắn, dự định nới rộng châu thành cho đủ chỗ chứa 500.000 dân, sai đại tá Coffyn vẽ hoạ đồ (ngầm khi trả đất, sẽ tính phí tổn đòi bồi thường cho thêm nặng), (xin xem trong J.Bouchot, đầy đủ chi tiết, đây không kể ra), chỉ ghi lại đây, theo sắc lịnh trên, giá tiền thuế đất mỗi năm thì: mỗi thước vuông đất ở Sài Gòn, đại khái là 0$01 (một xu) đất trong thành phố; 0$02 (hai xu), đất đường Isabelle II, tức đường d’Espagne; và lên đến vùng đất cao ráo “plateau”; 0$03 (ba xu) bờ kinh Charner, sau lấp bằng, biến ra đại lộ Charner, nay còn gọi “đường kinh lấp”; 0$04 (bốn xu) đất ngoại thành gọi chạy vòng thành phố (Tour d’Inspection); 0$06 (sáu xu), đất dọc mé sông Sài Gòn, (sur les quai). Đất mé thấp, chỗ dân ta ở thì cắt từng lô thì 100 đến 200 mét vuông; đất vùng cao ráo (cho Tây ở), từ 400 đến 600 mét vuông; đất đường Charner, cũng từ 400 đến 600 mét vuông; đất vòng quanh châu thành, cắt lô rộng đến một mẫu (1 ha); còn đất bờ sông Sài gòn, cắt từng lô từ 600 đến 1.000 mét vuông diện tích. Nhưng vì sơ khởi, làm gì cũng thiếu sót, chỉ thị quên, không định giá mức thấp là bao, cho nên giá bán không đồng đều, chỗ quá cao bất ngờ, chỗ rẻ mạt, cũng không ai hiểu được lại nữa vì thiếu quảng cáo (hay là cố ý?), nên cuộc đấu giá thiếu người hưởng ứng, thêm lô cắt có khi hơi quá lớn quá rộng, sở phí lặt vặt tính quá cao, dân bản xứ cũng không mấy người đủ sức ra đấu, trừ phi bọn lanh lợi, giỏi thấy xa, họ đầu cơ từ ấy (trong Sài gòn năm xưa, tôi có viết đất dân bỏ trống rất nhiều, vì lòng còn mến tiếc cựu trào triều đình Huế, ước mong có ngày trở lại, nên về đất không chủ, bọn biết tiếng Pháp và có chưn trong hội đồng khám xét, chỉ học hai tiếng Tây: “uỳ” (oui, dạ, “của tôi”) và “no”, (non, dạ, không phải của tôi), nội hai tiếng ấy hễ đất tốt thì họ giành “của họ”, đất không tốt, thì họ hô “no”, ông muốn lấy và bán mặc tình, té ra Tây thắng trận mà thằng gian tham lại giàu!

Trang 47. -Nơi trương nầy mở ra một vấn đề thật là rắc rối và phiền phức, cho đến ngày nay vẫn giải quyết chưa xong, là vấn đề tiền nong ở nước ta, tóm tắt vẫn ở trong tay bọn Ba Tàu lớn nhỏ, từ tên mại bản, cũng gọi mái chính (comprador) mãi biện, chúng làm môi giới trong cuộc buôn bán, đổi chác từ lúc Tây qua đây cho đến khi Tây bỏ chạy, cho đến tên bán quán xóm nhỏ, chúng làm lũng đoạn vấn đề tiền tệ trong xứ không ít, vì chúng lanh lợi, gian tham, mánh lới, đến Tây có học cũng phải chịu thua, nói ra không hết, tỷ dụ: khi Tây qua đây, trong nước Nam còn xài tiền kẽm, tiền điếu, bạc nén, bạc vụn, cắt ra từng lượng, chỉ, phân, và xài đồng bạc gọi “bạc con cò”, vóc tròn, (đến sau nhà băng Đông Dương chế ra đồng bạc “con đầm”, cân nặng 27 gram thay thế, và bạc lẻ: 0$50 gọi “cà-ro-bi” (roupie), hoặc 0$20 (góc tư), 0$10 (bạc cắc, đúng ra bạc cắt, tức giác, hào, một phần mười của đồng bạc), và những danh từ ấy nguyên do là lúc xưa, thiếu hụt bạc lẻ, người Pháp không nhận cho dân trả thuế bằng tiền kẽm, tiền điếu quá nặng quá nhiều, không chỗ chứa cho phỉ (nhà giàu bá hộ vẫn chứa tiền kẽm sau bàn thờ nhà giữa, chồng đống lớn và cao như bộ ván nằm), và dân phải chặt, cắt bằng mũi đục, không thể chặt đồng bạc tròn ra 1/5, 1/10, biến ra 1/4, 1/8 dễ chặt hơn, và thửa dịp, bọn gian thủ lợi rất lớn, mà Pháp cũng phải bó tay cam chịu, và cũng không phương từ chối tiền điếu kẽm, vì dân mua hộp diêm quẹt, muối ăn, dầu thắp, đều mua bằng tiền kẽm, tiền điếu ấy, không nhận cũng không xong, thêm một mối hoạ ẩn hình là bọn Ba Tàu đúc tiền điếu bên Trung Quốc, đem qua bên xứ ta, lòn cho dân xài và rút rỉa bạc tròn bạc trắng chở về xứ họ, Pháp phải bó tay mà chịu: nay nhắc lại cho trẻ em biết, tỷ như xưa từ Gia Long đến Tự Đức, một nén bạc là 10 lượng cân nặng 374 gram, còn tiền thì phân biệt ra, tính theo Bouchot:

1 tiền, tương đương 60 đồng kẽm, và tương đương với tiền Tây là 0,10 fr.;

1 quan tiền ta là 600 đồng tiền kẽm, tương đương tiền Tây: 1 fr.

1 piastre (đồng bạc tròn ăn 3.000 đồng tiền kẽm, 3.000 đồng nặng gần 1 ký, v.v…)

Lối năm 1920 đến 1940, nói cho gọn, các chú đi mua lúa nơi nhà người Miên, người Thổ ở miền Nam, đem theo bạc trắng độ 1.000$ là phải có sức mạnh vác trên vai 27 ký nặng, đi bộ một ngày chỉ mười hay hai chục ngàn cây số, (vì Miên, Thổ dùng bạc trắng, không nhận bạc giấy) thì đủ thấy phiền phức cam go bực nào, nói sao cho xiết. Vì vậy bọn đi mua lúa, lần hồi phần đông đều mắc chứng lao).

Trang 48. – Theo chỉ dụ ngày 23-6-1863, đề đốc La Grandière ra lịnh “bạc có làm dấu” (piastre marquée) giá trị thấp hơn bạc không làm dấu (piastre non marquée) và ngày 10-11-1863, bạc có đóng dấu không được thông dụng nữa. Và đồng bạc ăn 6fr25 (ngày 3-5-1864), hạ xuống 6fr20 (ngày 7-11-1864); hạ thêm nữa, còn 6fr15 (ngày 25-6-1865); hạ thêm lần nữa, còn 6fr05 (ngày 29-7-1865), xuống 5fr85 (ngày 30-8-1865); cho đến ngày 19-9-1865, ăn 5fr55 như buổi đầu 27-8-1863.

Tuy vậy, giá sanh hoạt thời ấy thật là dễ chịu, nay đọc lại rất là bất ngờ: Cũng không có bản ghi chép kỹ càng để lại mức sống từ 1861 đến 1865, chỉ nhớ: một chục, 12 trứng gà, chỉ có 30 đồng sapèques (kẽm hay đồng, không rõ); chuối, 20 sapèques, một buồng (régime); một gà giò, giá 1 tiền (= 60 đồng kẽm); thịt heo từ 20 sapèques đến 1 tièn, tuỳ thịt nạc hay có mỡ, mỗi một cân ta (livre); xoài ngon, hai đồng kẽm, một trái, vân vân, nhưng lần hồi, giá bán cho người Âu Tây cao, mắc, tăng lên, tỷ như vào năm 1865 một chục hột gà tươi là 40 sapèques, còn chuối thì không bán nguyên buồng và bán lẻ từng trái hoặc từng nải, tuy vậy giá gà giò, dẫu có lên, nhưng cũng độ ba tiền một con, còn như giá gạo ăn, năm 1861, giá 1$50 (một đồng bạc lẻ năm cắc) một tạ (picul), và năm 1865, lên 2$50 (hai đông rưỡi bạc) là cùng. (Thậm chí năm 1864, mười tấm báng đen, mua cho trường học, người bán chỉ tính giá có 2 piastre (hai đồng bạc) mà đủ có lời. Đến như giá đất thổ trạch vùng Sài gòn, thì định giá không hơn 10fr. mỗi thước vuông, chỉ tiếc sở văn khố (archives) không giữ được tài liệu về giá đất những năm đầu khi Tày qua đây, chỉ còn hai tý dụ: Năm 1862, có giấy bằng khoán: một sở đất toạ lạc góc Taberd và Mac-mahon (ngay Pháp đình ngày nay), diện tích 15.620 mét vuông, bán 824$ (tám trăm hai mươi bốn đồng); một sở thứ hai không nói ở chỗ nào, bán cho Pháp kiều Pevtel: 14.230 thước vuông, giá 570$ (năm trăm bảy chục đồng). Một tỷ dụ thứ ba khác là ngày 2810-1869, tên đội hiến binh (maréchal des logis de gendarmene), tên Gerrbault mua được, do chánh phủ cắt bán: 937 thước vuông đất toạ lạc góc đường Chasseloup-Laubat và Mac-mahon, ngang cổng sau dinh toàn quyền cũ, với giá không tưởng tượng được là 0fr75 mỗi thước vuông. (Vấn đề so sánh giá trị xin gác ra ngoài, không nói nơi đây được)

Trang 54. Dinh xưa, gọi dinh thượng thơ, tức Direction des bureaux trào Pháp, ở góc Catillatha Gralldièle, xây dựng từ tháng 4-1865.

Trang 57. Cẩn đá bờ sông Sài Gòn và lập vườn Bách thảo (Thảo cầm viên) hay Sở thú năm 1804.

Trang 59. Thơ của Paullin Vial, đầu dinh thượng thơ (Direction des bureaux du Gouvernement gởi cho kỹ sư chánh Maucher đề ngày 22-12-1864, xin nghiên cứu vân đề xây:

– Un hôtel pour la direction de l’intérie tức Dinh gọi “Thượng thơ” xây xong 1865.

– Une maison pour le Chefde la Justice, tức là chưởng lý, trước đường La Gralldière Pellerin, nay đã thay thế bằng một cao ốc.

– Une maison pour la Direction du Port de Commerce, nhà quán đốc “bót com-mét” nay vẫn còn;

– Un logement pour les Postes, chắc đó là Sớ Trung ương bưu cuộc, ngày nay còn thấy.

– Un projet pour le gouvernement, sau có lẽ là dinh Thống đốc Nam Kỳ (dinh Gia Long).

– Une cure (nhà của mục sư đạo Thiên Chúa), vì nếu không có bắt đạo và không nhờ Gia-tô trợ lực thì đâu có thuộc địa Đông Dương!

– Un pont sur l’arroyo de l’Avalanche en remplacement du pont numéro 3 (cầu trên rạch Thị Nghè, thế cho câu bộ số 3).

Những tạo tác trên đây, phải dùng đến hai ngàn người nhơn công (thợ hồ, thợ mộc đều là người Tàu, do cai Tây coi sóc, phu phen gánh đất, trộn bã là người Việt ta) và thảy đều thành tựu vén khéo với kiểu kiến trúc Second Impire đời Napoléon 3 (dinh Thống đốc có hình hai phụ nữ Pháp đầu đội câu lơn, sau Hoeffel phá bó và xây lại trơn tru hơn).

Trang 61. Ngày 27-9-1865, Paulin Vial đề nghị lên Thống đốc, lúc đó gọi phó soái (lieutenant gouverneur), vì còn dưới toàn quyền là (Gouverneur Général), xin đặt đèn thắp dầu dừa các đường ở Sài Gòn, và số đường dài được 15.350 mét là:

– Đường mé sông (quai du neuve) dài 850 mét

– Mé kinh vô Chợ Lớn (arroyo Chinoi) 600 mét

– Đường Paul Blanchy 1.000 mét

– Đường 20, d’Adran (Đường Chùa Chà) 500 mét

– Đường Hamételin (Hồ Văn Ngà) 300 mét

– Đường Hamelin, mới nữa 500 mét

– Đường Kigault de Genouilly (một hình) 300 mét

– Đường Charner (Đường kinh lấp) 750 mét

– Palanca et Isabelle II( d’Espagne) 1200 mét

– Rue du Gouverneur? 1200 mét

– Rue Impériale(?) 1200 mét

– Rue Taberd 500 mét

– Place du Ront-point (công viên) 300 mét

– Place centrale (công viên trung ương) 600 mét

– Place dumarcé (chỗ chợ cũ) 500 mét

– Đường Catinat 1.000 mét

– Đường Prisons 50 mét

– Đường số 3 600 mét

– Đường Lefèbvre (Nguyễn Công Trứ) 400m

– Đường Chaigneau (Tôn Thất Đạm) 450m

– Đường Olivier (sau là Pellerin) 600 mét

– Rue numéro II(?) 200m

– Rue Bonard 600m

– Rue Ste Enfance (gần Sớ thú) 600m

Cộng 15.350 mét

Lúc tôi học trường Chasseloup (1919-1923), thì đường Richaud (Phan Đình Phùng, sau gọi đường Đồ Chiểu hay Nguyễn Đình Chiểu để đối với đường Nguyễn Du, đường Richaud buổi đó còn gọi tên rue des Mọi (đường của người Mọi), bắt chạy từ Kho Đạn đụng tới đường Lê Văn Duyệt, là dứt, và bên kia đường Lê Văn Duyệt vẫn chưa có đường, còn là bãi tha ma rộng lớn, gồm vườn tược, mồ mả và nhà lá lúp xúp, đúng đó là ranh giới Đồng Tập trận, Pháp dịch là Plaille des Tolbeaux.

Trang 64. Nhà thờ đạo Thiên Chúa do đức cha Lefebvre xây dựng ở xóm Chiếu có bốn đạo khá đông, sau cha dời qua khu chợ Cũ Sài Gòn, vị trí thánh đường nầy ở chỗ Toà tạp tụng (Justice de Paix) Chợ Cũ, đến năm 1868 dời qua phòng khánh tiết (salle des Fêtes) của thời thuỷ sư đề đốc bó hoang, và ớ tạm đó cho đến năm 1877 mới dựng Cathédrae de Saiboll, tức vương cung thánh đường ngày nay.

Dân số người Pháp và Tây Âu, năm 1864, chỉ đếm được: trọn Nam Kỳ 591 người, và trọn Sài Gòn Tây trắng 577 người, trong đó có 80 phụ nữ, thế mà cai trị mấy chục muôn da vàng, mềm èo như sáp, tuân lịnh răng rắc, không biết bạu động, và lẻ tẻ có vài vụ lẻ loi chống cự đều bị dẹp trừ, than ôi!

Trang 66. Bày cuộc đua ngựa, độ đầu ngày 15-8-1864, ngựa bản xứ người cỡi khăn áo y phục An Nam, khi thấy có lợi nhiều, mới sắp đặt mở trường đua nay còn thấy.

Trang 68. Xây cất nlà hát Tây năm 1865, hát Tàu hát ớ Chợ Lớn rồi ra diễn ớ Sài Gòn.

Trang 73. Ngày 23-2-1868, đặt viên đá đầu tiên xây dinh toàn quyền (Hermitte, kỹ sư).

Trang 77. Hội đấu xảo (exposition) năm 1866, Trần Bá Lộc Chưng cặp ngà nặng 140 ký trị giá 3.000 fr., voi nầy bị bắn tại Cái Bè, như vậy lúc đó Nam lỳ còn vui ở. (Đọc thoáng qua và dọn ngay liền máy đánh chữ bài nầy ngày 3, 24 và 25-9-1983)

Tổng luận. – Để kết thúc, đến đây xin hỏi: “Có nên bỏ và viết lại Sài gòn năm xưa lại hoàn toàn mới, cho vừa ý người đọc tân thời hay chăng?

– Xin thưa: đối với tôi thì đã lá muộn vì đã quá già, 82 tuổi, không đủ hứng và cũng không muốn viết nữa làm chi. Nhớ lại trong tiếu lâm cổ – lại bầy nói tiếu lâm thời buổi nầy nữa, nhưng già thì lẩm cẩm, cứ nói cho đã miệng, lại có làm sao – có tích “đặt tên con là mèo”, xin lấy làm gương:

Thằng cha nọ, sanh đặng con trai, thấy nó ươn ịch, nên đặt tên là “mèo”, có anh bạn thân, chữ nghĩa đầy bụng, xách dù lại chơi, trách:

– Bộ hết chữ rồi hay sao, mà lựa tên đặt cho con, nôm na tầm thường quá vậy?

– Chữ nghĩa không thiếu, nhưng nó nghịch ngợm lắm, lên đặt làm vậy, xem có bớt hay không?

– Vậy anh cho tôi đặt lại, hoạ may nó bớt phá phách.

Kêu nó ra chào, bạn xem tướng, đặt lại là Phong. phong tức gió, hỏi nó có bằng lòng, thằng nhó bắt giòbạn của cha:

– Thưa bác, “tường năng tấn phong, (bức vách cản được gió).

– Vậy thì đặt mày tên Tường.

– “Thử năng xuyên tường” thưa bác. (Chuột hay khoét tường).

– Vậy cho mày tên thử.

– Không êm đâu, “miêu năng tróc thử” (mèo bắt được chuột).

Té ra khách bí lối, xách dù đứng dậy, quên luôn trà thuốc, ra cửa lầm bầm: “Trẻ ranh nhà anh, coi vậy mà có tài, cứ để y tên của nó muốn mà gọi.

Và “Mèo vẫn hoàn Mèo”, Miêu là chữ Hán, đời nầy nhắc làm chi thrrm rắc rối.

Tôi xin mượn chuyện nầy làm kết luận. Phàm một cái nhà cất theo sức mình, cột kèo cũ, đã có từ đời ông Trương Vĩnh Ký, vôi hồ xi măng thì nhín mót mua mới được, nay dựng lên ở đã ba bốn đời người, từ không con, hoá có thằng Bảo, rồi nuôi con Mai, nó sanh con Phượng, kế luôn mình, là đã bốn thế hệ, riêng quyển Sài gòn năm xưa lần đầu do “Cơ sở báo chí và xuất bản Tự Do của Phạm Việt Tuyền, in năm 1960, đã bán rốc, tiền nhuận bút 10.000 cũng không còn; lần kế, ông bạn Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách lớn Khai Trí, in lại năm 1969, tiền nhuận bút cũng tiêu hoá từ lâu; lượt thứ ba, nghe đâu có người chạy qua Mỹ, in lại và bán khắp nơi mà mình vẫn chưa thấy mặt mấy đứa con hoang, chớ đừng nói chi lễ mễ cho mình ươn già buổi nầy, nay có người trách “sách viết thiếu khoa học, sắp xếp không ngăn nắp và nên viết lại”.

Tôi lạy cha, có giỏi thì làm lấy, chớ nhà dầu cũ, che mưa che nắng được là xong, tôi còn sống bao lăm nữa mà hòng dỡ đi cất lại? Thôi thì, có nói lắm, tôi thêm một căn nhỏ, chứa những gl đọc muộn trong sách ông J. Bouchot, goki bổ túc, tưởng như vậy là đủ rồi. Tôi thanh minh không phải nhà khảo cứu và tôi viết tôi chơi, không có ý làm văn để đời. Ai kia lấy của tôi in lại, tôi cũng không phiền, cứ hiếu bởi con mình còn duyên nên mới có người bồng ẵm. Nếu biết điều gởi cho thì hoà cả đôi, không đòi mà cũng chẳng cám ơn. (Ngày 25-9-1983).

Và tôi xin thêm, xin biết cho, “văn của tôi là văn kể chuyện”, phải nhại đi nhại lại cho dễ nhớ, báo tôi xếp thứ tự, là tôi mất tự nhiên; sớ dĩ tôi lập lại, một phần nào là có lý đó. Sển.

Nhơn đọc Histoire de Vichy của Robert Abon viết, lại biết vào năm 1941 (mars), trong vùng bị chiếm đóng, các thanh niên (adultes) Pháp vẫn nhận được:

240 giam bánh mì mỗi ngày;

250 giam thịt và 75 gr. pho mát mỗi tuần:

550 gr. chất béo, mỗi tháng;

500 gr. đường

200 gr. gạo

250 gr. bột ăn (pâtes alimentaires), mỗi tháng;

2 gói thuốc vấn mỗi 10 ngày và 1 lít rượu vang. (trang 35).

Như vậy mà sở y tế còn khuyên nên bỏ tập thể dục, vì ăn không đủ bổ (thiếu ăn).

Trang 285 viết thêm: vào mùa đông 1943-1944, dân thành Paris, chỉ nhận trung bình là 200 gr. chất béo, 300 gr. thịt mỗi tháng, rốt còn lại dân Paris được lãnh những gì sở cung cấp phát ra, tính lại những gì lãnh một tháng, chỉ ăn 5 hay 6 ngày là hết.

Trang 286 cho biết: Từ thu năm 1940 đến tháng février 1944, giá sinh hoạt tăng 166 và phần thực mỗi người dân mỗi ngày chỉ còn 850 calories.

Trang 287 nói “tháng 3-1944, bày hòm giả tạo không đựng thây ma mà đựng thịt tươi hoặc thịt muối và qua 8-1944, xe nhà băng không chở vàng bạc, lại chở đường”.

1 ký đường giá 150 fr.

1 ký thịt giá từ 300 đến 400 fr.

1 ký bơ giá từ 600 đến 800 fr.

Rượu vang, 300 fr. mỗi chai, rượu sâm banh giá 600 fr. mỗi chai.

Và sách nói muốn biết giá trị đồng franc (quan Pháp), thì nên nhơn cho 15, tiền năm 1954.

Những tài liệu trên đây là kết quả những ngày dài tôi đọc “hầm bà lằng”, gặp sách nào cũng đọc và nay chép lại đây xà ngầu như trong giỏ đựng vật phế thải, vụn vằn, không nên trách việc làm vô trật tự, vì cốt ý là tôi chép tôi chơi, không dám gọi thuộc tài liệu nghiên cứu. Tuy vậy, đối với người nào biết dùng, thì đó cũng chưa là vô bổ ích.

Xét cho cùng, tưởng không nên kỳ thị chủng tộc Những gì làm cho nhiều người hiệp nhau lại để trở nên một dân tộc, thì đó chẳng qua là những kỷ niệm đại khái đại thể, để chung nhau làm từ trước với ý chí còn chung nhau làm ra sau nầy. Gẫm như gương Pol Pot, hành động bạo tàn đã qua trên đất Nam Vang, hiểu theo nhà Phật đất Chùa Tháp, phải chăng đó là kết quả quá hấp tấp của một đứa con xứ ông Tà Á Rặc, nay bỏ chùa chiền, được sang học bên Pháp, nuốt không trôi triết lý của mấy ông giáo sư Tây dạy môn “xã hội học” ở Sorbonne dành cho con cháu dòng dõi Descartes, Rousseau, Molière, rồi ôm những món khó tiêu về áp dụng sai lầm bên xứ Thổ, ngày nay đều phải khóc, thì tiếng khóc than cũng không đủ chứng minh cho ai, bằng phải bật cười thì tiếng cười vô nghĩa lý ấy lại e gây thêm nợ, chi cho bằng đừng khóc đừng cười và hãy lấy trò đùa u-mặc (humour) để lây lất sự đời, và môn “mua sách về đọc ở nhà”, đóng cửa kết bạn nối khố với tư tưởng người xưa, hoạ chăng đó là thang thuốc mà tôi cho là thần diệu đế bớt buồn có chút vui chờ ngày theo ông theo bà cho mãn kiếp (viết 6-12-1983).

Pol Pot là người, hay là thú? Tưởng voi dữ sút xiềng, sư tử, cọp beo thoát rừng cũng chưa ác độc hơn. Theo một sách từng đọc, chàng ta sanh tại Kompong- Thom, năm 1928. Vốn con nhà săn dã, đã biết cuốc đất trồng khoai, theo học chữ học đạo suốt sáu năm trường dưới mái nhà chùa, rồi được cho học trường trung học kỹ nghệ tại Phnom penh, và được cấp học bổng cho qua Pari năm 1949 học ngành radio điện tử (radio électronique). Như vậy là anh tốt phước lắm rồi. Nhưng nào biết thân. Chàng ta thi rớt trọn ba keo về chuyên nghiệp, hỏi duyên cớ, chàng lạnh lùng đáp: “Mảng chăm chỉ lo học làm cách mạng hơn học nghề”. Khi trở về xứ được dạy môn “sử địa” nơi một trường tư ở Nam Vang, gia nhập đảng Pracheachon và trở nên một tay viết báo có tiếng tăm thiên về tả. Năm 1962, được đảng đưa lên chức “tổng bí thư phó” (secrétaire général adjoint), và năm 1963, rút về rừng núi, vì biết rừng lời dụ của ông Sìhanouk mời ba mươi bốn người tá đảng nhập chánh phủ, chẳng qua là bẫy cặp để bắt cho trọn gói. Pol Pot tích oán từ bao giờ? Giận ai mà đè mấy triệu dân Miên, phe nào bất luận, đều làm cỏ sạch, tiếng oan hồn còn theo gió riu rít kêu gào? Tôi không nói về hành động tàn ác của chàng, sẽ có người khác viết rành hơn, tôi chỉ muôn hói chàng: học giống gì bên Pháp mà khi cầm quyền, chàng vụt thủ tiêu, bỏ sạch “giấy bạc lưu hành tiêu biểu cho văn minh, và thụt lùi trở lại đời dã man u tối “đổi chác”?

Ngày xưa lấy đá lửa đổi với muối hột, nhưng nay đã có quạt máy và đồ gia vị đủ thứ kia mà? Phải có chợ bán buôn, có xã hội, trờ lại người rừng mà hạnh phúc thấy đâu? Tỷ dụ: Nhà ông có thừa bò, ông dắt một bò cái, tìm người đổi bốn con dê, hoặc mớ ngói lợp nhà, v.v…; ông dắt bò đi mãn một đời ông, cũng chưa gặp nơi xứng ý vừa lòng, bằng dẫn bò ra chợ? Và người có thừa dê, vẫn cần món khác và chê bò của ông, duy có vàng bạc là đổi mua được tất cả vật cần dùng cho mỗi một ai, Pol Pot hiểu chưa, hỡi chàng “có học” “không hành”, ma vương, quý sứ? Nhưng Pol Pot có biết chăng? Tiếng Việt có câu “thời suy quy lộng”? Ngày trước không xa, bên Nga đã áp dụng luật đổi chác rồi. Trước khi sụp đổ nạn lạm phát bên Nga: không kể việc cũ, năm 1914, có 1,7 tỷ (milliard) tiền giấy phát hành tháng janvier; qua janvier 1915, lên 3 milliards, rồi 10 milliards tháng mars 1917, sụp đổ dòng vua, leo 19 milliards lúc cách mạng khởi dậy. Tiền nặng giấu mất, không đủ tiền giấy cho dân dụng, phải dùng con tem nhà thơ (timbre postal) thay thế, cố vấn quân sư của Nga hậu là Raspoutine xuất hiện, ngai vua càng mau sụp đổ, đời Trosky lên, một đôi giày giá đáng ba tháng lương thợ, và một cuốc xe trượt (traineau) giá 2 roubles nay phải trả 100. Nạn lạm phát đổi diện: không phải giá định tuỳ theo món hàng, nhưng kỳ thật là giá kéo món hàng theo luật cung cầu định đoạt (trang 207 “Orze monnaies plus deux” Ren Sédillot). Qua tháng 8 năm 1918, tiền tệ bị bỏ. Năm 1920 áp dụng luật đổi chác bắt buộc (le troc obligatoìre): tỷ dụ như xứ Don, định một cây phàng, lưỡi liềm (fux) đổi 3 pouds lúa mì (49 kilos), một điếu thuốc lá đổi 110 gram lúa mì: 40 unités-poids thịt heo đổi 200 unité-poids bắp (mais), hoặc đổi 15 unités-poids khoai tây. Nhưng khi thực hành, mới thấy có nhiều trở ngại, vì các việc định như trên đều là chuyên chế (arbitraire), không có gì làm căn bản, và rốt cuộc bên Nga cũng phải chịu bỏ luật đổi chác ép buộc, tanh pis pour la doctrine, thành ngữ trong sách Pháp nơi trương 207 nầy, phải dịch “thây kệ, mặc kệ chú nghĩa” hoặc muốn cho mạnh hơn nữa, phái dịch “thây kệ cha…”, Pol Pot hiểu và thấy chưa?

Nghĩ cho tiền của dân Miên, góp làm thuế má, chính phú Miên hoàng cho ông đi học phương xa, trở về ông ăn không tiêu và thực hành không nhằm lối, hại dân hơn là lợi cho nước, ông là người đắc tội với đồng bào Miên, mà chừng nào mới đền tội đây? Nhưng việc bên Nga chưa hết, tói xin kể tiếp: và chuyện nầy còn kéo dài mãi, không biết chừng nào mới chấm dứt và biết nói làm sao cho đầy đú, nhứt là trong bài nầy, nói về quyển sách “Hấp hối của Đông Dương” do ông Navarra viết đế biện minh cuộc bại trận của đội binh viễn chinh Pháp nơi Điện Biên Phủ?

Vương Hồng Sển