Tôi không nhớ rõ tôi đọc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của La Quán Trung lần đầu tiên vào năm nào và do ai dịch.
Nhưng gần đây có độc giả đề xuất câu hỏi:
Ai là người đầu tiên dịch tiểu thuyết Tam Quốc Chi Diễn Nghĩa của La Quán Trung sang tiếng Việt ?
Câu hỏi này cũng gợi trí tò mò hiếu kỳ của tôi, nên tôi muốn tìm hiểu cho rõ thêm.
1-Thời Tam Quốc .
Tam Quốc (220CN-280CN) là một giai đoạn lịch sử của Trung Quốc , khoảng cuối thời nhà Hán, và đầu triều nhà Tấn.Trong đoạn thời gian này từng xuất hiện ba nước là
Tào Nguỵ , Thục Hán và Đông Ngô.
Chúng tôi mạo muội xin trích một vài số liệu từ cuốn “Trung Quốc Niên Biểu 中 國 年表 ” của chúng tôi viết đã lâu, như dưới đây :
-Năm 220 CN, Thừa Tướng nhà Hán là Tào Phi bức vua Hán Hiến Đế nhường ngôi cho mình, định đô ở Lạc Dương lấy quốc hiệu là Nguỵ. Sử gọi là Tào Nguỵ, đánh dấu chính thức cho sự chấm dứt của nhà Hán.
Nhà Tào Nguỵ trải 5 đời vua ( 220-265) tồn tại 46 năm
-Năm 221 CN, Lưu Bị xưng đế, đóng đô ở Thành Đô, sử gọi là Thục Hán.
Nhà Thục Hán 2 đời vua (221-263) tồn tại 43 năm
-Năm 229 CN, Tôn Quyền xưng đế, đóng đô ở Kiến Nghiệp, quốc hiệu là Ngô, sử gọi là Đông Ngô.
Nhà Ðông Ngô trải qua 4 đời vua (222-280) tồn tại 59 năm
-Từ năm 190 CN, chế độ chính quyền trung ương tập quyền của nhà Hán bị suy đồi; đổ nát, bọn quân phiệt đua nhau nổi dậy cát cứ, thiên hạ rơi vào tình trạng đại loạn.
-Đến năm 208, Tào Tháo bị liên minh quân sự Lưu Bị và Tôn Quyền đánh bại ở trân Xích Bich, từ đó manh nha ra thế “tam quốc đỉnh lập”, ba nước thành lập.
Trong thời gian này, Gia Cát Lượng và Khương Duy của nhà Thục Hán nhiều lần đem quân lên bắc phạt nhà Tào Nguỵ, nhưng không thành công.
Thực quyền của chính quyền Tào Nguỵ bị Tư Mã Ý khống chế.
– Năm 265 CN, Tư Mã Viêm diệt nhà Nguỵ xưng đế, lấy quốc hiệu là Tấn, đóng đô ở Lạc Dương (nay thuộc tỉnh Hà Nam ), sử gọi là Tây Tấn.
Ðến năm 280 CN, Tư Mã Viêm diệt nốt Ngô, thống nhất toàn quốc, chấm dứt cục diện Tam Quốc (220CN-281CN), tồn tại 61 năm.
2- Truyện Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa
三國志演義
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa( 三国志演义)có tên gọi trọn vẹn đầy đủ là Tam Quốc Chí Thông Tục Diễn Nghĩa(三国志通俗演义) của tiểu thuyết gia La Quán Trung, người thời Nguyên mạt Minh sơ sáng tác. La Quán Trung đã căn cứ vào ” Tam Quốc Chí ” của Trần Thọ và Bùi Tùng Chi chú giải, cùng với những truyền thuyết cố sự trong dân gian, rồi trải qua nghệ thuật điêu luyện viết thành một tác phẩm trường biên chương hồi lịch sử diễn nghĩa tiểu thuyết.
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, cùng với ba truyện ” Tây Du Ký “, ” Thuỷ Huỷ Truyện “, ” Hồng Lâu Mộng ” được coi ” Tứ đại kỳ thư ” trên văn đàn văn học Trung Quốc .
Sau khi ra đời vào năm Nhâm Ngọ (1522) đời vua Gia Tĩnh, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa có nhiều khắc bản khác nhau.
Đến thời Minh mạt Thanh sơ, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa được Mao Tôn Cương chỉnh lý hồi mục, tư sửa ngôn từ, sửa đổi thi văn, bàn luận, trở thành bản có giá trị cao nhất được phổ biến, lưu truyền lúc bấy giờ.
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa có 120 hồi, đại thể phân làm 5 bộ phận chính :
-Hoàng Cân Khởi Nghĩa.
-Đổng Trác Chi Loạn.
-Quần Hùng Trục Lộc
-Tam Quốc Đỉnh Lập
-Tam Quốc Qui Tấn.
Miêu tả gần một trăm năm lịch sử loạn lạc, các lãnh chúa cát cứ tranh hùng, các cuộc đấu tranhchính trị, quân sự, kinh tế, từ cuối đời nhà Đông Hán đến đầu thời nhà Tây Tấn, giữa ba nhà Nguỵ, Ngô, Thục, và cuối cùng bị Tư Mã Viêm tiêu diệt , thống nhất toàn quốc lập ra nhà Tây Tấn.
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa là một bộ chương hồi tiểu thuyết, một bộ lịch sử tiểu thuyết đầu tiên, trong văn học Trung Quốc, được xếp đứng đầu trong “”tứ loại kỳ thư”.
Theo các nhà phê bình văn học Trung Quốc nhận định, họ cho rằng mục đích chính của “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của La Quán Trung là “Tôn Hán Ức Tào”, tôn sùng Lưu Bị là chính thống, đánh giá thấp Tào Tháo chỉ là một kẻ gian thần mưu lược, soán nghịch.
Việc “xú hoá” hình ảnh Tào Tháo, đã tạo cho hậu thế có người đọc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa nổi cơn căm hờn, cầm dao đâm vào hai chữ Tào Tháo trong sách.
Ô hô! Ai tai! Đao bút quả là đáng sợ thật.
Và La Quán Trung đã thành công với Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa; căn bản là dựa vào Tam Quốc Chí của Trần Thọ và Bùi Tòng Chi chú cũng như các truyền thuyêt, dã sữ trong dân gian.
3-Về Tác giả La Quán Trung
羅 貫 中
La Qúan Trung tên là Bổn, hiệu là Hồ Hải Tán Nhân, là thông tục tiểu thuyết gia trứ danh thời Minh mạt, không rõ sống và chết năm nào.Ông sống ước chừng vào khỏang thời gian Nguyên Thuận Đế và Minh Thái Tổ.Ông là người Thái Nguyên ( nay thuộc thành phố Thái Nguyên tỉnh Sơn Tây), nhưng lại có thuyết noí ông là người Tiền Đường (nay thuộc thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang), nên đã có những thuyết khác nhau về cuộc đời, năm sinh năm mất của ông.Như :
*1330-1400
*1315-1385 hoặc 1388
*1310 -1380
La Qúan Trung là người quả giao, không hợp thế tục, chỉ có người bạn vong niên là Gỉa Trọng, tác giả “Lục Qủy Bạ Tục Biên”.Ông sống trong một thời đại động loạn, từng ôm chí phò tá đế vương để lập công nghiệp.Trong “Tam Quốc Diễn Nghĩa” ông từng mỹ hóa Lưu Bị là một vị minh chủ chính thống, 范春熙 và xú hoá Tao Tháo, cũng như trong “Triệu Thái Tổ Long Hổ Phong Vân Hội”, ông ca tụng Triệu Khuông Dẫn thành một vị hòang đế hết lòng lo nghĩ đến sự cùng khổ của người dân, điều đó cho thấy ông chịu ảnh hưởng của tư tưởng nho gia rất nhiều.
Có thuyết cho rằng ông từng là môn khách của Trương Sĩ Thành và là sư phụ của Thi Nại Am, cùng họat động sáng tác với Thi Nại Am.
Ngoài ba tác phẩm hý kịch “Triệu Thái Tổ Long Hổ Phong Vân Hội”, “Tam Bình Chương Tử Khốc Phỉ Hổ Tử”, “Trung Chính Hiếu Tử Liên Hoàn Gían”, La Quán Trung范春熙 còn là tác giả của năm cuốn thông tục tiểu thuyết “Tùy Đường Chí Truyện”, “Tàn Đường Ngũ Đại Sử Diễn Nghĩa”, “Tam Toại Bình Yêu Truyện”, “Phấn Trang Lâu”.
La Qúan Trung được coi là một nhà viết tiểu thuyết thông tục kiệt xuất trên văn đàn Trung Hoa. Những sáng tác phổ biến kiến thức lịch sử Trung Quốc của ông có một tác dụng hết sức trọng đại.
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, được phổ biến một cách rộng rãi, khắp trong nước, người già, trẻ con, thành thị, thôn dã đều đọc, họ bàn tán, nói đến những nhân vật trong Tam Quốc ,qua các kịch bản, hí khúc; tạp kịch, Nguyên khúc.
Còn tại ngoại quốc cũng rất đuộc nổi tiếng.Tại các nước Anh, Mỹ, Nga, Nhật,Cao Ly, Nam Dương, Thái Lan, đều có bản dịch Tam Quốc Chi Diễn Nghĩa.
4- Tam Quốc Chí Tại Việt Nam
Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa cũng rất được hâm mộ ưa thích, và phổ biến một cách rất rộng rãi.
Chẳng những thế, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa được nhiều người dịch ra tiếng Viêt, và có những tác giả dựa vào những cố sự trong đó để tạo ra những hí khúc,tuồng tích, hát bộ, cải lương, viết ra những áng văn chương, những tác phẩm riêng biệt của mình.
Theo học giả Trung Quốc Vương Lệ Na王丽娜, trong tác phẩm “Trung Quốc Cổ Điển Tiểu Thuyết Hí Khúc Danh Trứ Tại Ngoại Quốc” xuất bản năm 1984, 中國古典小说戏曲名著在国外 thì những tuồng tích, cải lương, hí khúc, hát bộ , đã ra chào đời trước những bản dịch.
Và đặc biệt, có một bản dịch ra chữ nôm, do nhà tàng bản Quan Văn Đường khắc ván vào mùa đông năm Mậu Thân đời Duy Tân, tức năm 1908.
Nội dung chỉ có 4 hồi, từ “Tam Cố Thảo Lư” đến “Đương Dương Trường Bản”, không nói rõ là bao nhiêu tờ,
Đặc biệt, có một bản dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa không phải sang tiếng Việt, mà dịch ra tiếng Pháp do giáo sư Nghiêm Toản và và Louis Ricaud.
Cũng theo học giả Vương Lệ Na, các tuồng tich,hát bộ, cải lương hí khúc, kịch bản, của Việt nam lấy đề tài từ truyện Tam Quốc, đuộc tổng kết là 21 đề tài.
Chúng tôi xin liệt kê lại như dưới đây :
a-Các kịch bản, hát bộ, tuồng tích của VN, phát triển từ Tam Quốc chi Diễn nghĩa
1-Lã Bố Sát Đinh Nguyên tác giả Nguyễn Thành Long xuất bản tại Sài gòn năm 1910
2-Triệu Tử Long Đương Dương Truồng Bản, tác giat Thông Khê xuất bản năm 1926 tại Sài Gòn.
3-Phụng Nghi Đình, tác gỉa là Trương Quang Tiên,xuất bản tại Sài gòn năm 1926, do nhà xuất bản do Cổ Kim xuất bản xã xuất bản tại Sài Gòn;
4-Lưu Bị Cầu Hôn, tác giả Nguyễn Hiền Phu,xuất bản tại Sài gòn năm 1929 do nhà xuất bản Cổ Kim Xuất bản Xã
5-Tam Quốc Hí Khúc, tác giả Đặng Lễ Nghi, xuất bản tại Sài gòn năm 1929, do nhà xuất bản Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
6-Quan Công Thất Thủ Hạ Bì, tác giả Trần Phong Sắc, xuất bản năm 1929, tại SaiGòn do Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
7-Triệu Tử Long Phò Á Đẩu , tác giả Lê Sầm Sơn, xuất bản năm 1929, tại SaiGòn do Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản
8-Đương Dương Trường Bản, không rõ tác giả, xuất bản năm 1934 tại Hà Nội, do nhà Thái Sơn xuất bản xã.
9-Tam Quốc Hí Khúc, tác giả Nguyễn Tấn Chiếu, xuất bản năm 1934 tại Hà Nội, do nhà Nam Mỹ xuất bản xã.
10-Tư Đồ Mưu Đổng Trác Lã Bố Hí Điêu Thuyền, tác giả Hoàng Thúc Khiêm, xuất bản năm 1936 tại Hà Nội , Thái sơn xuất bản
11-Quan Công Phò Nhị Tẩu, tác giả Thông Khê, xuất bản năm 1936 tại Sài gòn do Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
12-Quan Công Phục Hoa Dung Đạo, tác giả Thông Khê, xuất bản tại Sài gòn năm 1936, do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
13-Triệu Tử Long Đoạt Âú Chúa; tác giả Thông Khê, xuất bản tại Sài Gòn năm 1936, do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
14-Lưu Bị Cầu Hôn Gian Tả, tác giả tác giả Thông Khê, xuất bản tại Sài Gòn năm 1936 do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
15-Tam Anh Chiến Lã Bố Trảm Hoa Hùng , tác giả tác giả Thông Khê, xuất bản tại Sài Gòn năm 1936 do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
16-Tam Khí Chu Công Cẩn, tác giả bất tườngng, xuất bản tại Sài Gòn năm 1936 do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
17-Trương Phi Thủ Thành, , tác giả tác giả Thông Khê, xuất bản tại Sài Gòn năm 1936 do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản.
18-Đại Chiến Mã Siêu Tào A Man Cát Tu, tác giả Thông Khê, xuất bản tại Sài Gòn năm 1937 do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản
19-Phụng Nghi Đình, tác giả Thông Khê, xuất bản tại Sài Gòn năm 1939 do nhà Cổ Kim Xuất Bản Xã xuất bản
20-Đào Viên Kết Nghĩa, tác giả Nguyễn Thành Long, xuất bản tại Sài Gòn năm 1944.
21-Tam Quốc Hí Khúc, tác giả Đinh Thái Sơn và Bồng Dinh, không rõ năm và địa điểm xuất bản.
Bảng tóm lược :
Lã Bố Sát Đinh Nguyên | Nguyễn Thành Long | – | 1910 | Sài gòn |
Triệu Tử Long Đương Dương Trường Bản | Thông Khê | – | 1926 | Sài gòn |
Phụng Nghi Đình | Trương Quang Tiên | Cổ Kim xuất bản xã | 1926 | Sài Gòn |
Lưu Bị Cầu Hôn | Nguyễn Hiền Phu | Cổ Kim Xuất bản Xã | 1929 | Sài Gòn |
Tam Quốc Hí Khúc | Đặng Lễ Nghi | Cổ Kim Xuất bản Xã | 1929 | Sài Gòn |
Quan Công Thất Thủ Hạ Bì | Trần Phong Sắc | Cổ Kim Xuất bản Xã | 1929 | Sài Gòn |
Triệu Tử Long Phò A Đẩu | Lê Sầm Sơn | Cổ Kim Xuất bản Xã | 1929 | Sài Gòn |
Đương Dương Trường Bản | Tác giả bất tưồng | Thái Sơn Xuất Bản Xã | 1934 | Hà Nội |
Tam Quốc Hí Khúc | Nguyễn Tấn Chiếu | Nam Mỹ xuất bản xã | 1934 | Hà Nội |
Tư Đồ mưu Đổng Trác : Lã Bố Hí Điêu Thuyền | Hoàng Thúc Khiêm | Thái Sơn xuất bản xã | 1936 | Hà Nội |
Quan Công Phò Nhị Tẩu | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1936 | Sài Gòn |
Quan Công Phục Hoa Dung Đạo | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1936 | Sài Gòn |
Triệu Tử Long Đoạt Âú Chúa | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1936 | Sài Gòn |
Lưu Bị Cầu Hôn Giang Tả | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1936 | Sài Gòn |
Tam Anh Chiến Lã Bố-Trảm Hoa Hùng | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1936 | Sài Gòn |
Tam Khí Chu Công Cẩn | Tác giả bất tường | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1936 | Sài Gòn |
Trương Phi Thủ Thành | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1936 | Sài Gòn |
Đại Mã Mã Siêu-Tào A Man Cát Tu | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1937 | Sài Gòn |
Phụng Nghi Đình | Thông Khê | Ni Kim Sơ xuất bản xã | 1939 | Sài Gòn |
Đào VIên Kết Nghĩa | Nguyễn Thành Long | Bảo Tồn Ấn Loát xuất bản | 1944 | Sài Gòn |
Quan Công Thất Thủ Hạ Bì | Nguyễn Thành Long | Bảo Tồn Ấn Loát xuất bản | 1944 | Sài Gòn |
Tam Quốc Hí Khúc | Đinh Thái Sơn | Bất tường | Bất tường | Bất tường |
b – Các dịch giả Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa sang Việt ngữ.
Cũng theo học giả Vương Lệ Na, thì Việt Nam bắt đầu dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa khởi thuỷ từ năm 1908. Đó là bản dịch ra chữ Nôm mà chúng tôi đã nhắc ở trên.
Nhưng nếu tính từ năm 1918 đến năm 1972, cũng theo tác giả, thì chúng ta có 7 bản dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa khác nhau.
Xin liệt kê như sau :
1-Bản Nguyễn An Khương, dịch năm 1918, xuất bản tại Sài Gòn do Nông Cổ Min Đàn xuất bản, không rõ số hồi.
(農賈茗談; nghĩa là “uống trà bàn chuyện làm ruộng và đi buôn”), cũng có tên tiếng Pháp là Causeries sur l’agriculture et le commerce là tờ báo tiếng Việt do Paul Canavaggio – một chủ đồn điền và thương gia người đảo Corse, hội viên Hội đồng Thuộc địa Nam Kỳ làm chủ nhiệm, chủ bút lần lượt là các ký giả Dũ Thúc Lương Khắc Ninh, Gilbert Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Chánh Sắt.
Nông Cổ Mín Đàm bàn về nông nghiệp và thương nghiệp, phát hành thứ năm hằng tuần tại Sài Gòn bằng chữ Quốc ngữ. Số 1 ra ngày 1 tháng 8 năm 1901. Một thời gian sau báo được xuất bản một tuần 3 kì. Sau khi phát hành số ra ngày 4 tháng 11 năm 1921 thì báo bị đình bản. Đây được coi là tờ báo kinh tế đầu tiên bằng chữ quốc ngữ. Chữ Mín âm hán việt là mính茗, nghĩa là trà , miền Nam đọc là mín..
2-BảnTam Quốc Chí Diễn Nghia Toàn dịch của Phan Kế Bính, xuất bản năm 1923 tại Hà Nội, bản này về sau từng đưộc học giả Bùi Kỷ hiệu đính.Năm 1959, bản này lại được nhà xuất bản Phổ Thông in lại tại Hà Nội.
Năm 1962 lại đuộc tái bái và năm 1972 do nhà xuất bản Khai Trí ở Sài Gòn in lại,sự hiệu đính của Bùi Kỷ đã đem lại cho nguyên tác nhiều sửa chữa.
3-Bản dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của Nghiêm Xuân Lãm, do nhà xuất bản Tân Dân tại Hà Nội năm 1931, nội dung từ hồi thứ nhất đến thứ sáu mươi sáu.
4- Bản dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của Vũ Hy Tô, do nhà xuất bản Phú Văn Đuồng tại Hà Nội năm 1957, nội dung từ hồi thứ nhất đến thứ mười bẩy.
5- Bản dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của Lê Sơn, do báo Tiền Tiến tại Hà Nội xuất bản năm 1957, nội dung từ hồi thứ nhất đến thứ mười bẩy.Bản này có lời bình của Mao Tôn Cương.
6- Bản dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của Phan Quân, do nhà sách Khai Trí xuất bản năm tại Sài Gòn năm 1962.
7– Bản dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa của Nguyên Huấn Lãm, do Khai Trí xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn.
8- Chúng tôi xin liệt kê thêm bản dịch của Tử Vi Lang (còn bút danh là Thầy Gòn), đăng hàng ngày trên Báo Ngôn Luận, từ hồi thứ nhất đến hồi một trăm hai mươi, cuối mỗi hồi đều có lời bàn của Kim Thánh Thán, văn chương điêu luyện, lưu loát, rất đươc độc giả Saigon thời bấy giờ hâm mộ, tìm đọc, khen là một bản dịch hay nhất.
Bản này do cơ sở Ngôn Luận bản năm 1961 và năm 1962 tái bản.
Bảng tóm lược :
Số | ||||
1 | Nguyễn An Khương | Nông Cổ Min Đàn | 1918 | Sài Gòn. |
2 | Phan Kế Bính-Bùi Kỷ hiệu đính | 1923 | Hà Nội | |
3 | Nghiêm Xuân Lãm | Tân Dân | 1931 | Hà Nội |
4 | Vũ Hy Tô | Phú Văn Đuồng | 1957 | Hà Nội |
5 | Lê Sơn | Tiểu Thuyết | 1957 | Hà Nội |
6 | Phan Quân | Khai Trí | 1962 | Sài Gòn |
7 | Nguyên Huấn Lãm | Khai Trí | 1972 | Sài Gòn |
8 | Tử Vi Lang | Ngôn Luận | 1961-1962 | Sài Gòn |
Đại để mục đích:
Quyển Tam quốc diễn nghĩa chữ quốc ngữ sớm nhất tại Việt Nam do Nguyễn Liên Phong dịch, ấn hành năm 1907 vừa được trưng bày đặc biệt tại nhà sách Cá Chép (223 Nguyễn Thị Minh Khai – Q1) từ ngày 9-4
Thông tin trên, cho độc giả biết người dịch Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa đầu tiên cách đây 109 năm là dịch giả Nguyễn Liên Phong, ấn hành năm 1907.
Đông thời cũng giới thiệu các bản dịch khác, các dịch khác, có đôi chi tiết khác biệt về năm xuất bản so với tác giả Vương Lệ Na.
Như dưới đây :
-Bản Phan Kế Bính in năm 1909 do Nguyễn Văn Vĩnh hiệu đính.
-Bản Nguyễn An Cư do Tín Đức Thư Xã in lần thứ hai năm 1928 và lần ba 1929
-Bản Nguyễn Chánh Sắt in năm 1930
-Bản Nghiêm Xuân Lãm in năm 1933
– Bản Nghiêm Toản và Louis Ricaud dịch ra tiếng Pháp
-Bản Từ Mỹ và Viên Đình lược thuật in ngày 14-4-1975, được coi là bản Tam Quốc cuối cùng.
Viện Việt Học